Đổ thừa dầu nhớt ô tô tác hại không ngờ ít tài xế biết
Nhiều tài xế không biết rằng việc đổ thừa dầu máy ô tô sẽ có tác hại khôn lường tới các bộ phận của xe cần tránh tuyệt đối.
Mức dầu máy ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của động cơ ô tô. Lượng dầu máy quá ít hoặc quá nhiều đều gây hại cho động cơ và nghiêm trọng hơn có thể gây hỏng hóc. Việc đổ thừa dầu máy bôi trơn cho động cơ ô tô thông thường sẽ chỉ gây ra nóng máy trong trường hợp thừa ít. Tuy nhiên, nếu thừa quá nhiều sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Đổ thừa dầu nhớt dẫn tới nóng máy
Khi lỡ tay đổ nhớt quá mức cần thiết, số nhớt thừa đó không có chỗ để lưu thông. Khi máy nổ, trục máy xoay, lượng nhớt thừa sẽ có bọt vì bị trộn lẫn không khí. Nhớt có bọt không thể làm nhiệm vụ bôi trơn một cách hiệu quả, thậm chí không thể lưu thông được, dẫn đến tình trạng nóng máy và hư hại các bộ phận trong đầu máy. Khi đó, có thể đèn cảnh báo Check Engine nổi sáng.
Dầu máy ô tô không nên đổ thừa quá nhiều sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Đổ thừa dầu nhớt có thể gây trượt ly hợp
Ở đầu và cuối trục khuỷu có các phớt ngăn dầu nhớt lọt ra ngoài động cơ. Nếu động cơ đổ quá nhiều dầu, lượng dầu quá lớn sẽ khiến áp suất bên trong động cơ tăng cao. Hậu quả là dầu nhớt bên trong động cơ sẽ tạo ra một áp lực lớn lên các phớt đầu và cuối trục khuỷu, các gioăng này khá mỏng manh và dễ khiến dầu tràn ra ngoài động cơ.
Theo các chuyên gia chăm sóc bảo dưỡng ô tô, điều nguy hiểm hơn có thể xảy ra ở đây là dầu nhớt có thể tràn qua bánh đà và gây trượt ly hợp.
Đổ thừa dầu nhớt sẽ gây hại trục khuỷu và tay biên
Quá nhiều dầu nhớt khiến trục khuỷu và tay biên phải chịu nhiều ma sát hơn khi tiếp xúc với dầu. Lực cản quá lớn của dầu nhớt khiến chúng có thể bị cong và nghiêm trọng hơn là có thể gây vỡ máy.
Đổ thừa dầu nhớt gây cong và gãy tay biên
Những nốt hàn và màng đệm có tác dụng bịt các khe hở, gia tăng sự kết nối khi lắp ghép các bộ phận. Khi đổ nhớt quá nhiều, vượt trên nhu cầu và sức chịu đựng của đầu máy, lượng nhớt thừa có thể tạo thêm sức ép trong hệ thống, làm rách các chỗ nối kết phát sinh nhiều chỗ rò rỉ. Khi các nốt hàn và màng đệm bị hở, rách nhớt trong hệ thống sẽ thiếu (sau khi nhỉ ra quá nhiều), cần phải được tiếp vào luôn luôn…
Đổ thừa dầu nhớt sẽ lọt lên buồng đốt gây hiện tượng khói đen
Dầu máy quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng dầu sục lên buồng đốt khi động cơ hoạt động. Điều này dẫn đến dầu nhớt bị đốt cháy cùng với xăng và gây ra hiện tượng khói đen ở khí thải động cơ. Tình trạng này diễn ra lâu dài làm tắc bộ lọc xúc tác khí thải và nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến vỡ turbo động cơ.
Video đang HOT
Áp lực lên cặp phớt đầu và đuôi trục khuỷu
Cặp phớt đầu và cuối trục khuỷu có chức năng ngăn dầu nhớt lọt ra ngoài động cơ, chủ yếu là ở bộ phận tiếp giáp với puly (đầu trục khuỷu) hay ở phía bánh đà (đuôi trục). Càng đổ nhiều dầu thì cacte càng chứa ít không khí đi. Khi động cơ hoạt động, piston di chuyển lên xuống tạo lên 1 áp lực đẩy về phía dưới, trong cacte càng nhiều không khí thì áp suất này càng thấp, việc thay không khí bằng dầu nhớt sẽ khiến áp suất này cao lên (ép khí dễ hơn là ép chất lỏng). Hậu quả là dầu nhớt trong cacte sẽ tạo ra 1 lực ép lớn lên thành cacte và nguy hiểm hơn là lên các phớt đầu và cuối trục khuỷu, các gioăng này khá mỏng manh và dễ dàng để dầu tràn ra phía ngoài động cơ, đặc biệt là phía bánh đà và có thể khiến dầu tràn lên cả ly hợp.
