Dỡ tên lửa chỉ là đòn nghi binh của Triều Tiên
Mặc dù Triều Tiên đã rút các tên lửa tầm trung Musudan khỏi căn cứ phóng nhưng một số tên lửa như Scud và Rodong vẫn được triển khai ở bờ biển phía đông nước này và có vẻ như chúng đang được đặt trong tình trạng báo động cao.
Thông tin trên vừa được tờ nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn lời nguồn tin Bộ Quốc phòng hôm qua (8/5) đưa ra.
Ông cũng cho rằng việc dỡ bỏ tên lửa Musudan có thể chỉ là một mánh khóe của Triều Tiên.
Tên lửa Musudan trong một buổi diễu binh năm 2010 tại Quảng trường Kim Nhật Thành
Người phát ngôn của Bộ Quốc phóng Hàn Quốc – ông Kim Min-seok từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về việc dỡ bỏ tên lửa Musudan của Triều Tiên, chỉ cho biết đó là “một vấn đề tình báo”. Ông cũng từ chối xác nhận liệu Triều Tiên có giảm mức độ cảnh báo hay không.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 7/5, hãng thông tấn HànQuốc Yonhap đưa tin, hai tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan được cho là được đặt vào vị trí sẵn sàng từ hồi tháng 4 vừa qua đã được rút khỏi căn cứ phóng tên lửa ở bờ biển phía đông Triều Tiên.
Động thái trên diễn ra tiếp sau động thái Bình Nhưỡng gỡ bỏ tình trạng báo động chiến đấu cao nhất đối với lực lượng vũ trang của nước này.
Hiện vẫn chưa rõ liệu hai tên lửa Musudan này sẽ được tái triển khai hay đưa vào kho vũ khí, tuy nhiên, hãng tin Reuters dẫn lời một nguồn tin giấu tên trong chính phủ Mỹ cho biết, trường hợp thứ hai có vẻ có khả năng hơn.
Trước đó, Bình Nhưỡng đã triển khai các tên lửa tới khu vực này và đặt vào trạng thái sẵn sàng phóng như một biện pháp răn đe và phản đối cuộc tập trận chung thường niên “Đại bàng non” kéo dài 2 tháng vừa kết thúc hôm 30/4 của quân đội Mỹ và Hàn Quốc.
Với việc triển khai hai tên lửa Musudan của Triều Tiên đã khiến Mỹ và các đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc phải chuẩn bị đối phó với một cuộc phóng tên lửa từ phía Bình Nhưỡng.
Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa, trong khi quân đội Mỹ triển khai hai khu trục hạm có trang bị các vũ khí chống tên lửa cùng một radar di động tới khu vực nhằm đối phó với bất cứ vụ phóng tên lửa nào. Các chỉ huy quân sự Mỹ thậm chí nói với quốc hội nước này rằng các lực lượng Mỹ sẵn sàng bắn hạ bất cứ tên lửa nào đe dọa những đồng minh hoặc các cơ sở của Mỹ ở đảo Guam .
Tên lửa Musudan được thiết kế dựa trên tên lửa phóng từ tàu ngầm SS-N-6 do Hải quân Liên bang Xô Viết cũ nghiên cứu chế tạo từ những năm 1960. Các báo cáo về loại tên lửa này lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí phương Tây vào giữa những năm 2000. Thế giới lần đầu tiên nhìn thấy tên lửa Musudan vào năm 2010, khi chúng tham gia trong cuộc diễu hành quân sự ở Bình Nhưỡng nhưng chưa được tiến hành phóng thử hoặc Triều Tiên không công khai vụ phóng tên lửa này.
Một tên lửa Musudan có tầm bắn tối thiểu khoảng 400 dặm (gần 640km) và tầm bắn tối đa là 3.500 dặm (5.600km), đủ để vươn tới Hàn Quốc, Nhật Bản, một phần lớn lãnh thổ Trung Quốc và Nga cũng như các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam . Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng 1,2 tấn.
Theo vietbao
Trung Quốc "sa lầy" dự án ở Triều Tiên
Là đồng minh thân thiết lâu năm, vậy nhưngTrung Quốccũng đang tỏ ra giận dữ trước cách hành xử củaBình Nhưỡng.Đã có không ít dự án hợp tác giữa hai nước được triển khai rầm rộ rồi bị bỏ dở khiếnBắc Kinhphải "ngậm bồ hòn".
