Đổ thêm keo dính dầu mỏ vào quan hệ Nga-Trung
Ngay trong ngày đầu tiên 22/10 tại khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết Moscow sẽ tăng cung cấp dầu thô cho Trung Quốc 10 triệu thùng/năm, tương đương tổng giá trị lên tới 85 tỷ USD.
Thỏa thuận ký kết giữa Thủ tướng Medvedev và người đồng cấp Lý Khắc Cường cam kết thời gian hợp đồng trong vòng 10 năm tới.
“Chúng tôi sẽ cung cấp thêm 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm cho Trung Quốc. Hoạt động này sẽ do Rosneft – công ty dầu mỏ lớn nhất của Nga thực hiện, và cung cấp khoảng 100 triệu tấn dầu trong vòng 10 năm tới với tổng trị giá 85 tỷ USD.”, Thủ tướng Nga khẳng định.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Medvedev sẽ thắt chặt thêm mối quan hệ tốt đẹp Nga – Trung
Theo ông Medvedev “đây là một khoản tiền khổng lồ đối với bất kỳ nước nào, kể cả với Trung Quốc. Điều này chứng minh thực tế rằng chúng tôi đã vươn tới cấp độ hợp tác mới và cao hơn”.
Dự án hợp tác Nga – Trung xây dựng nhà máy lọc dầu công suất lớn, công nghệ tiên tiến ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc cũng được đề cập đến trong chuyến công du lần này.
Nhà máy lọc dầu có thể sản xuất 16 triệu tấn dầu thô mỗi năm, dự kiến đưa vào hoạt động trong giai đoạn từ năm 2019 – 2020.
Thiên Tân sẽ do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) nắm cổ phần 49% và tập đoàn dầu lửa Rosneft của Nga nắm 51% còn lại.
Theo thống kê chính thức của Trung Quốc, nước này đã nhập 24,33 triệu tấn dầu thô từ Nga tính riêng trong năm 2012.
Hợp tác mạnh mẽ Nga – Trung trong thời gian gần đây đặc biệt trong vấn đề năng lượng đang biến Bắc Kinh trở thành thị trường tiềm năng trong chiến lược phát triển của Moscow.
Trước đó, trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình tại khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tại thủ đô St.Petersburg của Nga ngày 5/9, Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin đã khẳng định thêm cho mối quan hệ tích cực Nga – Trung.
Video đang HOT
Cộng sinh và kiềm chế
Trung Quốc đang là nhà đầu tư lớn thứ 4 đồng thời cũng là bạn hàng lớn nhất của Nga. Liên tục là những hợp đồng đắt giá giữa hai cường quốc cùng những chuyến công du nơi mà các nhà lãnh đạo cấp cao gặp gỡ và thống nhất quan điểm.
Có thể thấy, chưa bao giờ quan hệ láng giềng 2 nước lại toàn diện và đi vào thực tế như hiện nay kể từ 2 thập kỷ qua.
Sự hiếm có này khiến không ít người đặt dấu hỏi về một cái bắt tay liệu có bình đẳng? Trong khi trước đó, thực tế chỉ ra nhiều giai đoạn đầy sóng gió liên quan đến chính sách đối ngoại và tranh chấp biên giới giữa Bắc Kinh và Moscow.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga V. Putin hồi tháng 3/2013 tại Moscow
Thậm chí năm 1969, đụng độ vũ trang gây thương vong đáng kể đã diễn ra giữa hai bên.
Phải từ thập niên 90 của thế kỷ trước trở lại đây, quan hệ này mới phần nào được cải thiện và cho thấy sự ấm dần tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận định về một mối giao hảo giữa hai quốc gia.
Dù vậy cũng cần xem xét đến một tình hình hiện nay khi Mỹ ngày càng mất điểm trong mắt nhiều đồng minh đặc biệt kể từ sau bê bối nghe lén, Nga cũng đang quay lưng lại với cường quốc số 1 thế giới chính là thời cơ để Trung Quốc thắt chặt thêm mối quan hệ đồng minh và lấy đó là bệ phóng vững chắc.
Chính những bất đồng trong lập trường về nhiều vấn đề quốc tế giữa lãnh đạo Nhà Trắng Barack Obama và chủ nhân điện Kremlin là “quân át chủ bài” để Bắc Kinh dấn chân.
Chưa từng chính thức gọi quan hệ hai bên là “đồng minh” tuy nhiên thực tế cho thấy Bắc Kinh và Moscow đang xích lại rất gần nhau.
Đối với Nga – 1 nước từng hưởng vị thế siêu cường – thì ý tưởng sóng đôi bên 1 cường quốc mới nổi, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á và thế giới không phải một sự liều lĩnh nhất thời. Trong khi với Trung Quốc đang rất cần tiếng nói và chỗ dựa để cân bằng với cả Mỹ và Nhật Bản, “ứng phó” với láng giềng Ấn Độ, đồng thời vươn lên 1 vị trí xứng đáng hơn.
