Đọ sức Intel Gen 11th và AMD 7nm, lần đầu tiên Intel chiến thắng về hiệu năng chip đồ họa tích hợp
Các cải tiến về bộ xử lý đồ họa tích hợp đã giúp Intel lần đầu bắt kịp và thậm chí còn vượt mặt đối thủ AMD về hiệu năng đồ họa.
Những chip 7nm Ryzen 4000 của AMD đang làm thị trường bộ xử lý cho laptop trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Không lâu sau khi hàng loạt laptop dùng Ryzen 4000 của AMD xuất hiện trên thị trường, đầu tháng này Intel cũng giới thiệu loạt chip Tiger Lake Gen 11th mới của họ – với tuyên bố đây là các bộ xử lý tốt nhất cho những laptop mỏng nhẹ.
Được xây dựng dựa trên tiến trình công nghệ 10nm tương tự dòng chip Gen 10th, nhưng Intel cho biết, dòng Tiger Lake Gen 11th được dùng thiết kế SuperFin mới, mang lại tốc độ nhanh hơn và mức độ tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với người tiền nhiệm. Không những thế, nó còn được tích hợp một vũ khí mới của Intel, bộ xử lý đồ họa tích hợp Xe, với hiệu năng gấp đôi so với thế hệ trước.
Thiết bị tham chiếu của Intel cho Core i7-1185G7
Nhưng trong khi các laptop trang bị dòng chip mới này vẫn chưa ra mắt trên thị trường, phóng viên Monica Chin của The Verge đã được trải nghiệm sức mạnh của dòng bộ xử lý mới trên chiếc laptop mẫu của Intel, được trang bị chip mạnh nhất trong dòng Gen 11th, Core i7-1185G7. Đây là bộ xử lý 4 lõi, 8 luồng, xung nhịp nền 3,0 GHz, có khả năng turbo boost đơn nhân lên tối đa 4,8 GHz hoặc turbo boost tất cả các nhân lên tối đa 4,3 GHz cùng chip đồ họa Xe.
Với hàng loạt cải tiến về công nghệ, rõ ràng dòng bộ xử lý Gen 11th của Intel dễ dàng đánh bại dòng Ice Lake Gen 10th của mình. Nhưng The Verge quyết định so sánh chip laptop mạnh nhất của Intel hiện nay với đối thủ ngang tầm với nó, chip Ryzen 7 4800U với APU Vega 8 (chip đồ họa tích hợp của AMD) trên chiếc Lenovo Ideapad Slim 7, thiết bị phát huy tốt nhất sức mạnh của con chip này.
Lenovo Ideapad Slim 7, thiết bị phát huy tốt nhất hiệu năng của Ryzen 7 4800U.
Bài test cho kết quả thực sự ấn tượng. Sức mạnh đáng kể của chip đồ họa Xe Gen12 trên Core i7-1185G7 đã giúp Intel lần đầu tiên vượt mặt AMD về hiệu năng chip đồ họa tích hợp trên bộ xử lý.
Cụ thể hơn, thiết bị dùng chip Intel có thể chơi Overwatch ở độ phân giải 1080p với tốc độ khung hình Ultra (trung bình 89fps) và Epic (trung bình 59fps). Trong khi đó, đối thủ của nó, R7-4800U chỉ có thể đạt được tốc độ 46fps ở chế độ Ultra.
Video đang HOT
Điều tương tự cũng lặp lại với một số tựa game khác như Final Fantansy XV, XIV và World of Tanks, khi Intel Core i7-1185G7 đều có tốc độ khung hình cao hơn so với đối thủ. Đặc biệt, đối với tựa game Final Fantasy XIV và World of Tanks, thậm chí Intel Core i7-1185G7 còn nhỉnh hơn đối thủ về tốc độ khung hình khi ở mức công suất 15W, thay vì cần ngốn đến 28W.
Tuy nhiên, với các tựa game như F1 2019 và Civilization 6, con chip của Intel lại đi sau đối thủ một chút về tốc độ khung hình. Dù sao đi nữa, đây cũng là lần đầu tiên, bộ xử lý đồ họa tích hợp của Intel thực sự đuổi kịp và còn vượt qua đối thủ AMD. Với sức mạnh này, thậm chí người dùng còn không cần phải tìm mua các laptop được trang bị GPU cơ bản như Nvidia MX350 để chơi các game thông thường nữa.
