Đô thị thông minh, yếu tố quyết định trong cuộc cách mạng 4.0
Ngày 26/9, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ tổ chức tập huấn ‘Nâng cao nhận thức về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và mô hình đô thị thông minh’.
Tập huấn nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của Cần Thơ về bản chất cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và việc ứng dụng vào xây dựng mô hình đô thị thông minh, với những yêu cầu về nhân lực, vật lực…
Ông Đỗ Hoàng Trung, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, cách mạng công nghiệp 4.0 đánh dấu bước tiến xa của nhân loại trong việc xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý – số hóa – sinh học. Nó mang lại nhiều tiện ích, nhưng đồng thời cũng sẽ tạo ra làn sóng đào thải, mất việc làm hàng loạt ở những lĩnh vực đòi hỏi tính lặp lại chính xác hay lao động chân tay, với sự thay thế của robot. Do đó, chúng ta phải không ngừng học tập nâng cao trình độ về khoa học – công nghệ nhằm làm chủ máy móc và đương đầu được trước cơn lốc đào thải.
Đồng quan điểm trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Trần Khánh, Trưởng khoa Công nghệ – Thông tin, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi toàn diện cơ cấu tổ chức, quản lý, vận hành, giao tiếp… trong xã hội. Chia sẻ những tiến bộ vượt bậc đến từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Trần Khánh đề cập đến mô hình đô thị thông minh như một xu hướng tất yếu.
Đó là mô hình đáp ứng được các tiêu chí về một đô thị đổi mới sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về kinh tế – xã hội – môi trường – văn hóa. Cụ thể, đó phải là một hệ sinh thái với công dân thông minh, năng lượng thông minh, chăm sóc sức khỏe thông minh, giáo dục thông minh, cơ sở hạ tầng thông minh và điều hành thông minh.
Với mô hình đó, đào tạo nhân lực cần được đưa lên là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhân lực đủ mạnh để làm chủ “chuỗi thông minh”: cảm biến, hạ tầng mạng và truyền thông, lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn, dịch vụ và ứng dụng…
Video đang HOT
Quang cảnh buổi tập huấn. Ảnh: Ánh Tuyết – TTXVN
Yếu tố then chốt trong xây dựng mô hình đô thị thông minh, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Trần Khánh, đó là sự vận dụng phù hợp với thực tế của từng địa phương, không bắt chước rập khuôn theo bất kỳ một khuôn mẫu có sẵn nào, vì không địa phương nào giống địa phương nào.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang từng bước xây dựng đô thị thông minh. Động thái gần đây nhất là triển khai mạng 5G. Thế nhưng, Cần Thơ không thể lấy nguyên hình mẫu ấy để áp dụng cho mình, mà phải dựa trên những điều nghiên rất chi tiết về đặc điểm riêng của Cần Thơ, trong đó chú trọng về đào tạo nguồn nhân lực.
Tại Cần Thơ, hiện chỉ có hơn 7.400 nhân sự hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, trong tổng số hơn 1,4 triệu dân số; tập trung cao nhất trong các cơ sở giáo dục đại học với hơn 4.600 người. Điều này đồng nghĩa với chất lượng nguồn nhân lực cao còn ít, phân bố không đều. Để hiện thực hóa tiến trình xây dựng đô thị thông minh, nghĩa là triển khai có hiệu quả các mô hình chính quyền điện tử, quản lý dữ liệu lớn, cơ sở dữ liệu dùng chung… điều cốt lõi chính là đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Vì vậy, việc cần làm ngay là mở ra những chuyên ngành đào tạo về AI, Robot, Big Data, IoT… với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia hàng đầu và trao đổi giảng viên với các viện, trường có thế mạnh về lĩnh vực này trên thế giới. Thành phố có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ người lao động trong các lĩnh vực ưu tiên này, nhằm tạo ra xu hướng và thu hút nhân lực trong, ngoài nước.
Theo Bnews
Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao
Nhằm tìm ra hướng đi mới, phát huy hiệu quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, tổ chức Hội nghị với chủ đề 'Phát triển doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam' tại tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 26/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị với chủ đề "Phát triển doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam".
Hội nghị là nơi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nhà làm chính sách chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cơ hội hợp tác về phát triển thị trường, mô hình kinh doanh; nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợp, nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, thúc đẩy ứng dụng và phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.
Tại Hội nghị, đại diện các Bộ, đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng đã tọa đàm, trao đổi với các diễn giả, doanh nghiệp, Hợp tác xã về vấn đề "Doanh nghiệp công nghệ và sự phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam".
Quang cảnh buổi Hội nghị
Đại diện Bộ NN&PTNT đã có những đánh giá về thực trạng, nhu cầu ứng dụng CNTT trong nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Đồng thời, đại diện Bộ NN&PTNT cũng đánh giá những tiềm năng, cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ tham gia phát triển nông nghiệp thông minh; một số thuận lợi, khó khăn trong phát triển doanh nghiệp công nghệ.
Ngoài ra, các giải pháp giám sát, quản lý nông nghiệp thông minh, ứng dụng chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh nông sản... cũng là chủ đề chính, được các đại biểu quan tâm, trao đổi.
Được biết, sự ra đời của các công nghệ mới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động và có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm qua, đã có nhiều giải pháp công nghệ hữu ích, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu suất lao động.
Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, người dùng có thể theo dõi các thông số của cây trồng theo thời gian qua mạng Internet và thiết bị di động, có thể kiểm soát được diễn biến cây trồng, vật nuôi qua số liệu, phân tích tự động, từ đó ra các quyết định đúng và hiệu quả...
Dự kiến trong chiều nay (26/9), lãnh đạo các Bộ cùng đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng, các chuyên gia về CNTT sẽ đi thực tế một số cơ sở nông nghiệp tại Lâm Đồng. Chuyến khảo sát thực tế cũng là dịp để giúp các tổ chức, cơ sở nông nghiệp kết nối với các doanh nghiệp công nghệ lại gần nhau hơn.
Theo infonet
Tập đoàn C.T Group chuyển mình trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Gần ba mươi năm xây dựng và phát triển, một chặng đường không hoàn toàn chỉ có thuận lợi nhưng C.T Group luôn bền chí và kịp thay đổi để có thể 'tin ở hoa hồng'. Chuyển mình từ yếu tố công nghệ Xã hội lúc này đây đang có những bước đi mạnh mẽ cùng nhịp với cách mạng 4.0 - cuộc...