Đô thị thông minh phải dự báo được kẹt xe, ngập nước
“Bây giờ mà người dân có hỏi khi nào, chỗ nào kẹt xe, ngập nước thì chúng ta trả lời được không? Không thể trả lời. Đô thị thông minh là phải trả lời trước được vấn đề đó, phải giải quyết được những vấn đề bức xúc đang tồn tại bằng các phần mềm mô phỏng và dữ liệu phân tích để có thể dự báo trước và chủ động phản ứng, giải quyết các bức xúc đó”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết
Chiều 26.11, UBND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị công bố đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến 2025″.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với đại biểu bên lề hội nghị. Ảnh: Hồ Văn
Người dân là trung tâm của đô thị thông minh
Theo Bí thư Nhân, lúc còn ở Mặt trận Tổ quốc, ông đã phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức Hội thảo về đô thị thông minh. Đô thị thông minh liên quan đến tư duy, giải quyết các vấn đề bức xúc của thành phố. Singapore đã làm quốc gia thông minh. Ấn Độ thu nhập thấp hơn mà đô thị của họ nằm trong tốp 100 TP thông minh. TP.HCM làm được không? “Làm được. Khi chưa có cơ chế đặc thù chúng ta đã chủ động rồi, nay cơ chế đặc thù được thông qua thì càng có động lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị thông minh”, ông Nhân khẳng định.
“Đô thị thông minh thì ai thông minh? Chính quyền thông minh, DN thông minh, người dân thông minh… Thông minh là nhìn thấy cái dài hạn, làm hôm nay để phát huy tiềm lực ngày mai phát triển tốt hơn. DN có tầm nhìn, người dân có tầm nhìn dài hạn và bao quát hơn. Thông minh là hiệu quả cao, quản lý dưới góc độ thông minh, dùng được các công nghệ tiên tiến nhất, thông minh nhất”, Bí thư Nhân nói.
Cũng theo ông Nhân, vì sao chỉ có khái niệm đô thị thông minh mà không có nông thôn thông minh, vì đô thị là tổng hợp các vấn đề bức xúc, đô thị càng phát triển vấn đề bức xúc càng nhiều, nhiều hơn nông thôn. Ở Việt Nam, TP.HCM phải làm đô thị thông minh đầu tiên là phù hợp.
Bí thư Nhân cũng tóm gọn, xây dựng đô thị thông minh phải đạt được 4 mục tiêu: Phát triển kinh tế cao, bền vững, phải dự báo trước khó khăn; Môi trường sống tốt; Hạ tầng, chất lượng không khí đô thị đạt tiêu chuẩn; Phát huy được chủ thể sáng tạo của người dân, người dân giám sát, đô thị thông minh là phát huy vai trò giám sát của người dân.
Video đang HOT
“Bao giờ hết kẹt xe, có trả lời được không? Không thể trả lời. Bao giờ hết ngập nước? Chưa dự báo, chưa mô phỏng được… Những vấn đề này sẽ làm được với dự án đô thị thông minh. Phải thấy trước vấn đề chứ không giật mình khi vấn đề xảy ra nữa, như dự báo trước 3 tháng về kẹt xe; ngập nước phải dự báo trước 1nnăm… Biết được những vấn đề này nhờ phần mềm dự báo và phân tích số liệu, phát hiện tính quy luật, tính lặp lại và không gặp lại”, Bí thư Nhân chỉ đạo.
Ông Nhân cũng cho rằng, thế giới thông minh sống bằng không gian thật và không gian trên mạng. Không gian mạng trở thành nguyên tắc của đô thị thông minh. Xây dựng đô thị thông minh là mỗi người dân, mỗi cơ quan, tổ chức là mỗi chủ thể sáng tạo, giúp cho chính quyền TP trong điều hành.
Đô thị thông minh phải có công cụ đặc thù gắn với không gian mạng, liên kết hàng triệu, hàng vạn cá thể, hệ thống cảm biến thông minh, đặc biệt là các thiết bị đầu cuối. “Chúng ta phải có nhánh nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, về lâu dài, ai làm chủ cái này là thông minh”, Bí thư Nhân khẳng định.
TP.HCM sớm gia nhập đô thị thông minh toàn cầu
Báo cáo Đề án xây dựng đô thị thông minh, phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết, TP.HCM sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực. Đô thị thông minh xem người dân là trung tâm.
Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến trả lời báo chí về đề án thành phố thông minh. Ảnh: Hồ Văn
Tầm nhìn đặt “người dân làm trung tâm của đô thị” được hiểu là người dân sẽ có chất lượng sống tốt, được phục vụ tốt và có thể tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng TP.
Đô thị thông minh hướng tới các mục tiêu như: Đảm bảo tốc độ tăng tưởng kinh tế, hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số; quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; tăng cường sự tham gia quản lý của người dân…
Theo phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến, đô thị thông minh hiểu như một khái niệm kỹ thuật, là sử dụng các giải pháp thông minh trong quản lý và điều hành của chính quyền. Đô thị thông minh đặt con người là trên hết, con người sử dụng các tiện ích thông minh trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc của mình, ví dụ: sử dụng điện thoại thông minh để biết chỗ nào kẹt xe và tự điều tiết hay có thể tra cứu thông tin quy hoạch của TP.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồ Văn
Phát biểu kết thúc hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho rằng, Nghị quyết về cơ chế đặc thù là động lực thì đô thị thông minh là đòn bẫy tăng tưởng vượt bậc so với tăng trưởng truyền thống. Ngoài thu hút đầu tư, các tiện ích thông minh mang lại còn thúc đẩy tăng tưởng kinh tế bền vững và bao trùm. TP.HCM sẽ sớm trở thành TP thông minh, gia nhập nhóm đô thị thông minh toàn cầu, kéo mức thu nhập lên trung bình và khá.
