Đồ thị của tiến sĩ toán dự báo ‘dịch suy giảm cuối tháng 7′
Theo phân tích của tiến sĩ toán học Nguyễn Lê Anh, khoảng cuối tháng 7, Việt Nam sẽ ghi nhận rất ít ca nhiễm mới; đến cuối tháng 8, Covid-19 kết thúc.
Tiến sĩ Toán – Lý Nguyễn Lê Anh, nguyên giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, nhận định sự lây nhiễm của đợt dịch này đang được khống chế hiệu quả, khả năng bùng phát mất kiểm soát gần như không có.
Đồ thị dự báo của tiến sĩ Lê Anh được vẽ dựa trên sự cân bằng giữa nỗ lực chống dịch và áp lực lây nhiễm của virus. Số ca nhiễm trong ngày thể hiện sự tương quan giữa lây lan và dập dịch. Quy luật của sự tương tác này là đường cong có dạng nhất định, giúp dự báo được tình hình dịch. Tuy nhiên vẫn có những ca bệnh đã ủ bệnh lâu hoặc không có triệu chứng nên sau nhiều ngày mới phát hiện, do đó phải chờ dữ liệu qua nhiều tuần thì đồ thị sẽ chính xác hơn.
Để dự báo, tiến sĩ Lê Anh giả định sự lây lan theo 3 hình thức: Lây theo quan hệ tình cảm gia đình bạn bè người thân, lây theo quan hệ công việc xã hội, và lây ngẫu nghiên khi cùng ở trong một khu vực, đồng thời giả định số người chết do dịch là ít và không đáng kể so với số người bị nhiễm. Ngoài ra, số người bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian nào đó, người đã hồi phục không bị tái nhiễm. Thời gian này được coi là một đại lượng ngẫu nhiên.
Dựa vào các dữ liệu về ca nhiễm bệnh, đường đồ thị được vẽ nhiều lần, tiến sĩ Lê Anh lấy đường trung bình, tìm hàm số, mô phỏng trên máy tính, giải phương trình vi phân để ra được đồ thị dự báo dịch.
Biểu đồ dự báo Covid-19 theo phân tích của tiến sĩ Nguyễn Lê Anh.
Biểu đồ cho thấy, từ ngày 8/7 đến khoảng giữa tháng 7, Việt Nam không ghi nhận hoặc ghi nhận rất ít ca nhiễm mới. Đến cuối tháng 7, dịch sẽ suy giảm mạnh. Đến ngày 29/8, phần lớn các ca nhiễm nCoV trung bình và nhẹ đang điều trị tại các cơ sở y tế khỏi bệnh, Việt Nam sẽ không còn bệnh nhân Covid-19. Nếu kể đến việc điều trị các bệnh nhân nặng kéo dài, chuyên gia dự báo đến tháng 12 dịch mới có thể chấm dứt hoàn toàn. Như vậy, Covid-19 có thể sẽ suy giảm vào giữa tháng 7 và cơ bản kết thúc vào cuối tháng 8.
Theo biểu đồ dự báo của tiến sĩ Anh, số ca nhiễm theo ngày sẽ đạt đỉnh vào hôm nay, tức ngày 31/5. Con số đạt đỉnh có thể dao động trong tuần này. Số bệnh nhân đang điều trị trên các cơ sở của cả nước sẽ đạt đỉnh vào ngày 20/6, có thể lên tới 7.000 đến 8.000 bệnh nhân.
Dự báo đưa ra dựa trên dữ liệu số ca nhiễm ghi nhận trong những ngày qua. Trong ba ngày gần nhất từ ngày 28/5 đến 30/5, số ca nhiễm trong ngày cả nước dao động khoảng 200 đến 250 ca. Cụ thể, từ 18h ngày 27/5 đến 18h ngày 28/5, Việt Nam ghi nhận 253 ca nhiễm, ước tính trung bình mỗi giờ ghi nhận 10 ca nhiễm. Từ 18h ngày 28/5 đến 12h ngày 29/5, Việt Nam ghi nhận 143 ca nhiễm, ước tính trung bình mỗi giờ khoảng 8 ca nhiễm. Từ 18h ngày 29/5 đến 18h ngày 30/5, cả nước ghi nhận tổng cộng 251 ca Covid-19, tập trung chủ yếu ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Xét về trung bình, mỗi giờ ghi nhận 10 ca nhiễm.
Video đang HOT
Số ca nhiễm từ 6h tối 30/5 cho tới 6h sáng 31/5 là 61. Về mặt nguyên tắc, số ca nhiễm theo giờ trong ngày không thay đổi, tuy nhiên Bộ Y tế thông báo số ca nhiễm vào ba thời điểm trong ngày là 6h, 12h và 18h. Con số thông báo vào lúc 18h thường bằng tổng của hai con số trước đó. Điều này chứng tỏ buổi tối xét nghiệm không kịp và sức khỏe của nhân viên xét nghiệm đã cạn kiệt. Dự đoán cả ngày nay, số ca nhiễm có thể sẽ khoảng 240 ca.
