Đỗ Thanh Hải bênh vực Chân trời trắng
Trước rất nhiều ý kiến của khán giả cho rằng bộ phim Chân trời trắng đã bôi bác và phản ánh không chân thực đời sống của sinh viên Trường Y, đạo diễn Đỗ Thanh Hải và biên kịch của bộ phim đã lên tiếng.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Đài THVN khẳng định, phim đã khắc họa sinh động lối sống của một bộ phận các bạn trẻ ngày hôm nay. “Chân trời trắng khá mạnh mẽ khi đề cập những hiện thực về lối sống của một bộ phận sinh viên hôm nay và thức tỉnh họ để có bản lĩnh và tri thức đi đến tương lai. Đồng thời, khắc họa những tấm gương sinh viên luôn nỗ lực học tập, dám đối mặt với những khó khăn và điều kiện sống còn hạn chế để khẳng định mình, đủ tự tin và trình độ để bước vào môi trường ngành Y, một nghề cao quy nhưng cũng nhiều thách thức”, đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho biết.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho rằng Chân trời trắng phim đã khắc họa sinh động lối sống của một bộ phận các bạn trẻ ngày hôm nay
Không những thế, đạo diễn Đỗ Thanh Hải còn đồng tình với ông Vũ Thu Phong – biên kịch của bộ phim Chân Trời Trắng khi nói rằng, bộ phim muốn phản ánh hiện thực thông qua những nhân vật điển hình chứ không phải là minh hoa cuộc sống từ những bối cảnh, con người cụ thể.
“Mỗi kịch bản là kết quả của một quá trình hư cấu. Biên kịch luôn muốn mang tới cho khán giả những kịch bản hấp dẫn, hướng tới những điều tốt đẹp của cuộc sống, nhằm mang tới hiệu ứng cảm xúc thẩm mĩ cho khán giả qua lăng kính sáng tạo. Chúng tôi khái quát hiện thực qua những điển hình chứ không phải minh họa cuộc sống từ những bối cảnh, con người cụ thể. Mong rằng khán giả sẽ xem phim với tâm thế thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật”, biên kịch Vũ Thu Phong của phim Chân trời trắng nhấn mạnh.
Bộ phim Chân trời trắng đã bị các sinh viên trường Y phản đối vì cho rằng bộ phim đã phản ánh không chân thực đời sống của họ
Biên kịch Vũ Thu Phong cho biết thêm, vẫn là đề tài Sinh viên nhưng Chân trời trắng lấy bối cảnh là trường Y, một môi trường giáo dục nghiêm khắc, kỉ luậ t- vì trường giáo dục nghề đồng thời với giáo dục Y đức, tính chất nghề y liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người. Với môi trường đó, các nhân vật sẽ được thử thách, va vấp, tu luyện và trưởng thành.
Biên kịch của bộ phim còn cho biết thêm, trước và trong khi bấm máy, đoàn làm phim đã nhận sự ủng hộ và hỗ trợ rất lớn từ lãnh đạo, đoàn trường và các bạn sinh viên trường ĐH Y.
“Xoay quanh câu chuyện của những sinh viên trường Y, của những bác sỹ tương lai và những hiện thực tại bệnh viện công và tư, bộ phim mang tới những tâm sự thấm thía qua trải nghiệm cuộc sống của một nhóm bạn trẻ, bắt đầu từ những ngày đầu tiên bước vào trường đến khi tốt nghiệp. Dù có khi vấp ngã, đổi thay nhưng tình yêu, tình đồng nghiệp, nghĩa thầy trò, đạo nghề nghiệp vẫn luôn tồn tại ở sâu thẳm tâm hồn mỗi người… Và “chân trời” mà mỗi người vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình, để hướng tới, vẫn luôn là chân trời của y đức trong sáng, của nhân cách hướng thiện, của lòng yêu thương con người. Đây là thông điệp mà chúng tôi gửi gắm qua bộ phim”, biên kịch Vũ Thu Phong cho biết thêm.
Phim có khá nhiều cảnh nóng
Video đang HOT
Trước đó, khi Chân trời trắng phát sóng được gần một nửa số tập phim thì đã vấp phải phản ứng của khán giả, đặc biệt là của các sinh viên trường Y. Họ cho rằng bộ phim đã đưa ra những tình tiết sai lệch, thiếu chân thực và bôi nhọ hình ảnh của những sinh viên trường Y.
Thu Giang
Theo Khampha
"Chân trời trắng" có xúc phạm ngành Y?
Sau khi bộ phim Việt này lên sóng VTV3, nhiều ý kiến cho rằng nó đang "xúc phạm", "bóp méo", "bôi xấu" ngành Y...
Sau vụ "clip sex" bị hiểu lầm của diễn viên Việt Anh được lấy từ "Chân trời trắng", bộ phim về sinh viên trường Y này đang được nhiều khán giả "săn đón", và xung quanh nó cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều.
