Đồ Sơn – miền di sản nơi cửa biển
Khi đến Hải Phòng, du khách không thể bỏ qua vùng đất Đồ Sơn, nơi có nhiều điển tích, di tích lịch sử, đền chùa linh thiêng, núi non uốn lượn bờ biển như thế rồng chầu bao bọc lấy đất liền.
Đồ Sơn là vùng đất nổi tiếng với nhiều di sản hấp dẫn du khách. Trong ảnh: Tháp Tường Long, một thắng cảnh ở Đồ Sơn
Được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại, Đồ Sơn mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của cả một vùng trời mây sóng nước, ghi dấu những truyền thuyết.
Là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển, Đồ Sơn được ví như một con rồng chầu về viên ngọc là đảo Hòn Dấu. Viên ngọc này hiện là tâm điểm khai thác tiềm năng du lịch của Đồ Sơn. Nơi đây còn được gọi là núi Cửu Long – chín rồng, với câu ca rằng: “Chín con theo mẹ ròng ròng/ Còn một con út nảy lòng bất nhân”.
Nhờ “thế núi dầm chân xuống biển”, phong cảnh non nước hữu tình, nên cuối thế kỷ XIX, Đồ Sơn được người Pháp xây dựng thành khu nghỉ mát nổi tiếng cho sỹ quan và giới thượng lưu.
Người dân Đồ Sơn thường tự hào rằng, về với Đồ Sơn để thăm núi Độc có đền thời Bà Đế, theo tàu ra đảo Hòn Dấu vào tạ Lão Đảo Thần Vương, hoặc lên núi Tháp, xuống chùa Hang để hiểu thêm về đạo Phật; xem hội chọi trâu để tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc… là những nhu cầu tâm linh của nhân dân và du khách thập phương.
Điểm nhấn ấn tượng khi nhắc đến Đồ Sơn có thể kể đến cụm di tích chùa – tháp Tường Long, di tích văn hóa lịch sử với cả ngàn năm tuổi được xây dựng từ thời nhà Lý, nằm trên đỉnh núi Long Sơn (phường Ngọc Xuyên), ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn chạy dọc bán đảo Đồ Sơn.
Rời điểm di tích chùa Tháp, du khách có thể đến chùa Hang, nơi có vẻ đẹp không kém các khu di tích tâm linh nổi tiếng. Chùa Hang có vị trí địa lý rất phong thủy, lưng tựa núi, mặt hướng biển. Đây là ngôi chùa đầu tiên ở vùng biển.
Không chỉ các ngôi chùa có niên đại cổ, mà Đồ Sơn còn nổi tiếng với đền Cô Chín Suối Rồng, đền Bà Đế, đền Mẫu Vừng, đền ông Hoàng Bơ.
Mỗi ngôi đền đều gắn với các điển tích từ xa xưa, mang ý nghĩa tâm linh, nét văn hóa về cách sống tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo… Đặc biệt là tinh thần đoàn kết, gắn bó, bao dung. Đây chính là nét truyền thống làm nên giá trị lịch sử ngàn năm văn hiến, nhớ về nguồn cội và gìn giữ bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.
Video đang HOT
Tiếp đến là đảo Hòn Dáu – vùng đất thiêng của xứ Đông, nơi thờ thần Nam Hải Đại Vương, người luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến ra khơi an toàn, bội thu. Ngoài ra, Đồ Sơn còn có các điểm đến tâm linh đầy hấp dẫn khác như đình Ngọc Xuyên, đền Nghè, đền Vạn Chài…
Được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại, đến với Đồ Sơn, du khách có dịp tham quan, chiêm bái đền Bà Đế nổi tiếng linh thiêng. Đền nép mình vào dãy núi Độc, phía trước là biển khơi bao la, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Chính điện đặt ban thờ Đông Nhạc Đế Bà – Trịnh chúa phu nhân, bên trái là cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu, bên phải là cung thờ Vua Thủy Tề. Khuôn viên đền còn có ban thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, miếu thờ quan sứ giả và gác chuông. Hàng năm, người dân và du khách thập phương tấp nập đến đền để cầu bình an, tài lộc, đặc biệt xin giải nỗi oan khuất mà bản thân hay gia đình đang gặp phải.