“Số liệu này chưa thấy có sự biến động lớn. Số ca nhiễm có hơi nhiều hơn dự báo một chút nhưng dịch vẫn đang bị khống chế”, chuyên gia nói. Nếu duy trì nỗ lực chế áp lây nhiễm như hiện nay, theo ước tính, số ca nhiễm trên cả nước còn tăng nhẹ nhưng vào tuần đầu tháng 6 sẽ giảm dần. Trong cuối tháng 7 dịch bệnh sẽ tắt dần.
Tiến sĩ Lê Anh cho rằng: “Dự đoán mang tính chất tương đối và với điều kiện Việt Nam duy trì nỗ lực dập dịch như hiện tại”.
Khoảng giữa tháng 5, một vài chuyên gia cũng nhận định hai tuần nữa, tức thời điểm hiện tại, dịch sẽ đạt đỉnh. Ngày 11/5, tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho rằng hiện tại, từ số người đã được cách ly sẽ phát hiện các ca dương tính đạt đến số lượng cao nhất. Tuy nhiên, ca dương tính phần lớn nằm trong các khu khoanh vùng, cách ly nên sẽ không lây lan trong cộng đồng được nữa, từ đó số trường hợp mắc mới sẽ giảm dần.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng đánh giá làn sóng dịch lần này có các đặc điểm cần cảnh giác cao là xuất hiện nhiều biến chủng với khả năng lây lan nhanh trong thời gian ngắn, người dân chủ quan hơn trước, nhiều ca dương tính được phát hiện sau thời gian cách ly tập trung.
Lực lượng chức năng khoanh vùng con hẻm 31, đường số 8, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức để lấy mẫu xét nghiệm do có một ca dương tính nCoV liên quan đến chuỗi lây nhiễm giáo phái sinh hoạt tại quận Gò Vấp. Ảnh: Quỳnh Trần
Tiến sĩ Nguyễn Lê Anh cho rằng tại hai thành phố lớn là TP HCM và Hà Nội, số ca nhiễm ghi nhận không nhiều. Tuy nhiên, hai nơi này tập trung rất đông dân khiến tình hình dịch rất đáng lo ngại.
Hiện, Việt Nam xuất hiện nhiều nguy cơ lây nhiễm, một phần do việc coi thường pháp lệnh của ban chỉ đạo phòng chống dịch. Điển hình là việc tụ tập nhóm truyền giáo và trốn khai báo. Những người hành lễ đã phát tán virus sâu rộng trong cộng đồng cư dân thành phố. Nếu TP HCM không chặn đứng được chuỗi lây nhiễm này thì việc bùng phát dịch và mất kiểm soát là có thể xảy ra.
Ông Anh đánh giá chính quyền đang đi đúng chiến lược dập dịch, chủ động giãn cách xã hội toàn thành phố, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng trong toàn dân, tuy nhiên tốn kém kinh phí khá lớn.
Chuyên gia nhận định “cần phải có ba ngày dữ liệu sau khi giãn cách mới có thể khẳng định được sự lây nhiễm dịch bệnh ở TP HCM có bị mất kiểm soát hay không”.
Bí ẩn căn bệnh rối loạn não ở Canada, ủ bệnh tới 2 năm
Người dân thị trấn Caraquet ở Canada rất sốc khi biết nơi mình ở đang có chùm ca bệnh thần kinh bí ẩn mà không ai biết gì, không ai biết nó từ đâu tới và làm gì để bảo vệ bản thân.
Nhiều năm qua, nhà thần kinh học Alier Marrero ở Moncton, New Brunswick (Canada) khám cho các bệnh nhân có triệu chứng như bệnh Creutzfeldt-Jakob, chứng rối loạn não chết người ảnh hưởng tới 1/1 triệu dân mỗi năm.
Theo tờ Washington Post, bác sĩ Marrero rất bối rối vì xét nghiệm chẩn đoán căn bệnh hiếm trên lại liên tục có kết quả âm tính. Mỗi năm, ngày càng nhiều bệnh nhân có cùng triệu chứng tới gặp ông và ông vẫn chưa tìm được nguyên nhân.
Bác sĩ Marrero và đồng nghiệp cùng các nhà khoa học Canada và khắp thế giới đang phải làm thám tử để xem điều gì gây ra căn bệnh bí ẩn kia. Tới nay, có 48 người ở Moncton và bán đảo Acadian ở New Brunswick gặp các triệu chứng này, trong đó 6 người đã chết.
Tình trạng này tạm được gọi là chùm triệu chứng thần kinh New Brunswick chưa rõ nguyên nhân, ảnh hưởng tới người từ 18 đến 85 tuổi. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ năm 2018 và kéo dài đối với nhiều người, nhưng có một ca mắc từ năm 2015 và đến năm 2020 mới được xác định.
Ông Marrero, làm việc tại Trung tâm Bệnh viện Đại học Dr. Georges-L.-Dumont ở Moncton, nói về căn bệnh lạ: "Bệnh nhân chịu đựng những điều khủng khiếp, vì nó vượt ngoài thể xác. Họ còn chịu đựng vấn đề tâm thần học thần kinh và đạo đức mà dùng thuốc chỉ giảm nhẹ một phần".
