Đô thị hóa – ‘thủ phạm’ phá hủy rạn san hô quan trọng bậc nhất thế giới
Một nghiên cứu khoa học được công bố gần đây đã chứng minh quá trình phát triển đô thị ở các khu vực ven biển là nguyên nhân quyết định gây ra cái chết của hàng nghìn quần thể san hô thuộc Hệ thống Trung Mỹ (SAM) lớn thứ hai thế giới, trải dài từ Mexico đến Honduras.
Một phần của rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Sau 4 năm nghiên cứu, hàng chục chuyến thực địa và hàng trăm giờ làm việc ở phòng thí nghiệm, nhà nghiên cứu Lorenzo Álvarez Filip của Viện Khoa học Biển và Nước Ngọt thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM) đã chứng minh rằng không phải vị trí, độ sâu, nhiệt độ nước biển hay gió, mà chính quá trình phát triển đô thị và du lịch là yếu tố tác động lớn nhất đến sự suy thoái của san hô. Theo đó, các rạn san hô ở các khu vực có tốc độ phát triển ven biển cao có tình trạng tồi tệ hơn so với những nơi kém phát triển hơn.
Hội chứng “tẩy trắng” là căn bệnh khiến san hô chết nhiều nhất trong lịch sử. Hiện tượng này khiến các mô sống của san hô bị tách rời và và để lộ ra màu trắng của khung xương. San hô bị tẩy trắng vừa phải vẫn có thể sống sót và phục hồi, nhưng tẩy trắng nghiêm trọng khiến chúng có tỷ lệ tử vong cao hơn. Nghiên cứu của Álvarez Filip cho thấy hiện tượng tẩy trắng ảnh hưởng đến 25 trong số 48 loài san hô được ghi nhận ở SAM, đặc biệt là san hô sừng hươu (Acropora palmata), san hô cột (Dendrogyra cylindricus) và san hô não (Pseudodiploria strigosa) đang trên đà tuyệt chủng cục bộ.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu này tiết lộ UNAM sẽ đầu tư khoảng 40.000 USD để tiến hành thống kê số lượng san hô từ nay cho đến tháng 12/2022, qua đó xác định có bao nhiêu san hô đã chết vì hiện tượng tẩy trắng ở rạn san hô của Mexico. Đây là lần thứ hai Mexico tiến hành thống kê số lượng san hô, sau lần đầu tiên vào năm 2018. Đến tháng 1/2020, các nhà khoa học đã ghi nhận hơn 29.000 quần thể san hô, trong đó 17% đã chết hoặc có dấu hiệu không còn sự sống, ngoài ra 10% có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Các rạn san hô tạo nên các hệ sinh thái có tầm quan trọng bậc nhất. Dù chỉ chiếm 2% các hệ thống biển, chúng là nơi sinh sống của 30% các loài sinh vật biển.
Theo Bộ Du lịch Mexico, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát quốc gia này thu hút 14,2 triệu du khách và 6,4 triệu khách du lịch tàu biển mỗi năm, thu về 9,5 tỷ USD.
Báo động ô nhiễm rác thải nhựa tại các vùng biển ngoài khơi Australia
Các nhà nghiên cứu của Đại học James Cook (Australia) vừa qua đã phát hiện lượng nhựa lớn trong đại dương của nước này, dẫn đến nguy cơ lâu dài đối với rạn san hô Great Barrier và xu hướng đa dạng sinh học tại đây.
Du khách lặn ngắm san hô tại rạn san hô Great Barrier, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhóm nghiên cứu đã hợp tác với Viện Khoa học hàng hải (AIMS) tiến hành nghiên cứu trong 3 năm. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Environmental Pollution ngày 3/8.
Sau khi đánh giá 66 mẫu nước biển ngoài khơi vùng biển Đông Bắc Australia, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhựa tại tất cả các tầng của đại dương, bao gồm cả rạn san hô Great Barrier.
Giáo sư Mark Hamann, chuyên gia sinh học hàng hải tại Đại học James Cook, đồng thời là thành viên nhóm nghiên cứu nhấn mạnh đột phá trong nghiên cứu lần này chính là biết được tỷ lệ nhựa bị cuốn ra đại dương. Các nhà khoa học ước tính đến năm 2030, mỗi năm sẽ có khoảng 20 - 53 triệu tấn nhựa xâm nhập vào hệ sinh thái dưới biển, khiến các nguy cơ liên quan tăng khoảng 50% tại một số môi trường biển. Điều đáng quan ngại là sự phổ biến của các hạt vi nhựa (những mẩu nhựa có kích thước dưới 5 mm).
Chuyên gia Hamann cảnh báo các hạt nhựa đang ngày càng nhỏ và kích thước siêu nhỏ như vậy sẽ khiến chúng dễ bị các động vật nuốt vào. Riêng đối với rạn san hô Great Barrier, đây có thể trở thành thảm họa bởi kể cả những loài cá nhỏ nhất hay san hô cũng đều có thể hấp thụ vi nhựa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng nhựa dưới biển sẽ tăng lên sau một số hiện tượng thời tiết như gió mạnh hay mưa lớn. Đây có thể là một bước quan trọng trong việc giúp tính toán chính xác lượng nhựa có nguy cơ bị trôi ra biển. Trên cơ sở đó, khi nắm được dự báo sắp có mưa lớn, các nhà khoa học có thể sử dụng nhiều biện pháp để kiểm soát các mảnh nhựa trôi nổi trên sông vào từng thời điểm, thông qua việc sử dụng các dụng cụ ngăn nước mưa hoặc hứng nước mưa.
Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tiếp tục theo dõi các dòng vi nhựa và tác động của chúng đối với chuỗi thực phẩm ở đại dương.
Rạn san hô Great Barrier bị đe dọa tẩy trắng trên diện rộng Rạn san hô Great Barrier của Australia cho biết di sản thiên nhiên thế giới này đang đối mặt với nguy cơ bị tẩy trắng trên diện rộng khi nhiệt độ nước biển ở khu vực ngoài khơi phía Đông Bắc Australia tăng cao. Một phần của rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong thông báo ngày...