Đổ sai loại nước, đi tong nồi thịt kho tàu đun cả buổi
Thịt kho tàu là món ăn đưa cơm những ngày đón gió lạnh. Nhưng bạn có biết chỉ sai một bước, nhầm lẫn về loại nước dùng để kho thịt, cũng dẫn đến hỏng cả một nồi thịt cất công kho cả buổi?
Cách chế biến món thịt kho Tàu đúng điệu nằm ở bước cho hỗn hợp chưng đường cùng rượu nấu ăn giúp miếng thịt có màu sắc và hương vị thơm ngon.
- 750gr thịt ba chỉ.
- Cọng hành lá (phần trắng), gừng, 2 cánh hồi, 1 mẩu quế, 2 thìa canh đường, rượu trắng, gia vị, dầu hào.
Thực hiện:
Bước 1: Sơ chế thịt
- Thịt ba chỉ mua về, rửa sạch dưới vòi nước và cắt thành từng miếng vuông khoảng 3cm mỗi chiều. Ngâm trong nước khoảng 10 phút để khử mùi thịt sống.
- Đổ nước lạnh vào nồi cùng với thịt ba chỉ.
- Sau khi nước sôi, các tạp chất đã nổi lên trên, vớt từng miếng thịt ra, rửa sạch và để ráo.
Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác
Video đang HOT
- Trong lúc luộc thịt, có thể tranh thủ chuẩn bị các nguyên liệu khác như cắt khúc hành, bẻ hồi thành miếng nhỏ…
- Chưng đường cùng rượu nấu ăn, đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp chuyển sang màu cánh gián.
Bước 3: Kho thịt
- Sau khi nước đường đã chuyển màu, dậy mùi thơm, đổ thịt vào và đảo đều để từng miếng thịt đều được bao bọc bởi loại sốt vàng nâu này. Sau đó thêm hành, gừng, quế, hồi… vào nồi thịt.
- Tiếp tục đun đến khi nước hàng quyện vào thịt se se mặt. Đổ nước nóng ngập bề mặt thịt trong nồi, thêm rượu nấu ăn và dầu hào, nước mắm sao cho vừa miệng. Sau khi đun sôi, vặn nhỏ lửa, đậy nắp để thịt chín và mềm dần.
- Quá trình kho thịt kéo dài khoảng gần 1 tiếng. Lúc này, phần nước sánh lại, chỉ còn 1/3 so với ban đầu, quyện đều với thịt. Nên nếm lại lần nữa, nếu nhạt, có thể thêm một chút gia vị hoặc nước mắm. Vặn to lửa đun sôi một lần nữa trước khi tắt bếp và dùng nóng.
Những lưu ý khi chế biến:
- Chọn phần ba chỉ có lớp nạc và lớp mỡ đan xen với tỷ lệ đồng đều. Điều này giúp thịt kho mềm mại, láng mượt, không bị quá khô mà cũng không bị quá ngấy.
- Dùng nước nóng kho thịt giúp thịt không bị tanh và nước hàng không bị hăng.
- Canh lửa trong quá trình kho ở nhiệt độ thấp, tránh để nước quá cạn và thịt bị cháy.
Theo Khampha
Cách làm chuẩn của món "gà ăn mày"
"Gà ăn mày" - món đặc sản của vùng Hàng Châu, Trung Quốc. Nhiều người rất muốn học cách làm món ăn độc đáo này. Vì vậy mà bài viết này sẽ chỉ bạn cách làm chuẩn của món "gà ăn mày".
Món gà '"ăn mày" nổi tiếng của Trung Quốc cũng là một món ăn mang hương vị thơm ngon với cách chế biến vô cùng độc đáo và cả môt câu chuyện thú vị đi kèm với xuất xứ của món ăn này.
Một gã ăn mày vô gia cư người Hàng Châu, trong cơn đói kém, đành phải liều mình bắt trộm gà ở sân vườn một nhà ven đường để xoa dịu những tiếng ùng ục phát ra từ cái dạ dày rỗng đã nhiều ngày qua. Hắn đang nhóm lửa và chuẩn bị làm gà thì bất ngờ, Hoàng thượng và những cận thần của người đang tiến đến ngày một gần. Trong cơn hoảng loạn, gã lấy bùn bọc gà lại và ném vội nó vào lửa.
Mùi thơm từ con gà bị ném vào lửa đã thu hút vị Hoàng thượng dừng bước và dùng bữa cùng kẻ ăn mày kia. Thật ngạc nhiên, món ăn ngon đến mức Hoàng thượng khăng khăng muốn biết cách chế biến món ăn này. Kết quả là món gà nướng này đã được đưa vào thực đơn trong cung của vua và trở thành một món ăn rất nổi tiếng cho đến ngày nay.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Một con gà ta, khoảng 1- 1,5kg
- Lá chanh, giấy bạc, nhiều củi để nướng (thời gian nướng khoảng 1 - 2 tiếng)
- Đất sét khô. Một con gà 1 - 1,5kg cần khoảng 3kg đất sét khô là đủ.
