Đọ sức mạnh máy bay không người lái giữa Trung-Ấn
Giới quân sự nhận định, máy bay không người lái ( UAV) đóng vai trò rất quan trọng trong khu vực tranh chấp biên giới Trung Quốc và Ấn Độ ở vùng núi Himalaya.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn truyền thông Ấn Độ cho biết, chính phủ nước này hôm 15/7 đã lên kế hoạch mua thêm UAV trinh sát tầm xa Heron từ Israel. Ngoài ra, UAV chiến đấu Predator B do Mỹ sản xuất cũng nằm trong danh sách mua sắm.
Trong khi đó, Trung Quốc đã sử dụng UAV nhiều lần kể từ khi nổ ra xung đột với Ấn Độ tại Đường Kiểm soát thực tế (LAC). Bắc Kinh hồi đầu tháng này đã công bố nhiều bức ảnh được chụp bằng máy bay không người lái về các hoạt động của binh sĩ Ấn Độ ở thung lũng Galwan.
“UAV có thể dễ dàng xâm nhập vào những nơi mà con người không thể tiếp cận, giám sát được những địa điểm khó tuần tra. Về UAV, Ấn Độ gặp bất lợi về cả số lượng lẫn chất lượng”, SCMP dẫn lời nhà phân tích quân sự Chu Chấn Minh làm việc tại Bắc Kinh nói.
Theo SCMP, Israel hiện là nhà cung cấp máy bay không người lái chính cho quân đội Ấn Độ, với các mẫu Heron và Searchers dùng cho nhiệm vụ do thám. Còn các loại như Harpies và Harops được dùng trong các nhiệm vụ chống bức xạ.
Video đang HOT
Một số nguồn tin cho biết, hiện quân đội Ấn Độ trang bị khoảng 70 chiếc Heron. Năm 2018, một chiếc Heron đã bay qua LAC gần Doklam và rơi trên đất Trung Quốc. Ấn Độ cũng tự phát triển một số mẫu UAV tầm trung lưỡng dụng (MALE UAV) như Rustom và Rustom II.
Trong khi đó, Trung Quốc là một trong những quốc gia chế tạo và xuất khẩu UAV lớn nhất thế giới. Một trong những loại được quân đội Trung Quốc dùng nhiều là máy bay không người lái do thám/ chiến đấu GJ-2.
Hiện không rõ Không quân Trung Quốc đưa vào trang bị bao nhiêu chiếc GJ-2, nhưng nước này từng bán 48 phiên bản xuất khẩu của GJ-2 với cái tên Dực Long 2.
SCMP cho biết, Trung Quốc còn triển khai tới vùng biên giới với Ấn Độ một số lượng lớn máy bay không người lái CH-4, từng được thử nghiệm tại Tây Tạng hồi 2018, và BZK-005C từng xuất hiện tại sân bay Lhasa năm 2017.
Mẫu UAV BZK-005C do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: SCMP
Cụ thể, BZK-005C đã tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Tây Tạng hồi đầu năm nay, và bắn thử nghiệm các loại tên lửa và bom dẫn đường xuống nhiều mục tiêu dưới mặt đất.
Ngoài các UAV tấn công, Trung Quốc còn sử dụng một số loại máy bay không người lái cỡ nhỏ bốn cánh quạt (Quadcopter) dài chỉ 20cm trong một số cuộc diễn tập ban đêm ở địa hình đồi núi cao. Các lữ đoàn pháo binh thì dùng UAV hạng nhẹ để phát hiện mục tiêu xa hàng chục km.
“Đối với Ấn Độ, quy trình sản xuất chậm và số lượng UAV rất hạn chế. Trên thế giới, không có loại UAV nào rẻ ngoại trừ các mẫu do Trung Quốc sản xuất, cho nên tôi không thấy Ấn Độ có cơ hội nào để ‘áp đảo’ Trung Quốc về mảng UAV tại vùng biên giới”, ông Chu nói thêm.
Ấn Độ xác minh việc Trung Quốc rút quân ở biên giới
Quân đội Ấn Độ cho biết việc nước này và Trung Quốc cùng rút quân khỏi biên giới là quá trình phức tạp và cần được xác minh liên tục.
"Các chỉ huy cấp cao đã xem xét tiến trình thực hiện việc rút quân giai đoạn một và thảo luận các bước tiếp theo để đảm bảo việc rút quân hoàn tất", đại tá Aman Anand, phát ngôn viên quân đội Ấn Độ, hôm nay cho biết.
Sau cuộc đụng độ biên giới khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng tại thung lũng Galwan thuộc khu vực Ladakh tháng trước, Bắc Kinh và New Delhi đã tiến hành các cuộc đàm phán quân sự và ngoại giao để hạ nhiệt khủng hoảng. Trung Quốc sau đó rút quân khỏi thung lũng Galwan và đến ngày 14/7, các chỉ huy quân sự hàng đầu hai bên đã thảo luận về các bước rút quân tiếp theo, quân đội Ấn Độ cho biết.
"Hai bên vẫn cam kết thực hiện mục tiêu rút quân. Tiến trình này phức tạp và đòi hỏi phải xác minh liên tục", ông Anand nói thêm.
Một đoàn xe của quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc dẫn đến Ladakh hôm 18/6. Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua thông báo đã có tiến bộ trong việc xoa dịu khủng hoảng biên giới và kêu gọi phía Ấn Độ duy trì hòa bình. Trung Quốc trước đó đổ lỗi cho quân đội Ấn Độ kích động cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất 53 năm qua.
Ấn Độ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận phân định đường biên giới dài 3.488 km từ vùng Ladakh ở phía tây đến khu rừng rậm ở phía đông, dù đã đàm phán trong nhiều năm. Hai bên đang quản lý Đường Kiểm soát Thực tế, được coi như biên giới trên thực địa.
Hai bên đang nỗ lực giải quyết tranh chấp ở nhiều khu vực tại Ladakh. Nếu đạt thỏa thuận, quân đội hai nước có thể rút bớt lực lượng mà họ đã triển khai tới khu vực sau khi căng thẳng gia tăng.
Brahma Chellaney, một chuyên gia về quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, cho biết nguy cơ nổ ra đụng độ, thậm chí là xung đột vũ trang, vẫn ở mức cao khi hai bên tiếp tục duy trì lực lượng quân sự lớn trong khu vực.
Nga - Mỹ chạy đua bán vũ khí cho Ấn Độ Nam Á kẹt giữa làn đạn Ấn - Trung Covid-19 mở khe hẹp cho căng thẳng Ấn - Trung Ba lý do Ấn Độ khó đoạn tuyệt Trung Quốc Ấn Độ giữa 'gọng kìm' Pakistan - Trung Quốc
Những cơn 'sóng ngầm' trong quan hệ Ấn - Trung "Ngòi nổ" ở biên giới Ấn - Trung đã được gỡ bỏ khi hai bên cam kết rút quân dọc theo đường Kiểm soát Thực tế. Nhưng điều đó không có nghĩa đối đầu đã chấm dứt bởi thực tế đang có những "cơn sóng ngầm" có thể khuấy đảo mối quan hệ hai láng giềng này bất cứ khi nào. Hòa giải...