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu dịu lắng, CHDCND Triều Tiên liên tục có những bước đi khiến Mỹ và đồng minh lo ngại, đỉnh điểm là việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa mang vệ tinh vào vũ trụ ngày 12/12/2012, tiếp đó là là vụ thử hạt nhân hôm 12/2.
Từ đó tới nay là hàng loạt hành động đe dọa của Triều Tiên, từ lời nói mang tính đe dọa chiến tranh, tới hành động tập trận gần biên giới với Hàn Quốc, đưa tên lửa tầm trung lên bệ phóng... Thậm chí, mới đây quan chức quân đội Trung Quốc còn đưa ra cảnh báo Triều Tiên có thể sắp thử hạt nhân lần thứ 4.
Dù Triều Tiên có nhiều hành động làm căng thẳng tình hình trên bán đảo Triều Tiên, nhưng Trung Quốc với ảnh hưởng của mình vẫn chỉ đưa ra một vài tuyên bố mang tính "nhân nhượng cho Triều Tiên".
Trong chuỗi hành động leo thang của Bình Nhưỡng, Mỹ luôn trông ngóng hành động từ phía Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhiều lần đề nghị Bắc Kinh bằng ảnh hưởng của mình can thiệp để hạn chế những hành động khiêu khích từ phía Bình Nhưỡng. Nhưng đáp lại, Bắc Kinh chỉ đưa ra những tuyên bố chung chung, như các nước cần kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, phản đối mọi hành động khiêu khích...
Trong khi đó, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 6/4 (giờ địa phương), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hối thúc Trung Quốc bằng ảnh hưởng của mình thuyết phục Triều Tiên thôi kích động căng thẳng. Ông nói Liên hợp quốc sẵn sàng duy trì đối thoại với Trung Quốc và các bên liên quan để giải quyết tình hình bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình.
Đáp lại, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định lập trường của Trung Quốc là tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên phải được giải quyết thông qua đối thoại, đàm phán hướng đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên phải được tiếp tục Bắc Kinh phản đối bất kỳ hành động và lời lẽ khiêu khích nào và sẽ không cho phép việc gây sự xảy ra ở ngưỡng cửa Trung Quốc.
Ngay sau đó một ngày (7/4), Trong bài phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao đang diễn ra tại đảo Hải Nam (Trung Quốc), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuy không nêu đích danh CHDCND Triều Tiên nhưng ông phản đối sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và cảnh báo việc chống lại sự bất ổn khu vực.
"Không một quốc gia nào được phép đưa một khu vực hay cả thế giới vào hỗn loạn vì lợi ích cá nhân ích kỷ", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu.
Từ khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khởi phát tới nay, hành động có thể xem là "cứng rắn" nhất của Bác Kinh với Triều Tiên đó là ủng hộ lệnh cấm vận của Liên hợp quốc với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân hôm 12/2. Còn ngoài ra chỉ dừng lại là những tuyên bố, khuyến cáo.
Trong khi đó, với các vấn đề khác như biển Đông, biển Hoa Đông, Trung Quốc lại rất "mạnh bạo", không chỉ dừng lại ở lời nói, Bắc Kinh đã có nhiều hành động nối tiếp nhau gây lo ngại cho khu vực, như cử tàu tuần tra tới các vùng biển, đảo mà Bắc Kinh tự tuyên bố chủ quyền, mở tuyến du lịch tới quẩn đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không tranh cái của Việt Nam...
Người ta đặt câu hỏi tại sao với Triều Tiên, Bắc Kinh luôn nhân nhượng, còn với các nước khác trong khu vực Bắc Kinh luôn gây hấn, đe dọa?
Và một phần lời giải được kiểm chứng qua các dự án Trung Quốc "đã trót" đầu tư trên đất Triều Tiên. Tuy rằng, tới nay nó vẫn là những "trái đắng".