Không chỉ là điểm đến tâm linh đầy hấp dẫn, Đồ Sơn còn là vùng đất chứa đựng những giá trị lịch sử vô cùng quý giá, là nơi giáo dục về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Đồ Sơn có di tích lịch sử bến Nghiêng – nơi chứng kiến những người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam, trở thành một cột mốc đánh dấu thắng lợi hoàn toàn sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bến Nghiêng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ vận tải tiếp tế hàng hóa cho cuộc chiến đấu bảo vệ đảo đèn Hòn Dáu – mắt ngọc của Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Một di tích nữa cũng liên quan đến lịch sử của dân tộc, đó là bến K15 – nơi xuất phát của những con tàu không số huyền thoại chi viện cho chiến trường miền Nam, khai thông con đường vận tải chiến lược “đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Đồ Sơn còn một hoạt động văn hóa truyền thống nổi tiếng của vùng duyên hải ven biển, đó là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. “Dù ai buôn đâu bán đâu/ Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm bề/ Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”.
Trâu trọi được tuyển chọn, nuôi riêng chuồng. Sau khi làm lễ tế thần thì chính thức được gọi là “ông trâu”, là biểu tượng của tâm linh, niềm tin và ước vọng của người dân. Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển.
3 ngày 2 đêm: Khám phá đất trời kỳ vĩ Lai Châu
Được thiên nhiên ban tặng cảnh quan thiên nhiên núi non hùng vĩ, hang động kỳ ảo, những thửa ruộng bậc thang cùng vô số cảnh đẹp làm say đắm lòng người, Lai Châu là một trong những địa điểm du lịch được ưa chuộng
Những địa điểm nên khám phá khi đến Lai Châu
Quần thể hang động Pu Sam Cáp
Vẻ đẹp huyền ảo của hang động Pu Sam Cáp (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu).
Quần thể này thuộc dãy Pu Sam Cáp có độ cao khoảng 1.300m gồm 3 hang động lớn: Thiên Môn, Thủy Tinh và Thiên Đường. Quần thể Pu Sam Cáp là sản phẩm kỳ vĩ của tạo hóa với cảnh sắc thơ mộng, quyến rũ, huyền ảo nhưng cũng không kém phần nguy nga tráng lệ. Đi vào trong, du khách sẽ cảm nhận được hơi mát từ đá, tiếng nước lắng trên đá tí tách nhỏ xuống.
Cầu kính Rồng Mây
Ở độ cao 2.200 m, dài 60m, khu du lịch Cầu kính Rồng Mây được ví như "kỳ quan - tiên cảnh - đất trời". Nơi đây thu hút bởi quang cảnh thiên nhiên kỳ vĩ của vùng đất mù sương cùng với những núi đá nhấp nhô của Tây Bắc.
Du khách sẽ được trải nghiệm đi trên cầu kính cao ngất hay trải nghiệm các trò chơi mạo hiểm như nhảy Bungee, buông mình khỏi cây cầu kính với độ cao hơn 300m. Đây sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với những ai đam mê mạo hiểm, cảm giác mạnh.
Đèo Ô Quy Hồ
Vẻ đẹp mây trời cùng Đèo Ô Quy Hồ (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu).
Dù chưa đến nhưng chắc hẳn ai cũng từng nghe qua cái tên này. Đèo Ô Quy Hồ nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai là một trong số những đường đèo dài, nguy hiểm và hùng vĩ bậc nhất phía Bắc Việt Nam. Ở độ cao 2.000m, đèo nằm giữa mây núi ngút ngàn, cung đường đèo mềm mại, trải dài như lụa uốn mình qua những vách núi dựng đứng.
Cánh đồng Mường Than
Cánh đồng lúa Mường Than (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu).
