Đọ sức các siêu cơ tối tân của Nga, Mỹ
Trong số các loại chiến đấu cơ hứa hẹn tiến sâu vào thế kỷ 21 và xa hơn, máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ, Sukhoi T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc hiện đang đứng đầu bảng.
T-50 đang được chào mời ở một số quốc gia và đồng minh của Nga vốn đang tìm kiếm một phương án khác ngoài F-35 của hãng Lockheed Martin của Mỹ. Nga dự tính bán khoảng 1.000 chiếc trên toàn cầu.
Business Insider đã so sánh hai loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ là F-35 và của Nga là T-50, và cho rằng F-35 vẫn vượt trội hơn T-50. Trong các ảnh là máy bay T-50 của Nga.
Các máy bay chiến đấu chia làm các thế hệ khác nhau. Hiện nay, tối tân nhất là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất đang vận hành là F-22 của Mỹ, nhưng Nga đang muốn đưa T-50 vào biên chế sớm.
Với thiết kế hai động cơ, T-50 gần giống như phiên bản Raptor F-22 đã 20 năm tuổi của Mỹ.
Nga không so sánh T-50 với F-35, vì có ý muốn cạnh tranh với F-22, nhưng F-35 mới là tương lai của Mỹ và các đồng minh.
Video đang HOT
T-50 sẽ là trụ cột cho không quân Nga, nhưng Mỹ cho rằng khả năng tàng hình của máy bay này không bằng F-35 (trong khi người Nga lại nghĩ ngược lại).
Mặc dù tốc độ tối đa của T-50 là 1.300 m/h, còn F-35 là 1.200 m/h, song máy bay của Mỹ lại có thể phóng tên lửa và bom thông minh khi bay nhanh hơn tốc độ âm thanh.
Cả hai máy bay đều có thể bảo vệ các mục tiêu trên bộ, nhưng F-35 thực hiện nhiệm vụ này tốt hơn. Còn T-50 lại thích hợp với giao chiến trên không hơn.
T-50 được cho là có tầm bắn vũ khí xuất sắc, nhưng F-35 lại có ba mức độ phân chia cho các nhiệm vụ cụ thể.
Nga hy vọng nắm bắt thị trường máy bay tàng hình thế hệ thứ năm, nhưng F-35 có thể sẽ là loại chiến đấu cơ của các nước đồng minh của Mỹ trong các thập kỷ tới với một vài quốc gia đã ký hợp đồng.
T-50 có thể cất cánh với đường băng tương đối ngắn, chỉ khoảng 300m, nhưng F-35 vừa có cả loại cất cánh đường băng ngắn, vừa có phiên bản cất cánh theo chiều thẳng đứng.
T-50 vẫn chưa ra thực địa và phi đội đầu tiên bước sẽ vào giai đoạn đánh giá vào năm nay. Nhưng F-35 đã được chuyển sang các trường đào tạo cho phi công với cả ba phiên bản.
Và F-35 trông đặc biệt ấn tượng khi nhìn từ trong buồng lái.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Mỹ triển khai hệ thống tên lửa tối tân tại Hàn Quốc
Washington đang xem xét kế hoạch triển khai một hệ thống tên lửa phòng thủ tối tân tại Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên. Thông tin trên vừa được tờ Wall Street Journal trích dẫn lời các quan chức quốc phòng đưa ra hôm nay (28/5).
Washington đã tiến hành một cuộc khảo sát thực địa tại Hàn Quốc về các địa điểm tiềm năng có thể triển khai hệ thống đánh chặn THAAD, nhưng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra, giới chức Mỹ cho biết.
Một quan chức quốc phòng cho hay, Washington có thể tạm thời triển khai hệ thống THAAD tới Hàn Quốc và sau đó sẽ thay thế nó bằng một hệ thống do Seoul đặt mua. Hoặc Mỹ cũng có thể cho phép Hàn Quốc mua hệ thống của riêng nước này.
Mỹ có kế hoạch mua 7 hệ thống THAAD, nhưng cho tới nay mới chỉ có 3 hệ thống được đưa vào vận hành và các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn tranh cãi về việc sẽ triển khai các hệ thống còn lại ở đâu. Mỗi hệ thống đánh chặn THAAD có giá khoảng 950 triệu USD.
Triển khai hệ thống THAAD tới Hàn Quốc có thể là một động lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc với Mỹ và Nhật Bản trong kế hoạch phòng thủ tên lửa khu vực.
Sức mạnh hệ thống tên lửa phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối THAAD
THAAD là viết tắt của cụm từ Terminal High Altitude Area Defense (hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối). Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động.
THAAD được thiết kế và phát triển bởi Lockheed Martin. Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC ("trái tim" của mỗi trung tâm là hệ thống xử lý dữ liệu Hewlett-Packard HP-735).
Trong đó, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km.
Khi chiến đấu, "mắt thần" AN/TPY-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu (các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung). Nó cũng có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn.
THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn "hit-to-kill" (truy đuổi - tiêu diệt) tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Đạn tên lửa có chiều dài 6,17m, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200km, tầm cao 25km.
Giai đoạn tiếp cận tên lửa địch, THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để truy theo mục tiêu. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu bằng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao, không sử dụng đầu đạn chứa thuốc nổ như tên lửa thông thường.
Trong những lần thử nghiệm, THAAD đã chứng minh khả năng tương thích dữ liệu mục tiêu cùng với hệ thống đánh chặn Aegis và Patriot PAC-3.
THAAD cùng với Aegis, Patriot PAC-3 tạo nên hệ thống đánh chặn 3 tầng. Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên "cái ô che chắn" cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.
Đan Khanh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tàu sân bay Nga 'chọc' vào điểm yếu của NATO Business Insider đưa tin hôm 28/5, tàu sân bay của Nga là Đô đốc Kuznetsov đã đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Hà Lan. Mặc dù Hải quân Hà Lan đã phát hiện ra tàu Kuznetsov nhiều ngày trước đó nhưng họ không thể theo sát tàu chiến của Nga khi đi qua vùng lãnh hải của quốc gia này. Tàu...