Đô thị hóa đúng cách để giữ gìn di sản
Tình trạng biến đối khí hậu phức tạp, tốc độ bê tông hóa đô thị, mật độ dân số tăng chóng mặt cộng với áp lực phát triển kinh tế dẫn tới du lịch đại trà khiến cho các di sản thế giới của Việt Nam đang đứng trước lằn ranh đỏ của sự xâm phạm.
Làm sao để hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản là câu hỏi được đặt ra tại hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát huy giá trị các đô thị di sản” ngày 14.6, tại Di sản Văn hóa thế giới Hội An, tỉnhQuảng Nam.
Áp lực phát triển kinh tế
Di sản Hội An bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng… Ảnh: Xuân Mai
Quá trình phát triển đô thị thường dẫn tới sự hy sinh của môi trường vì lợi ích của đô thị hóa, nhằm đạtđược lợi nhuận cao hơn với chi phí thấp hơn. Để cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường phải được hiểu thông qua việc tạo ra khuôn khổ pháp lý cả ở cấp Trung ương và địa phương”. Ông Tristan Morel
Trong khuôn khổ Festival di sản Quảng Nam lần thứ 6, ngày 14.6, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Bộ Ngoại giao tổ chức hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát huy giá trị các đô thị di sản”.
Tham dự hội thảo này có các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn di sản trong nước và quốc tế cùng đại diện các ngành chức năng, đại diện các tỉnh, thành phố có di sản. Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều tham luận, ý kiến về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng như kinh nghiệm của các nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Video đang HOT
Bà Susan Vize – Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, cũng như quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản của Việt Nam đã tạo ra sự áp lực không hề nhỏ. Để phát triển mang tính bền vững, chúng ta cần tiếp tục giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vì đây được coi là kho báu, lồng ghép tăng trưởng với bảo tồn. Bên cạnh đó, việc hợp tác quốc tế để chia sẽ kinh nghiệm trong bảo tồn và phát huy giá trị các giá trị di sản của những địa phương có kinh nghiệm là cực kỳ quan trọng.
Ông Tristan Morel-chuyên gia quốc tế tại Hiệp hội Chuyên gia Pháp và Tổ chức Phát triển và Quy hoạch vùng Paris (IAU lle de France) phân tích, trong bối cảnh đô thị phát triển nhanh chóng, phát triển du lịch đại trà và biến đổi khí hậu, các thành phố lịch sử và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam đang chịu một áp lực nặng nề.
Phải phát triển đồng bộ
Chia sẽ kinh nghiệm trong công tác bảo tồn di sản, tiến sĩ Chuk Chumno hiện là Cục trưởng Cục Phát triển sản phẩm của Bộ Du lịch Campuchia nêu rõ, du lịch di sản văn hóa thực sự có tầm quan trọng rất lớn, không chỉ đem lại ngoại hối để phát triển mà còn giúp quảng bá Campuchia với Thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch trong hơn 10 năm vừa qua đã tạo áp lực lên hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng, dẫn đến nhu cầu tìm kiếm những nguyên tắc phát triển hiệu quả hơn.
Để cân đối sự phát triển kinh tế – xã hội trong văn hóa và ở các khu di sản, tiến sĩ Chuk Chumno cho rằng, cần phải thực hiện nguyên tắc phát triển bền vững đang trở thành một công cụ quan trọng trong việc định hình du lịch văn hóa quốc gia. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch, trong đó di sản văn hoá đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, là một yếu tố góp phần giảm nghèo và huy động nguồn thu để thực hiện quản lý và bảo tồn tài sản văn hoá.
“Chúng tôi đã đề ra những điều kiện trong bảo tồn và phát huy di sản như hình thành hệ thống văn bản pháp luật quốc gia và thực hiện các công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Xây dựng hệ thống quy hoạch tổng thể bảo tồn các khu di sản thế giới. Bảo tồn các đô thị di sản nói chung và các khu di sản thế giới gắn với phát triển du lịch. Duy trì sự cân bằng sinh thái bằng phát triển đồng bộ là rất cần thiết, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của môi trường sinh thái và di sản cần được thực hiện thường xuyên…” – Cục trưởng Cục Phát triển sản phẩm của Bộ Du lịch Campuchia chia sẻ.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đinh Văn Thu – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, TP.Hội An (Quảng Nam) là một cảng thị truyền thống của Chămpa từ thời Trung đại. Đến thế kỷ 17, với chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Hội An là thương cảng quốc tế phát triển rực rỡ, là cơ sở trọng yếu về kinh tế và đối ngoại của các Chúa Nguyễn gần 3 thế kỷ. Trong lòng đô thị Hội An còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hơn 1.000 di tích kiến trúc cổ như nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Với giá trị tiêu biểu về văn hóa, ngày 4.12.1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hóa thế giới.