Tuy nhiên, sức mạnh đồ họa lại là điểm nhấn ấn tượng nhất trong cuộc đua giữa Core i7-1185G7 và đối thủ Ryzen 7 4800U. Trong cuộc đua về điểm số CPU, bộ xử lý của Intel hoàn toàn dưới cơ đối thủ AMD ngay cả khi tăng công suất tiêu thụ từ 15W lên 28W. Đây là điều không mấy ngạc nhiên khi bộ xử lý Ryzen 7 4800U có gấp đôi số nhân và luồng so với chip Intel.
Trong các bài test mà trang Tom’s Hardware thực hiện trên các công cụ Geekbench 5.2 và Handbrake Video Editing đều cho thấy sự vượt trội của AMD về hiệu năng so với Intel, đặc biệt trong các bài test về hiệu năng đa nhân. Bộ xử lý Intel chỉ qua mặt được đối thủ AMD trong bài test Geekbench 5.2 đối với hiệu năng đơn nhân.
Điều tương tự cũng đúng với bài test trên Cinebench R20, khi Core i7-1185G7 vượt mặt đối thủ 4800U trong bài test đơn nhân nhưng lại để thua trong bài test đa nhân.
Một bài test khác cũng được các trang review chú ý là các tác vụ liên quan đến mã hóa và giải mã. Các tác vụ này thường xuyên được sử dụng trong khi lướt web nhằm bảo vệ các thông tin nhạy cảm của người dùng như thẻ tín dụng, hay thông tin đăng nhập trực tuyến, khỏi các hacker online.
Bài test về khả năng mã hóa và giải mã giữa Core i7 Gen 11th và Ryzen 7 4800U
Bài test về khả năng xử lý trên mạng neural giữa chip Intel và AMD.
Bên cạnh đó còn có các bài test về khả năng xử lý hình ảnh cũng như các tác vụ trí tuệ nhân tạo. Kết quả của các bài test này cũng như khả năng mã hóa và giải mã đều cho thấy phần thắng thuộc về bộ xử lý của Intel.
Cho dù các bài test này mới chỉ được thực hiện trên thiết bị tham chiếu của Intel, nơi phát huy tốt nhất sức mạnh cho bộ xử lý mới, nó cũng cho thấy các cải thiện đáng kể về hiệu năng và sức mạnh trong chip Intel mới. Cho dù vẫn ở tiến trình 10nm cũng như số nhân và luồng xử lý kém hơn đối thủ, nhưng các cải thiện vượt bậc về đồ họa cũng như các tác vụ khác đã cho thấy nỗ lực đáng khen của Intel trong thời gian vừa qua.
Các bài kiểm tra này cho thấy, những laptop được trang bị bộ xử lý Gen 11th mới của Intel đáng chờ đón như thế nào khi chúng ra mắt trong thời gian không xa tới đây.
Công ty CPU không tên tuổi tuyên bố đạt hiệu năng vượt mặt Intel
Nuvia không phải là một cái tên quen thuộc trong làng thiết kế CPU. Thế nhưng startup này hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về hiệu năng CPU cho hệ thống máy chủ đám mây.
Theo Nuvia, các SoC máy chủ Orion dựa trên nhân ARM Phoenix của họ sẽ mang lại hiệu năng đơn luồng cao hơn 2 lần khi so sánh với những thiết kế x86 hiện tại trên AMD Zen 2 hay Intel Sunny Cove. Đồng thời, kiến trúc mới của Nuvia còn được công bố là chỉ tiêu thụ 1/3 điện năng.
Thoạt nghe, lời hứa của Nuvia có vẻ rất táo bạo. Tuy nhiên, những người sáng lập công ty, bao gồm John Bruno, Manu Gulati và Gerard Williams III đã từng phát triển thành công các bộ xử lý cũng như kiến trúc hệ thống cho Apple, AMD, ARM và Google.