Trên thực tế, cả Nga và Trung Quốc đều “kẻ tung người hứng” trên cả trường quốc tế và diễn đàn Liên hợp quốc hình thành thế đối trọng hiệu quả với phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng.
Thêm vào đó, khi cùng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, cùng phát triển kinh tế thị trường, lại chung đường biên giới dài tới 4.300km, Nga và Trung Quốc càng có nhiều điều kiện để liên kết và bổ khuyết lẫn nhau.
Tăng trưởng nóng khiến Trung Quốc bức bối trong cơn khát dầu. Lượng tiêu thụ chỉ bằng 50% của Mỹ song đến tháng 9/2013 quốc gia châu Á chính thức qua mặt Mỹ để trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Đô thị Trung Quốc ngập tràn xe hơi do mức sống nâng cao
Với trữ lượng tương đối, Nga nổi lên như một nguồn cung cấp rẻ, gần và ổn định.
Cung cấp dầu mỏ chính cho quốc gia đông dân này, đổi lại chính quyền Putin cũng từng bước gây ảnh hưởng nhất định trong khu vực, dễ bề tạo dựng chỗ dựa vững chắc ở phía đông nam đồng thời có thể đương nhiên san sẻ vốn và khả năng xây dựng của đồng minh thân thiết.
Chiến lược bắt tay Bắc Kinh càng trở nên cần thiết nếu Moscow không muốn bị Washington vượt mặt trở thành nhà sản xuất dầu khí hàng đầu trong tương lai gần.
Cái bắt tay này liệu có phải thật lòng hay chỉ là một nước cờ trong quan hệ ngoại giao của cả Tập Cận Bình và Vladimir Putin khi song song hai nước vẫn có những hoạt động đề phòng, kiềm chế nhau?
Theo Báo Đất Việt
Nga thay giám đốc cơ quan vũ trụ
Nga đã sa thải Giám đốc cơ quan vũ trụ liên bang (Roscosmos) Vladimir Popovkin và bổ nhiệm một cựu thứ trưởng quốc phòng lên thay ông này.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (phải) và tân giám đốc Roscosmos Oleg Ostapenko.
Động thái trên diễn ra sau một loạt các sự cố trong chương trình vũ trụ của Nga, trong đó các vụ phóng vũ trụ bị thất bại.
Báo chí Nga đưa tin, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã bổ nhiệm ông Oleg Ostapenko làm tân giám đốc Roscosmos.
Trước đó, ông Ostapenko là thứ trưởng quốc phòng và chỉ huy lực lượng vũ trụ của quân đội.
Trong cuộc gặp với ông Ostapenko ngày 10/10, Thủ tướng Medvedev đã bày tỏ hi vọng rằng với tư cách là người đứng đầu Roscosmos, ông Ostapenko sẽ giúp tổ chức hiệu quả chương trình vũ trụ quốc gia.
"Ông đã tham gia ngành công nghiệp vũ trụ trong suốt sự nghiệp, bao gồm có các vị trí trong quân đội", Thủ tướng Medvedev nói.
Người tiền nhiệm của ông Ostapenko là Vladimir Popovkin trước đó đã bị sa thải theo một sắc lệnh của chính phủ. Ông Popovkin giữ chức giám đốc Roscosmos được 2 năm rưỡi.
Ông Popovkin được bổ nhiệm hồi tháng 4/2011 trong giai đoạn khó khăn của chương trình vũ trụ. Nga mất 3 vệ tinh khi một tên lửa rơi xuống Thái Bình Dương. Ông Popovkin đã cam kết cải thiện tiêu chuẩn chế tạo và các biện pháp kiểm tra an toàn.
Nhưng trong thời gian Popovkin đương chức, chương trình vũ trụ của Nga cũng gặp một loạt sự cố, trong đó có vụ nổ tên Proton-M sau khi nó được phóng từ trung tâm vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.
Vụ nổ đã được ghi lại qua chương trình trực tiếp hồi tháng 7/2013 và hàng trăm tấn nhiên liệu độc hại đã bị rơi vãi sau tai nạn.
Các quốc gia khác vẫn phải phụ thuộc vào Nga để phóng các tàu vũ trụ có người lái lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Theo Dantri
Mỹ phát triển tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới nhất Hải quân Mỹ đã quyết định triển khai chế tạo một loại tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất. Bộ tư lệnh các hệ thống mặt nước của Mỹ (US Naval Sea Systems Command) đã ký một hợp đồng chi phí cố định trị giá 1,849 tỷ USD (kèm theo một số điều khoản chi phí phát sinh)...