Đây cũng là một trong những địa điểm nổi tiếng của miền núi Tây Bắc. Đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn cánh đồng lúa mênh mông đẹp như tranh vẽ. Đến mùa lúa chín, du khách sẽ nhìn thấy một màu vàng trải dài cả một khu vực rộng lớn. Đây sẽ là một trải nghiệm rất thú vị mang lại cảm giác yên bình cho những du khách đến thăm.
Tour 3 ngày 2 đêm khám phá đất trời Lai Châu
Nếu như du khách muốn trải nghiệm du lịch Lai Châu dài ngày mà phân vân không biết nên lựa chọn những địa điểm tham quan nào thì dưới đây là 2 tour tham quan Lai châu 3 ngày 2 đêm được nhiều du khách lựa chọn nhất.
Tour 1: Thành phố lai Châu - Bản Sin Suối Hồ - chinh phục đỉnh Bạch Mộc Lương Tử (3.044m)
Điểm dừng chân đầu tiên của tour này là Thành phố Lai Châu. Sau khi đã tham quan Tượng đài Bác Hồ và chợ San Thàng, du khách sẽ được di chuyển đến địa điểm thứ 2 rất nổi tiếng là bản Sin Suối Hồ. Nơi đây nhận giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN năm 2023.
Bản Sin Suối Hồ (dân tộc Mông) nổi tiếng với các địa danh như thác Trái Tim, đỉnh Sơn Bạc Mây, đỉnh Bạc Mộc Lương Tử. Người Mông ở đây sinh sống trên các nhà gỗ, nhà trình tường, có kiến trúc đẹp và mang những nét đặc trưng của người Mông. Du khách sẽ được trải nghiệm các khung cảnh bản làng trên núi cao, chợ phiên và văn hóa ẩm thực của người dân trong bản.
Bạch Mộc Lương Tử (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu).
Địa điểm cuối cùng của tour này là chinh phục đỉnh Bạch Mộc Lương Tử với độ cao 3.043m. Đây hẳn sẽ là trải nghiệm thú vị cho du khách khi chinh phục 1 trong 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Dãy núi có địa hình khá hiểm trở nhưng cảnh quan đẹp sẽ là một trải nghiệm đầy thử thách và thú vị khi được chiêm ngưỡng nó.
Tour 2: Thành phố Lai Châu - Bản Sì Thâu Chải - chinh phục đỉnh Pu Ta Leng (3.049m)
Điểm đặt chân đầu tiên là Thành phố Lai Châu. Đến với điểm thứ 2 là bản Sì Thâu Chải. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch được nhiều du khách đánh giá cao. Nơi đây sẽ là một địa điểm lý tưởng dành cho những ai đam mê môn dù lượn. Du khách có thể ngắm nhìn thung lũng Bình Lư, thị trấn Tam Đường, thác Tác Tình nổi tiếng hay những vườn cây ăn quả ôn đới, ruộng bậc thang quanh những ngọn đồi... Tất cả sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm hài lòng nhất.
Dù lượn Pu Ta Leng (Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu).
Địa điểm cuối cùng của tour này là chinh phục đỉnh Pu Ta Leng với độ cao 3.049m. Đây có lẽ là chặng đường dài nhất mà du khách trải qua với vô vàn những cung bậc cảm xúc. Từ đi xuyên qua các khu rừng nguyên sinh, vượt qua các sườn núi có nhiều thác ghềnh, cảnh đẹp và hấp dẫn. Còn gì thú vị hơn khi chinh phục được những chặng đường hiểm trở để lên tới đỉnh Pu Ta Leng ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ, mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh.
Lai Châu đang trở thành địa điểm thu hút khách du lịch nhờ nét đẹp hoang sơ và nét văn hóa đặc sắc. Đến với Lai Châu, du khách được ngắm những cảnh quan ngoạn mục và nguyên sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Lai Châu 4 mùa hoa rực rỡ' Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, check-in mạo hiểm. Trong đó,...