Công ty này được thành lập vào năm 2019 với mục tiêu phá vỡ sự thống lĩnh thị trường vi xử lý máy chủ đám mây của các ông lớn bằng cách cung cấp hiệu năng cao hơn nhưng chỉ tiêu thụ một phần nhỏ điện năng so với các SoC x86.
SoC Orion của Nuvia sử dụng lõi Phoenix độc quyền, nhiều khả năng là dựa trên kiến trúc ARMv9, nhưng pipeline CPU được đại tu lại hoàn toàn, cùng một số cải tiến của riêng họ. Theo nhà phát triển, họ muốn Orion/Phoenix mang đến hiệu năng đơn luồng cao nhất có thể, duy trì ở mức tần suất sử dụng cũng như xung nhịp cao.
Các bộ xử lý máy chủ hiện đại có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm nhân, nhưng vì TDP của CPU có hạn nên những "con quái vật" đa nhân thường khó có thể vượt qua 10 W/nhân. Theo Nuvia, điểm hấp dẫn đối với bộ xử lý máy chủ là chỉ tiêu thụ chưa đến 5 W/nhân. Đây chính là thứ mà ARM có thể đánh bại x86 về hiệu năng đơn luồng. Theo Nuvia, dẫu các nhân x86 có thể mở rộng lên mức 20 W/nhân, hiệu năng của các giải pháp x86 sẽ "chỉ nhanh hơn 40% - 50%".
"Giải pháp tối ưu là hoàn thành khối lượng công việc trong thời gian ngắn nhất có thể, trong khi tiêu thụ ít điện năng nhất", John Bruno, người sáng lập và là Phó chủ tịch Kỹ thuật hệ thống tại Nuvia, cho biết.
"Nuvia đang thiết kế nhân Phoenix nhằm đáp ứng những mục tiêu này. SoC được xây dựng dựa trên các nhân Phoenix và sử dụng cơ sở hạ tầng phần cứng cụ thể để hỗ trợ hiệu năng cao nhất cho khối lượng công việc đám mây thực mà không bị tắc nghẽn", ông Bruno nói thêm.
Để chứng minh điều đó, Nuvia đã trình diễn hiệu năng trên mỗi Watt của nhiều CPU hiện đại trên Geekbench 5. Bài so sánh của công ty bao gồm các CPU: Apple A13, A12Z, AMD Ryzen 7 4700U (Zen 2), Intel Core i7-1068NG7 (Sunny Cove), Core i7-8750H (Skylake) cùng SoC Qualcomm Snapdragon 865.
Dựa trên dữ liệu do Nuvia chứng minh, các nhân CPU của họ có thể mang lại hiệu năng cao hơn khoảng 50% trong Geekbench 5 khi so kè với AMD Zen 2 và Intel Sunny Cove ở mức chỉ 1/3 điện năng. Hơn nữa, Nuvia cho biết rằng, ở hiện tại, họ chưa thể tiết lộ toàn bộ tiềm năng của những nhân này.
Hiện tại, Nuvia chỉ trình diễn hiệu năng mô phỏng của các SoC Orion dựa trên nhân Phoenix của mình. Vì vậy, Nuvia vẫn phải chứng minh năng lực bằng sản phẩm thực trong thời gian tới.
Nuvia tự tin tuyên bố rằng họ sẽ duy trì hiệu năng đơn luồng dẫn đầu này trên mỗi watt và đặt mục tiêu đưa các SoC Orion đầu tiên ra thị trường trong vòng 18 tháng tới, vào khoảng cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.
CPU Intel Tiger Lake sẽ được trang bị chip đồ hoạ Xe cực khủng, có thể chơi mượt Battlefield V ở độ phân giải 1080p Để AMD lấn lướt trên mặt trận PC để bàn, Intel quyết tâm phản đòn bằng cách xây chắc vị thế trên thị trường laptop của mình Intel Xe chơi Battlefield V ở thiết lập High 1080p Mới đây, Ryan Shrout, Chiến lược gia trưởng về hiệu năng của Intel đã đăng tải một clip demo về hiệu năng của dòng CPU Tiger...