Đo sự hài lòng của người dân với cơ quan hành chính
Ngày 20-12, Bộ Nội vụ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, một số bộ, ngành và địa phương chưa thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. Trách nhiệm của người đứng đầu chưa được phát huy. Những biểu hiện nể nang, dĩ hòa vi quý còn phổ biến. Ngoài ra, công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, sử dụng cán bộ còn bộc lộ những bất cập, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế còn khá phổ biến. Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết, năm 2014, ngành Nội vụ sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính. Đặc biệt, sẽ triển khai đề án Đo lường sự hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước.
Theo ANTD
Video đang HOT
Nhiều cơ quan nhà nước thường tìm cách "né" báo chí
Đó là thông tin được đưa ra tại khóa học "Những vấn đề pháp lý liên quan đến cung cấp thông tin cho báo chí" do Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ nghiệp vụ báo chí đã tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 4/12.
Theo ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ nghiệp vụ báo chí, nhiều cơ quan hành chính nhà nước tìm cách né tránh báo chí, lúc báo chí tiếp cận thì đùn đẩy, nhiều nơi còn vòng vo. Vì thế báo chí tiếp cận với các nguồn thông tin vô cùng khó khăn. Ở những cơ quan hành chính nhà nước, công việc tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí không thường xuyên, đầy đủ, nên những thông tin chính thống bị hạn chế.
Ông Đỗ Quý Doãn phát biểu tại khóa học
"Trong luật có điều cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức cá nhân thông tin về những việc mà báo chí nêu. Nhưng thực chất, theo số liệu mới nhất chỉ 25% các cơ quan, tổ chức thực hiện việc trả lời báo chí. Mà 25% đó không phải nói một cách đầy đủ tất cả những vấn đề mà báo chí nêu. Nhu cầu xã hội thông tin phát triển như vậy mà việc thực hiện trả lời báo chí như thế thì đây là một điều làm cho chúng ta hết sức quan tâm", ông Doãn nói.
Cũng theo ông Doãn, vấn đề phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là một việc được đặt ra cũng là một cái nét hết sức cơ bản, quan trọng hay còn gọi là văn minh trong thời đại thông tin. Bởi vì trong thời đại hiện nay, khi các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển một cách "kinh khủng" thì các phương tiện thông tin truyền thống không còn độc quyền như trước. Nếu một vấn đề xảy ra, tất cả các cơ quan báo chí không nói, mạng xã hội sẽ nói và nói theo cách của họ. Và khi đó sẽ ảnh hưởng đến mặt định hình dư luận, định hướng nhận thức.
Các nhà báo, phóng viên của các báo đài trung ương và địa phương tham dự khóa học
Một đất nướccó 485 cơ quan báo chí với 1.050 ấn phẩm báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương, 650 đài huyện và hàng ngàn đài truyền thanh cơ sở, một đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được cấp thẻ từ trung ương đến cơ sở đều do Đảng và Nhà nước quản lý, vậy mà có những lúc thông tin trong xã hội chúng ta không định hướng được dư luận. Vì sao? Một phần do phát ngôn và cung cấp thông tin không kịp thời, không chủ động, dẫn đến tất cả các phương tiện thông tin khác đưa trước, định hình trước, hướng dư luận trước, sau đó báo chí cmới nói lại, khi đó không còn ý nghĩa nữa.
"Chính vì vậy trong quá trình thực hiện, vấn đề đặt ra làm thế nào để báo chí tiếp cận thông tin nhanh nhất, chính xác nhất và người hưởng thụ là công chúng chứ không phải ai khác", ông Doãn nhấn mạnh.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Nâng cao tinh thần, ý thức thượng tôn pháp luật Tiến tới Ngày Pháp luật Việt Nam đầu tiên (ngày 9-11-2013), hôm qua (1-11), Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo thông báo tính chất, ý nghĩa và nội dụng triển khai các hoạt động liên quan. Ông Trần Tiến Dũng - Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, kể từ năm nay, Ngày Pháp luật Việt Nam...