Ông Marrero kể về một bệnh nhân 75 tuổi khỏe mạnh nhập viện cấp cứu ở Dumont hồi tháng 6/2020. Trong nhiều tháng liền, bà giảm cân không lý do, cơ thể có cảm giác run rẩy, chân nặng nề, tay run không kiểm soát. Bà sợ hãi tới mức không biết sau khi đi ngủ hàng đêm thì có tỉnh dậy vào hôm sau không, có thể đi và nói được không.
Các bệnh nhân trải qua hàng loạt triệu chứng, thường bắt đầu bằng chứng lo âu không điển hình, trầm cảm, đau cơ hoặc co thắt. Sau đó, họ bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ nghiêm trọng tới mức chỉ ngủ được vài đêm/tuần hoặc không ngủ nổi, cho dù dùng thuốc. Não họ bị teo đi.
Nhiều người còn bị mắt mờ, gặp vấn đề trí nhớ, răng va vào nhau liên tục, rụng tóc, mất thăng bằng. Một số bị co giật cơ không kiểm soát. Có người sụt cân nhanh chóng, không rõ lý do, và bị teo cơ. Một số người gặp giấc mơ ảo giác khiến họ sợ ngủ hoặc ảo giác xúc giác khiến họ cảm thấy như có côn trùng bò lên người. Thậm chí, có người còn gặp triệu chứng khiến họ cho rằng người thân trong gia đình là kẻ mạo danh.
Ông Michael Strong, nhà thần kinh học tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Canada, cho biết ông chưa từng chứng kiến các đặc điểm nào như vậy.
Chùm ca bệnh não khó hiểu này do hệ thống giám sát bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD) của cơ quan y tế công cộng liên bang Canada phát hiện ra. Tuy nhiên, họ chỉ xác nhận bệnh CJD ở vài người, số còn lại chưa được xác định. Từ năm 1998 tới nay, hệ thống này mới xác định được 36 ca CJD ở New Brunswick.
Do trung tâm không theo dõi các các bệnh không xác định là CJD nên các bác sĩ buộc phải tự tìm cách chẩn đoán khác cho số bệnh nhân này.
Từ năm 2018, bệnh nhân có triệu chứng liên tục xuất hiện. Năm 2019, có 11 ca ở New Brunswick. Năm 2020, có 24 ca. Ông Marrero và đồng nghiệp cho rằng họ có thể đang đối mặt với một căn bệnh mới.
Các nhà khoa học cho rằng hội chứng này có giai đoạn ủ bệnh tới 2 năm. Họ đang tìm kiếm mọi manh mối, từ môi trường, lịch sử đi lại tới chế độ ăn, để xác định nguyên nhân.
Ông Marrero đã xét nghiệm máu các bệnh nhân và kiểm tra xem họ có mắc các bệnh truyền nhiễm từ động vật không. Ông cũng tìm kiếm dấu hiệu rối loạn tự miễn, bệnh chuyển hóa, ung thư. Bệnh nhân của ông được xét nghiệm gien. Tất cả đều không giúp ông tìm ra câu trả lời.
Khám nghiệm não của ba bệnh nhân tử vong cũng không cho ông biết thêm gì về căn bệnh. Ông Marrero đang xét nghiệm phân tử cho các mẫu bệnh phẩm.
Một giải thiết là hội chứng này đều là dấu hiệu của chứng rối loạn prion mới, tức là bệnh của các protein bất thường về cấu trúc. Một giả thiết khác là do phơi nhiễm với độc tố trong môi trường. Một độc tố đang được điều tra là beta-Methylamino-L-alanine do vi khuẩn lam gây ra. Một độc tố nữa cũng được điều tra là axit domoic thường do một số loại tảo tạo ra.
Tại Caraquet, thị trấn có 4.200 dân ở bán đảo Acadian, Thị trưởng Kevin Hache cho biết người dân rất sốc khi biết có căn bệnh này ở bên ngoài mà không ai biết gì về nó, không ai biết nó từ đâu tới và làm gì để bảo vệ bản thân.
Hệ thống giám sát CJD đã điều tra bệnh này từ tháng 12/2020 và có định nghĩa sơ bộ hồi tháng 1/2021. Tuy nhiên, người dân mãi tới giữa tháng 3 mới biết về chùm ca bệnh qua báo chí.
Trong khi đó, ông Marrero cố gắng tỏ ra lạc quan với các bệnh nhân và gia đình. Ông nói: "Sợ hãi là điều có thể hiểu được. Nhưng chúng tôi đang làm việc với hy vọng tìm ra căn nguyên".
Điểm chuẩn 18 trường Đại học Quân đội 3 năm vừa qua Điểm chuẩn các trường đại học quân đội biến động 3 năm vừa qua. Tuy nhiên, điểm chuẩn đối với thí sinh nữ đa số cao hơn đối với thí sinh nam. Ảnh minh hoạ: Phan Anh Dưới đây là điểm chuẩn của các trường, chia theo khu vực như nhóm phía bắc, nhóm phía Nam... của các trường đại học, học viện...