Đổ thêm dầu vào lửa!
Chuyến thăm gây nhiều tranh cãi của ông Abe tới ngôi đền Yasukuni ngày 17-10, làm gia tăng căng thẳng quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập nước này, vừa có chuyến thăm ngôi đền Yasukuni, một ngôi đền nổi tiếng ở Thủ đô Tokyo thờ các quân nhân Nhật Bản tử trận trong Thế chiến hai. Chuyến thăm như một hành động “đổ thêm dầu vào lửa” trong bối cảnh quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc đang hết sức căng thẳng do tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.
Chuyến thăm gây nhiều tranh cãi của ông Abe tới ngôi đền Yasukuni ngày 17-10, làm gia tăng căng thẳng quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc. Cựu Thủ tướng Abe nói rằng, ông đến thăm đền Yasukuni với tư cách chính thức, chứ không phải tư cách cá nhân. Ông Abe nhấn mạnh: “Tôi đã đến thăm đền Yasukuni với tư cách là Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do để bày tỏ sự tôn trọng của tôi đối với linh hồn những người anh hùng đã hi sinh vì đất nước.”
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: TL
Chuyến thăm đền Yasukni của chính trị gia nhiều khả năng sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo tại Nhật Bản đã làm dấy lên làn sóng phản đối ở Trung Quốc Đại lục, nơi đã xảy ra hàng loạt vụ biểu tình chống Nhật trong thời gian qua. Sau khi Chính phủ Nhật Bản hồi tháng trước mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Ngày 17-10, Tân Hoa Xã đã đăng bài bình luận trên trang web chính thức Xinhuanet.com công kích cựu Thủ tướng Abe, trong đó nói rằng chuyến thăm của một nhân vật cấp cao tới ngôi đền “thờ ma quỷ” là một thách thức đối với lương tâm và nhận thức chung của loài người và là một nỗ lực nhằm phá hủy trật tự quốc tế sau chiến tranh. Chuyến thăm của cựu Thủ tướng Abe cũng làm dấy lên một làn sóng phản đối của cư dân mạng Trung Quốc Đại lục, với hàng loạt bình luận đầy giận dữ. Một cư dân mạng ở Đại lục viết: “Bắc Kinh cần phải có một số phản ứng cụ thể bằng các biện pháp kinh tế hoặc quân sự. Nếu không chúng ta sẽ xấu hổ đến mức không còn mặt mũi nào gặp bất cứ ai”.
Video đang HOT
Khi được đề nghị bình luận về chuyến thăm của ông Abe tới đến Yasukuni, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã kêu gọi phía Nhật Bản thực hiện tinh thần “học hỏi từ lịch sử và hướng tới tương lai”.
Ông Abe là người nổi tiếng với các quan điểm bảo thủ về lịch sử và thường xuyên đến thăm đền Yasukuni, trong đó có chuyến thăm tới ngôi đền này ngày 15-8 vừa qua nhân kỷ niệm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, ông Abe đã không đến thăm ngôi đền này trong quãng thời gian ngắn ngủi làm Thủ tướng Nhật Bản năm 2007.
Từ chức Thủ tướng một năm sau đó, ông Abe đã nói việc ông không đến thăm ngôi đền này khi đang giữ chức Thủ tướng là “cực kỳ đau đớn.” Do ngôi đền Yasukuni, nơi thờ các quân nhân Nhật Bản, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh loại A, gồm cả cựu Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo, nên từ lâu nay bất kỳ chuyến thăm nào của các chính trị gia Nhật Bản tới ngôi đền này đều bị coi là một hành động khiêu khích.
Trong khi đó, sau cuộc gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân ở Bắc Kinh ngày 17-10, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns đã tái khẳng định, Mỹ muốn tất cả các bên liên quan vấn đề tranh chấp trên biển Hoa Đông sử dụng biện pháp ngoại giao để xử lý những bất đồng mà không gây tình trạng ép buộc hoặc sử dụng vũ lực. Ông Burns nói: “Mỹ giữ lập trường không đứng về bên nào trong các bên có tuyên bố tranh chấp chủ quyền.”
Theo plxh
Cựu thủ tướng và 2 bộ trưởng Nhật thăm đền chiến tranh tại Tokyo
2 bộ trưởng Nhật đã tham gia cùng nhóm nghị sỹ nước này hôm nay 18/9 đã thăm ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi ở Tokyo, chỉ một ngày sau chuyến thăm đền của lãnh đạo đảng đối lập, cựu Thủ tướng Abe, khiến Trung-Hàn có thể nổi giận.
Việc thăm đền Yasukuni của các nhà lãnh đạo Nhật Bản là một trong những nguyên nhân chính gây căng thẳng quan hệ với các nước láng giềng Đông Bắc Á.
Hàng chục nghị sỹ quốc hội của các đảng tại Nhật đã tới ngôi đền Yasukuni, một phần trong lễ hội mùa thu tại Nhật.
Trong số các nhà lập pháp có Bộ trưởng Giao thông Yuichiro Hata của đảng Dân chủ cầm quyền (DPJ) và Bộ trưởng cải cách bưu chính Mikio Shimoji, thuộc Tân đảng nhân dân (PNP), một liên minh với DPJ.
Thủ tướng Yoshihiko Noda tránh không tới thăm đền và trước đây đã kêu gọi các thành viên nội các của ông làm vậy.
Trong khi đó, Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) Shinzo Abe, người được cho có khả năng sẽ trở lại cương vị Thủ tướng sau cuộc bầu cử sắp tới, đã bất ngờ tới thăm đền chiến tranh Yasukuni vào chiều qua 17/10.
Chuyến thăm được tiến hành trong bối cảnh Trung - Nhật vẫn chưa hết căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông, quanh chuỗi đảo không có người ở mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Đền Yasukuni là nơi thờ 2,5 triệu người chết trong chiến tranh, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh loại A mà cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều phản đối.
Vì vậy, chuyến thăm của cựu Thủ tướng Abe - người có thể trở lại ghế thủ tướng nếu LDP giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hạ viện lần tới - có thể gây căng thẳng hơn quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc và cả Hàn Quốc.
Theo giới quan sát, chuyến đi này của ông Abe rõ ràng nhằm giành sự ủng hộ của phe cánh hữu, vốn là nòng cốt của LDP, trong bối cảnh một cuộc bầu cử hạ viện có thể được tiến hành trong tương lai gần. Hành động này khác hẳn với thời gian khi ông làm Thủ tướng Nhật Bản từ năm 2006-2007.
Trong thời gian này, ông Abe đã quyết định không tới thăm đền Yasukuni để xây dựng "quan hệ chiến lược cùng có lợi" với Trung Quốc, sau khi quan hệ hai nước xấu đi dưới thời người tiền nhiệm Junichiro Koizumi.
Trung Quốc, Hàn Quốc và cả Triều Tiên coi ngôi đền thần đạo Yasukuni là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Các chuyến thăm đền của Thủ tướng Koizumi trước đây từng vấp phải phản đối rất mạnh mẽ của các nước này.
Theo Dantri
Thủ tướng Nhật cải tổ nội các Thủ tướng Nhật Noda dự kiến sẽ cải tổ nội các vào ngày mai, trong động thái được cho là nhằm giảm nhiệt căng thẳng biển đảo với Trung Quốc, báo chí nước này đưa tin. Thủ tướng Nhật Noda. Giới bình luận cho rằng ngoài giúp xoa dịu căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc, động thái cải tổ nội các của...