Đổ nhiều dầu nhớt sẽ gây tràn qua ống thoát hơi gây ô nhiễm môi trường
Quá nhiều dầu sẽ đẩy áp suất trong cacte cao lên, điều này có thể khiến dầu tràn qua ống thoát hơi. Vai trò của ống thoát hơi này là giúp hút bớt hơi dầu trong cacte ra ngoài và giảm áp suất tạo ra bởi quá trình lên xuống của piston. Thay thì thải hơi dầu ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ống thoát này đưa hơi dầu trở lại buồng đốt thông qua cổ hút gió. Trong trường hợp có quá nhiều dầu trong cacte, dầu có thể chạy ngược lại thông qua đường ống này, lọt vào buồng đốt thông qua cổ hút gió. Hệ quả là cổ hút bị nghẹt do dích muội dầu máy.
Đối với các động cơ Diesel, do cấu tạo hoạt động bằng dầu nên phần nhớt này đóng góp thêm nhiên liệu vào quá trình cháy của động cơ, khiến chúng hoạt động lồng lộn hơn. Đối với các động cơ xăng, hiện tượng này không diễn ra do chúng hoạt động dưới áp suất thấp hơn máy dầu, không thể đủ áp suất để đốt cháy dầu máy.
Cách xử lý khi đổ quá nhiều nhớt
Trong khi đổ nhớt, hãy dùng que thăm nhớt (dipstick) để thăm dò mức nhớt trong bình… Nếu đổ quá chừng một quart – đó không phải là điều đáng lo. Dư tới 2 quartz là quá nhiều; dư 3 quartz chắc chắn sẽ kéo theo những tổn hại lớn lao.
Khi đã đổ nhớt quá tay phải rút nhớt ra ngay bằng cách kích xe lên cao, chui vào gầm xe tháo nút xả ở đáy bình nhớt, từ từ rút cho nhớt chảy ra… Công việc không khó khăn, chỉ làm mất thêm chút thời gian để xử lý.
Theo VietQ
Khi nào nên thay các phụ tùng quan trọng của ô tô?
Không đơn giản là nhớ rửa xe, thay dầu, đổ xăng,...bảo dưỡng ô tô đúng cách còn là khi bạn nắm vững lịch trình thay các phụ tùng quan trọng của ô tô
Theo dõi lịch thay thế phụ tùng cho ô tô
Lịch thay phụ tùng, bảo dưỡng xe của bạn cần có ít nhất những hạng mục sau:
Lọc nhiên liệu
Đây là bộ phận thường ít được các chủ xe quan tâm. Mặc định xe bạn là loại phun nhiên liệu trực tiếp, thì bộ lọc nhiên liệu phải hoạt động liên tục từ khi bạn nổ máy và bơm nhiên liệu hoạt động, để ngăn chất bẩn làm tắc kim phun. Bộ lọc nhiên liệu có thể nằm ở dưới ca-pô, dưới gầm xe hoặc bên trong bình nhiên liệu. Việc thay thế không quá khó, nhưng cần biết cách giảm áp lực hệ thống nhiên liệu đúng kỹ thuật để có thể tháo bộ lọc mà không xảy ra tình trạng phun trào nhiên liệu, và các ống dẫn nhiên liệu cũng cần được tháo lắp đúng cách để đảm bảo an toàn. Do đó, lời khuyên chung là bạn nên đem xe ra ngoài hàng cho thợ xử lý.
Khi nào cần thay? 2 năm/lần hoặc 38.000 km.
Dầu lái trợ lực
Bạn nên định kỳ kiểm tra mức dầu lái trợ lực bằng que thăm dầu. Hãy nhớ chỉ dùng loại dầu mà nhà sản xuất khuyến nghị và lập tức hỏi ý kiến thợ máy nếu bạn thấy dầu hao quá mau hoặc bạn cảm thấy khó quay vô-lăng.
Khi nào cần thay? Kiểm tra mức dầu lái trợ lực mỗi khi thay dầu máy để xác định thời điểm cần thay.
Pin/Ắc quy
Pin/ ắc quy nên thay từ 48 - 60 tháng/lần
Dù chú ý giữ cho các đầu cực luôn sạch và hệ thống sạc hoạt động tốt, bạn cũng không thể tránh được việc thay ắc quy. Và khi thay ắc quy, hãy làm cho đúng. Chỉ sử dụng loại ắc quy phù hợp thông số kỹ thuật nhà sản xuất xe hơi đưa ra. Cân nhắc mua loại ắc quy ứng dụng công nghệ tiên tiến, chi phí đầu tư ban đầu có thể thao hơn, nhưng đổi lại là tuổi thọ dài hơn và đảm bảo sự vận hành ổn định hơn cho xe.