Bị "ném đá" tơi tả
"Chân trời trắng" dài 38 tập, được xây dựng dựa trên tiểu thuyết "Màu trắng không im lặng"của Phan Cao Toại. Phim có nội dung xoay quanh cuộc sống, công việc và học tập của các sinh viên trường Y với đầy đủ những mảng màu sáng, tối.
Tuy nhiên, sau khi bộ phim phát sóng, trên các diễn đàn mạng đã xuất hiện rất nhiều lời trỉ trích, mà đa phần là của sinh viên trường Y cho rằng bộ phim này đang "xúc phạm", "bôi xấu", "bóp méo" ngành y nói chung và sinh viên trường Y nói riêng.
Bộ phim này đang bị tố "xúc phạm ngành Y"
Sở dĩ xuất hiện những lời trỉ trích nặng nề này là do bộ phim đã xây dựng nhiều hình ảnh sinh viên trường Y bị cho là "sai thực tế". Như chuyện sinh viên nam mới lên thành phố học đã biết đi karaoke, cặp kè gái mại dâm (nhân vật Cường), sinh viên nữ không lo học mà suốt ngày đi spa, làm đẹp, thậm chí cặp kè giảng viên, đua đòi, học làm sang (nhân vật Hồng). Bên cạnh hàng loạt những hạt "sạn" trong phim như chuyện sinh viên năm nhất đi học cầm sách của sinh viên năm 2, 3 sinh viên trường Y mà la hét như trẻ lên 10 khi nhìn thấy xác chết bác sĩ mặc áo blouse không cài cúc... hoặc lên án những đoạn thoại trong phim như việc sinh viên tuyên bố "Xác chết chỉ là khúc gỗ"...
Nhưng khen cũng không ít
Bị "ném đá" tơi tả là thế, nhưng bộ phim này cũng nhận được nhiều lời khen ngợi của khán giả. Nhân vật chính của phim là Hà, một cô bé xuất thân từ chốn quê nghèo, cùng chị gái là Hồng, quyết tâm thi đỗ trường Y để nối nghiệp mẹ. Tin vui là đỗ đại học, nhưng tin buồn là gia đình quá khó khăn, hai chị em lên thành phố học trong cảnh thiếu thốn, phải tiết kiệm từng đồng chi phí.
Trong khi Hà cố gắng vươn lên, khắc phục khó khăn để học tốt thì Hồng lại quá khao khát vươn tới cuộc sống của giới thượng lưu trong xã hội. Hồng không lo học hành, chỉ lo chăm chút bản thân, làm đẹp và nhanh chóng sa ngã.
Bên cạnh hai chị em Hà - Hồng, phim còn xoay quanh câu chuyện của các sinh viên khác, mỗi người một tính cách, một số phận. Đó là Huy, một sinh viên giỏi nhưng bị ám ảnh bởi nỗi lo bạc tiền do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn là Cường, cậu sinh viên đỗ á khoa nhưng do đua đòi, ham kiếm tiền mà rơi vào con đường tù tội là Sính, chàng công tử bột tưởng là hạnh phúc nhưng lại luôn bị áp lực từ phía người mẹ thành đạt của mình là Vân, cô bé ngoan ngoãn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống...
Nhiều khán giả đã bày tỏ sự cảm động khi chứng kiến câu chuyện của Huy, vì lo kiếm tiền để cứu người cha bệnh nặng mà sinh ra tâm thần, đồng thời cũng xúc động trước tấm lòng của thầy Quỳ dành cho các sinh viên. Trái ngược với Thắng, một người thầy có tài nhưng không có tâm, lại thêm dục vọng đầy "bệnh hoạn", thầy Quỳ là một hình mẫu của tấm lòng tận tâm, hết lòng vì sinh viên. Nhận ra Huy bị bệnh, thầy đã chủ động đưa cậu đi chữa, đồng thời chăm lo cho cậu như chính con ruột của mình. Biết Hồng sợ xác chết, thầy cũng động viên và giải tỏa áp lực cho cô bằng thái độ gần gũi, chân thành, để giúp cô tiếp tục học tập...
Nhiều khán giả cho rằng, tình tiết phim cũng khá hấp dẫn, đủ những nút thắt mở, cao trào, kịch tính... thu hút họ. Về diễn xuất của diễn viên, ngoài một số diễn viên trẻ diễn xuất còn "non" thì các diễn viên có nghề như Kim Oanh, Việt Anh đều diễn rất tròn vai. Hoặc cũng là diễn viên trẻ nhưng Diệp Anh (vai Hà) cũng đã để lại nhiều dấu ấn với một vai diễn nhiều cảm xúc, hay Phùng Thu Huyền (vai Hồng) đã lột tả thành công hình ảnh một cô sinh viên đua đòi, vô tâm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình...
Diễn viên trẻ Diệp Anh vào vai Hà
Phùng Thu Huyền vào vai Hồng
Nên nhìn từ hai phía
Khi "Chân trời trắng" bắt đầu bấm máy, các nhà làm phim tuyên bố: "Đây sẽ là bộ phim phản ánh những mảng sáng, tối của ngành y, là góc nhìn thẳng thắn về vấn đề nhức nhối liên quan đến lương tâm, đạo đức cũng như lối sống thực dụng ở một bộ phận sinh viên trường Y nói riêng và ngành y nói chung".