- Hành lá, gừng, đậu tương, bột ngũ vị. Có thể kèm theo một vài vị thuốc bắc
- Hoa hồi, dầu đinh hương, nước tương, quế, muối, đường, hạt tiêu
- Gia vị: Muối mỏ An Giang/bột canh, ớt cay, chanh
Việc chuẩn bị cho món ăn này khá cầu kỳ
Cách thực hiện
Bước 1: Đầu tiên chúng ta phải chọn được một con gà ngon. Để có thịt gà thơm ngon, người ta sẽ chọn giống gà thả vườn với phần thớ thịt săn chắc. Sau khi đã kiếm được gà ngon, bạn tiến hành xử lý. Cắt tiết gà, vặt lông. Mổ một lỗ nhỏ đủ để lấy nội tạng ra hết. Làm sạch lòng và mề, gà rửa sạch với muối. Ướp gà với các gia vị đã được chuẩn bị gồm oa hồi, dầu đinh hương, nước tương, quế, muối, đường, hạt tiêu.
Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu đi kèm, sơ chế sạch sẽ như: hành lá, gừng, đậu tương, bột ngũ vị. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào bụng của con gà. Tiếp đó, bụng sẽ được khâu kín lại để quá trình nướng đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 3: Bạn tiến hành bọc con gà lại để đem vào nướng. Bạn có thể bọc bằng giấy bạc. Tuy nhiên điều đó sẽ làm mất đi sự hấp dẫn của món ăn. Bạn nên sử dụng lá sen để bọc gà lại trước khi chúng ta lấy đất sét trét lên. Điều đó sẽ giúp cho thịt gà có hương vị thơm thơm của lá sen bọc bề ngoài. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm thấy cực kỳ hấp dẫn.
Bạn nên bọc cho kín để việc nướng gà được chín đều
Sau đó, bạn bọc lớp đất sét bên ngoài. Điều quan trọng là bạn phải bọc được cho kín toàn bộ con gà thì khi nướng mới không có sai sót. Đặc biệt bạn nên trét đều tay. Tráng trường hợp bọc chỗ dày chỗ mỏng. Điều đó sẽ dẫn đến việc thịt gà chín không đều. Thậm chí có chỗ trét đất dày quá sẽ không thể chín được.
Bước 4: Bước quan trọng và thú vị nhất chính là nướng gà. Cách dân dã nhất, đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất chính là nướng trên bếp than hồng. Thời gian nướng khá lâu, có thể kéo dài tới 1-2 tiếng. Lửa ở mức vừa phải để món ăn chín dần dần. Người nướng phải đặc biệt chú ý lửa để điều chỉnh cho phù hợp. Không nên để cho lửa nhỏ quá thịt sẽ khó chín đều được. Còn nếu như để lửa to quá sẽ khiến cho thịt bị cháy. Trong khi đó bên trong có thể vẫn chưa chín.
Sau khi nướng chín, bạn đập bể phần đất bao bọc bên ngoài. Mở lá sen ra, lấy gà bên trong ra. Ngay khi mở ra, một mùi thơm đã bay thẳng lên mũi. Bạn sẽ chẳng thể nào cưỡng lại nổi. "Gà ăn mày" mang hương vị thơm ngon tự nhiên, ướp cùng hương của lá sen, các vị thảo mộc và phần nhân béo ngậy.
Bạn lấy gà ra, cắt từng miếng vừa ăn. Sau đó bỏ vào đĩa. Món này ăn kèm với muối chấm. Thực sự khi ai đã ăn nó một lần thì sẽ nhớ mãi không thể nào quên được. Món ăn cực kỳ độc đáo. Độc đáo từ tên gọi, từ nguyên liệu, cách chế biến. Nhưng ngon không kém bất cứ một món ăn nhà hàng nào.
Chúc bạn thành công với món ăn này để đãi cả nhà.
Theo Nuongthom
Với cách chế biến này cà tím không cần hầm hay xào vẫn ngon tuyệt cú mèo Cách chế biến này giúp cà tím giữ nguyên được hương vị cùng các chất dinh dưỡng vốn có của nó. Nguyên liệu cần chuẩn bị - Cà tím - Tỏi, ớt xanh, xì dầu Cách chế biến cà tím cực ngon - Bước 1: Cà tím rửa sạch và thái thành từng khúc chéo với chiều dày khoảng 1/2 đốt ngón tay....