Dẫn chứng về những dự án hợp tác giữa Trung Quốc và Triều Tiên, tờ The Globe and Mail lấy ví dụ điển hình là khu Đô thị mới Dandong của Triều Tiên, với kỳ vọng ban đầu là biểu tượng cho sự hợp tác Trung - Triều. Tuy nhiên, khu đô thị được đầu tư nhiều tỷ USD với những tòa cao ốc mọc lên được bao quanh bởi những trung tâm thương mại khổng lồ, thậm chí còn to hơn cả những tòa nhà chính phủ. Thêm một vòng đu quay lớn cùng một sân bóng rổ tiêu chuẩn quốc tế càng khiến quang cảnh khu đô thị thêm ấn tượng.
Hòn đảo Hwanggumpyong của Triều Tiên từng được Trung Quốc kỳ vọng nhiều vẫn chưa có dấu hiệu của sự đầu tư.
Nhưng, cũng giống như mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, những công trình xây dựng đó chỉ ấn tượng khi nhìn từ xa. Một khi đã đến khu đô thị mới, bạn sẽ hiểu vì sao những người dân địa phương gọi đây là "thành phố ma".
Bất chấp nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc buộc các viên chức tới sống ở đây, chỉ có lèo tèo một vài người dân giữa thành phố với hơn 60 tòa chung cư. Nếu muốn, bạn cũng có thể nằm vài phút giữa đại lộ trung tâm 10 làn xe mà rất ít khả năng sẽ bị xe đụng. Còn vòng đu quay khổng lồ thì chưa từng động đậy.
Rất nhiều người tại Dandong khẳng định thất bại của dự án này là do những lời hứa về cải cách kinh tế không được thực hiện từ phía Triều Tiên.
Bên cạnh khu đô thị mới Dangdong, là thành phố Sinuiju của Triều Tiên ở bên kia bờ sông Yalu. 11 năm trước, Sinuiju được xác định trở thành một "đặc khu kinh tế", nơi Bình Nhưỡng có thể thí điểm cải cách thị trường, thành một Thâm Quyến của Triều Tiên. Thế nhưng Sinuiju giờ đây chỉ là một minh chứng cho sự ảo tưởng, những hứa hẹn chưa bao giờ được thực hiện. Sinuiju chỉ là những tòa nhà không đèn điện, những nhà máy hiếm khi nhả khói.
Tiếp đó là hòn đảo Hwanggumpyong rộng 11km vuông, một phần lãnh thổ của Triều Tiên, 2 năm trước, tại một lễ ký linh đình với sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao hai nước, Bình Nhưỡng tuyên bố chấp thuận cho Bắc Kinh thuê hòn đảo này 100 năm. Trung Quốc đã dự định xây dựng Hwanggumpyong thành một khu công nghiệp, nơi các doanh nghiệp nước mình có thể tận dụng lao động giá rẻ của Triều Tiên. Vậy nhưng một lần nữa, kế hoạch này không được thực hiện. Lối vào Hwanggumpyong từ phía Trung Quốc giờ đã bị một chốt kiểm soát quân sự chặn bằng hàng rào thép gai.
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953, quân đội Trung Quốc ban đầu đóng tại Dandong đã tham gia can thiệp để bảo vệ Triều Tiên trước sự tấn công của Mỹ và Hàn Quốc, góp phần tạo ra đường biên giới liên Triều ngày nay.
Tuy nhiên kể từ đó đến nay Trung Quốc đã thay đổi lớn và không ngừng khuyến khích người láng giềng thực hiện những cải cách từng được Bắc Kinh triển khai những năm 1980, với hy vọng việc mở cửa sẽ giúp kinh tế của Bình Nhưỡng được cải thiện, giảm bớt sự lệ thuộc vào hỗ trợ từ Trung Quốc.
Việc Triều Tiên vẫn một mực từ chối đã khiến Trung Quốc nổi giận, chuyển sang ủng hộ lệnh cấm vận của Liên hợp quốc với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân hôm 12/2.
Theo vietbao
"Huyền thoại đánh chặn" MIG - 31 gặp nạn Đêm qua (23/4), một máy bay đánh chặn MiG-31 của Không Lực Kazakhstan đã gặp nạn trong chuyến bay tập huấn ở miền trung nước này, khiến một phi công thiệt mạng và một trợ lái bị thương. Thông tin trên vừa được các công tố viên quân sự của Kazakhstan đưa ra hôm nay (24/4). Chiến đấu cơ MiG-31 Vụ tai nạn...