Theo Danviet
Bí thư Nhân: Dùng 100 tỷ đầu tư thành trả dịch vụ sẽ thu hút 500 tỷ
"Chiều nay (26.11), UBND TP.HCM sẽ công bố Đề án xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh, vì vậy chúng ta cũng phải hướng đến việc xử lý rác thải một cách thông minh để bảo vệ môi trường", Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói.
Sáng nay, UBND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị chuyên đề kêu gọi đầu tư xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt - phát điện.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết: "TP.HCM đang xây dựng đô thị thông minh thì xử lý rác có thông minh hay không? Vì thế, chúng ta cần thay đổi công nghệ xử lý, chuyển từ chôn lấp sang công nghệ đốt, khí hóa lỏng, nhằm biến 80% rác thành năng lượng (đến năm 2025)".
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đang trao đổi với các nhà đầu tư tại hội nghị. (Ảnh: Hồ Văn)
Theo ông Nhân, TP đang rất lo, mỗi ngày có khoảng 8.000 tấn rác sinh hoạt, chưa kể rác thải công nghiệp và y tế. Hội nghị hôm nay được nghe các nhà khoa học khẳng định có nhiều công nghệ xử lý rác tiên tiến, biến rác thải thành năng lượng tái sử dụng. Chính quyền TP hoàn toàn có điều kiện để sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để xử lý khối lượng rác nói trên.
"Chủ trương Nhà nước là không đầu tư mà dùng tiền này để trả dịch vụ. Làm như vậy thì 1 đồng bỏ ra sẽ thu hút được từ 5-10 đồng đầu tư từ xã hội hóa. Ví dụ, TP có 100 tỷ để đầu tư, biến thành trả dịch vụ sẽ thu hút tương đương 500 tỷ đầu tư", Bí thư Nhân nói.
Cũng theo ông Nhân, TP có 5 DN đang xử lý rác, đang có kế hoạch biến chôn lấp thành đốt, chuyển hóa thành năng lượng. Điều này là đáng mừng vì TP sẽ giữ được môi trường bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội. "Tôi hy vọng hôm nay có đại diện 18 tỉnh phía Nam cũng dự hội nghị, các tỉnh cần nhanh chóng triển khai và áp dụng công nghệ tiên tiến này để biến rác thải thành năng lượng", Bí thư Nhân chỉ đạo.
Theo Sở TN&MT TP.HCM, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, TP đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ chôn lấp rác còn 50% và đến năm 2025 chỉ còn áp dụng 25% công nghệ chôn lấp. Do đó, TP yêu cầu các đơn vị xử lý chất thải cần cải tạo, nâng cấp thiết bị máy móc, chuyển sang loại hình công nghệ đốt - phát điện, khí hóa lỏng... nhằm giảm tỷ lệ chôn lấp.
Còn theo PGS.TS Phùng Chí Sĩ (Trung tâm Công nghệ môi trường, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam), đốt rác phát điện sẽ trở thành xu thế mới tại Việt Nam. Trong khi quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh... thì khối lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, tạo áp lực lớn đến môi trường và sự phát triển. Mặt khác, chất thải rắn lại là nguồn tài nguyên tái tạo, đem lại lợi ích kinh tế lớn. Việc khai thác để biến chất thải rắn trở thành nguồn tài nguyên cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí đầu tư công nghệ đốt chất thải rắn phát điện quá cao nên Chính phủ cần ban hành nhiều chính sách đồng bộ như: Phí xử lý chất thải rắn, giá điện, các chính sách ưu đãi về đất đai, về phí, thuế... nhằm thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực đốt chất thải phát điện.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong lắng nghe nhà đầu tư trình bày dự án đốt rác thải tái tạo thành năng lượng. Ảnh: Hồ Văn
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, TP chú trọng phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
"Qua quá trình trao đổi, các nhà đầu tư mong muốn đóng góp bảo vệ môi trường, chính quyền TP rất trân trọng và đón nhận, hỗ trợ hết mình. TP sẽ công bố đấu thầu minh bạch với các chính sách ưu đãi, kích cầu cho việc xử lý môi trường. Tôi đề nghị các nhà máy xử lý rác khẩn trương đổi mới công nghệ tiên tiến nhằm xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn như mong muốn", ông Phong nói.
Theo Danviet
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Đô thị TP.HCM tụt hậu xa so với khu vực Thành phố sẽ tập trung thực hiện chiến lược "2 cánh" trong quá trình xây dựng đô thị thông minh: Quy hoạch thông minh thành phố phát triển bền vững; Quản lý ngành thông minh - Công dân thông minh - Doanh nghiệp thông minh. Sáng 25.10, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã tham dự và có bài phát biểu...