Khi nào cần thay? Thông thường là từ 48 - 60 tháng/lần, hoặc khi cần thiết ngoại lệ.
Lọc gió
Không khí dùng cho động cơ và các cảm biến khí lưu cần phải sạch, không có tạp chất, bụi bẩn, và đó là lý do cần đến bộ lọc gió. Nếu bộ lọc bị bẩn, tắc sẽ ảnh hưởng đến công suất động cơ và mức tiêu thụ nhiên liệu.
Khi nào cần thay? Từ 6-12 tháng hoặc 19.000 km, hoặc các trường hợp cần thiết ngoại lệ.
Dầu hộp số tự động
Ở xe số tự động hoặc bán tự động, dầu hộp số có chức năng và tầm quan trọng ngang dầu máy. Nó chống ma sát và đảm bảo nhiệt độ hoạt động an toàn cho các bộ phận trong hộp số. Chi phí sửa chữa sẽ rất cao nếu bạn không chú ý thay dầu hộp số đúng hạn.
Khi nào cần thay? 2 năm/lần hoặc 38.000 km.
Bugi
Nếu không có bộ phận này, ô tô không thể nổ máy. Động cơ đốt trong ngày một sạch hơn và những tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo bugi giúp chủ xe ít phải bảo dưỡng hơn, nhưng rút cục cũng đến lúc cần thay bugi. Bugi quá cũ có thể làm giảm hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu của xe, tăng lượng khí thải và làm giảm hiệu suất động cơ.
Khi nào cần thay? 48.000 - 160.000 km.
Dây curoa động cơ và dây curoa cam
Dây cuaroa động cơ và dây curoa cam (timing belt) - ở một số xe có dây xích truyền động trục cam - timing chain) - có vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ (valve, piston). Giới thiệu đơn giản như vậy hẳn đã đủ để bạn hiểu tầm quan trọng của các dây curoa này.
Khi nào cần thay? 3 năm hoặc 58.000 km với dây curoa động cơ, và 96.500 - 145.000 km đối với dây curoa cam.
Dung dịch làm mát
Dung dịch làm mát ở trong bộ tản nhiệt đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ - chất chống đông, chất làm mát và chất chống ăn mòn trong hệ thống làm mát. Với nhiều nhiệm vụ quan trọng như vậy, tất nhiên bạn nên thường xuyên kiểm tra dung dịch làm mát và bổ sung khi cần thiết, với đúng chủng loại và tỷ lệ pha nước (thường là 50/50).
Khi nào cần thay? 2 năm hoặc 38.000 km.
Lốp
Nhìn kiểu mòn của lốp có thể biết lái xe quá "húng", áp suất lốp không phù hợp hoặc hệ thống treo có bộ phận bị mòn hỏng. Dù nguyên nhân là gì thì lốp mòn là phải thay. Cách tốt nhất để xác định thời điểm thay lốp là sử dụng dụng cụ đo độ mòn của lốp. Một cách khác mà người Mỹ thường dùng một đồng xu có hình Tổng thống Lincoln, cắm vào rãnh lốp để kiểm tra độ mòn, nếu bạn có thể nhìn ngang thấy toàn bộ đầu tổng thống tức là lốp đã mòn đến mức cần thay.
Khi nào cần thay? Khi lốp mòn, hoặc thông thường 6-10 năm.
Phanh
Không cần nhắc hẳn ai cũng rõ tầm quan trọng của phanh xe, nhưng không phải ai cũng nhớ kiểm tra để thay phanh và dầu phanh đúng lúc.
Khi nào cần thay? 2 năm hoặc 38.000km (dầu phanh), trước khi má phanh ở mức mòn tối đa.
Lời cuối, việc chăm sóc và bảo dưỡng xe thường xuyên bao giờ cũng ít tốn kém hơn sửa chữa những hỏng hóc. Quan trọng hơn cả vấn đề tài chính là hãy luôn sở hữu một chiếc xe an toàn về kỹ thuật.
Theo Askmen
5 nguyên nhân gây rò rỉ các đường ống dẫn xe ô tô Các chất lỏng trên xe ô tô được lưu thông từ nơi này đến nơi khác để thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống động cơ hoặc ở bộ phận khác. Vì thế, hệ thống đường ống rất dễ bị bào mòn và rách... Tuy nhiên, không phải chủ xe nào cũng biết nguyên nhân khiến các đường ống trên xe ô tô...