Tuy đã đạt được những thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nhưng Hội An vẫn đang đứng trước những nguy cơ, thách thức như ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng, dẫn đến xói lở bờ biển hay tình trạng bồi cạn, ngập úng. Ngoài ra, nguy cơ cháy nổ do hoạt động quá tải bởi các dịch vụ của con người trong khu phố cổ, những áp lực của vấn đề dân số, mật độ và thành phần dân cư trong đô thị và tác động mặt trái của tốc độ đô thị hóa, phát triển du lịch lên tính toàn vẹn, tính chân xác của di sản văn hóa, cảnh quan môi trường sống, cảnh quan di tích…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam mong muốn sự hợp tác giúp đỡ về khoa học và tài chính của các tổ chức quốc tế nhằm mục đích bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa loại hình đô thị di sản này.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng: ĐB sông Cửu Long phải quyết liệt chặn "cát tặc"
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kiên quyết ngăn chặn việc khai thác cát trái phép và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm và dung túng cho các hoạt động vi phạm này theo quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi làm việc.
Chiều nay (15.5), tại An Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với các bộ, ngành và các địa phương ĐBSCL về công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Tại buổi làm việc, Bộ NNPTNT cho biết, vùng ĐBSCL hiện có 90 khu vực bị sạt lở với tổng chiều dài 562 km. Trong đó, có 17 đoạn sạt lở nguy hiểm với chiều dài 33,665 km.
Cũng theo Bộ NNPTNT, có đến 10 nguyên nhân cơ bản dẫn đến xói lở bờ sông, bờ biển tại các tỉnh ĐBSCL. Nguyên nhân chính có thể kể đến là do việc xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn và khai thác cát ở lòng sông ở hạ lưu.
Lãnh đạo các địa phương tỉnh ĐBSCL cũng cho rằng, việc khai thác cát trái phép chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở. Việc quản lý đối với các hoạt động khai thác cát chưa thường xuyên và quyết liệt.
Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL rà soát, kiểm tra tình trạng khai thác cát, kiên quyết ngăn chặn việc khai thác cát trái phép. Đồng thời, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, dung túng cho các hoạt động vi phạm trên theo quy định của pháp luật.
"Các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, đặc biệt là khai thác trái phép. Ngoài ra, cần rà soát lại tất cả những giấy phép khai thác cát đã cấp, nếu có ảnh hưởng đến bờ sông, bờ biển thì kịp thời điều chỉnh" - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Khai thác cát trên sông Tiền đoạn ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp).
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương có liên quan tiếp tục rà soát các khu dân cư, công trình xây dựng có nguy cơ sạt lở; chủ động di dời để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân. Sau khi di dời, cần có phương án hỗ trợ tái định cư, có chính sách hỗ trợ bảo đảm đời sống, không để người dân bị thiếu đói, thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng giao Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với các bộ và các địa phương điều tra, đánh giá thực trạng sạt lở, hướng dẫn các địa phương ĐBSCL phân công, phân cấp quản lý và duy tu bảo dưỡng công trình phòng chống sạt lở bờ sông.
Riêng Bộ TNMT cần tổ chức theo dõi và đánh giá hằng năm về tổng lượng bùn cát đến từ thượng nguồn sông Cửu Long và tổng lượng cát khai thác trong vùng ĐBSCL làm cơ sở để đề xuất giải pháp khắc phục. Đặc biệt là phối hợp với Bộ NNPTNT nghiên cứu các giải pháp ứng phó với sạt lở, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Theo Danviet
Chấm dứt sử dụng xe máy và tình trạng buôn thúng bán bưng &'Đề xuất năm 2030 cấm xe máy lưu thông' vừa đưa ra đã thu hút rất nhiều bàn luận trái chiều. Dưới đây là góc nhìn của người cho rằng cần cấm xe máy để tạo điều kiện cho đất nước phát triển. Kẹt xe trên đường Phạm Văn Đồng, Q.Gò Vấp (TP.HCM) nhiều xe máy chạy lên vỉa hè - Ảnh: T.TR....