Như vậy, nếu tính đến thời điểm này, có thể nói bộ phim đã làm được những điều mà trước đó đoàn làm phim từng cam kết. Nếu nói "Chân trời trắng" là một bộ phim hay 100% thì không hẳn, nhưng cũng không nên vì bộ phim nêu lên hiện trạng tha hóa của "một - bộ - phận" sinh viên trường Y mà quy chụp nó vào những từ nặng nề như "xúc phạm", "bôi xấu" hay "bóp méo" toàn bộ ngành y. Bởi ai cũng biết, ở đâu cũng có cái tốt đi đôi với cái xấu, không có thứ gì là hoàn hảo. Câu chuyện sinh viên đua đòi, hám lợi, chạy theo lợi ích trước mắt mà sa ngã đâu phải bây giờ mới có? (dù có là sinh viên Y hay sinh viên trường nào đi chăng nữa).
Thêm nữa, trong phim, ngoài những sinh viên và cả giảng viên tha hóa, mất đạo đức, thì vẫn còn có những tấm gương sáng, biết vươn lên trong cuộc sống như Hà, như Vân, như thầy Quỳ. Hay phải chăng vì quá chú ý đến cái xấu mà nhiều người đã quên đi những cái tốt, và còn là cái trọng tâm này?
Còn câu chuyện "sạn" nhặt mỏi tay mà không hết thì có lẽ cũng là điều không tránh khỏi. Ngay cả đến "bom tấn" Hollywood mà còn có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm hạt sạn trong một tập phim thì nói gì đến một bộ phim truyền hình Việt dài tập?
Bộ phim phản ánh cả những mảng sáng, tối trong cuộc sống
Nói vậy cũng không phải để bênh vực 100% cho "Chân trời trắng", bởi không khó để nhận ra bộ phim này vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn. Trước tiên là ở kịch bản phim còn nhiều lỏng lẻo và chưa hợp logic. Ngoài những hạt "sạn" mà nhiều khán giả đã phản ánh, có thể chỉ ra nhiều trường hợp nữa. Ví dụ đầu tiên là việc xây dựng hình ảnh hai cô gái quê ra thành phố là Hà và Hồng. Sự "lơ ngơ" một cách quá đáng của hai cô gái này là điều phi logic. Đơn cử như việc hai cô lần đầu vào nhà Huy ăn cơm, được ăn trứng vịt lộn, lúc ra về còn tấm tắc khen: "Ngon thật! Không phải lúc nào bọn em cũng được ăn trứng vịt lộn như thế này đâu"(?).
Hoặc câu chuyện nhân vật Cường theo Sính vào quán karaoke và quen được cô "cave" tên Huệ - một cô gái trẻ có ước mơ học đại học nhưng do hoàn cảnh khó khăn phải đi làm "gái". Chỉ sau một lần gặp gỡ mà Cường và Huệ đã yêu nhau, thậm chí lại có cả màn "cầu hôn" giả trước mặt mọi người đầy "tức cười". Nói là tức cười vì trước màn "cầu hôn" này, nhân vật Sính đã "diễn thử" với Huệ (cũng trước mặt mọi người) để Cường sau đó làm theo y hệt.
Cảnh Cường "cầu hôn" Huệ trước mặt mọi người
Hoặc cảnh người mẹ phải bán lợn để lấy tiền lo cho hai cô con gái đi học đại học. Chỉ vì thế mà hai cô con gái thương mẹ, khóc nức nở khiến nhiều khán giả băn khoăn vì câu chuyện "bán lợn" ở nông thôn chẳng phải chuyện gì to tát và "nuôi lợn không để bán thì để làm gì?"... Thậm chí có khán giả còn góp ý, nhà làm phim nên để bà mẹ bán thứ gì đó có giá trị và ý nghĩa hơn như bán nhẫn cưới hay bán một kỷ vật quan trọng nào đó thì cảnh ba mẹ con ôm nhau khóc có lẽ hợp lý hơn.
Bên cạnh khâu kịch bản thì lời thoại và cách diễn của nhiều nhân vật vẫn còn nhàm chán. Câu chuyện "kịch hóa" phim truyền hình Việt vẫn đang được tiếp tục trong "Chân trời trắng" bởi nhiều đoạn, diễn viên đối thoại với nhau như đóng kịch, cách nói gượng gạo, khô cứng và thiếu sức sống.
Theo TTVN
Phim 'Chân trời trắng' bị khán giả tố xúc phạm ngành y "Chân trời trắng là phim tệ hại và bịa đặt về ngành y, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của sinh viên nói riêng và các y bác sĩ nói chung" - một y tá bức xúc. Bộ phim Chân trời trắng (đạo diễn Phạm Gia Phương - Nguyễn Đức Hiếu, đang phát sóng trong chương trình Rubic của kênh VTV3, 14h30...