Độ phanh tay cơ thành phanh tay điện tử có bị từ chối đăng kiểm?
Một số chủ xe yêu thích công nghệ mới sẵn sàng chi ra số tiền khoảng vài triệu đồng để độ phanh tay dạng cơ khí sang thành phanh tay điện tử.
Chiếc Kia Cerato đời 2019 được chủ nhân độ từ phanh tay cơ khí sang phanh tay điện tử với chi phí khoảng 6 triệu đồng
Phanh tay điện tử đang dần trở thành trang bị tiêu chuẩn trên những chiếc xe có giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam. Trước đây, trang bị này thường chỉ xuất hiện trên những mẫu xe sang nhưng hiện nay đang có trào lưu độ phanh tay điện tử cho những mẫu xe đời cũ hay xe giá rẻ sử dụng phanh tay cơ. Vậy, khi thay phanh cơ khí thành phanh tay điện tử, ô tô có bị trượt đăng kiểm hay không?
Trao đổi với PV Xe Giao thông, ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-03S (Mỹ Đình, Hà Nội) cho hay đối với ô tô, có một số thứ không được cải tạo và hệ thống phanh là một trong số đó. Nhiều người nhìn giấy chứng nhận đăng kiểm không thấy ghi loại phanh, nghĩ là có thể thay thế phanh tay cơ khí sang phanh tay điện tử nhưng trên thực tế, nếu thay đổi loại phanh tay sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Bởi trên hệ thống của các trung tâm đăng kiểm đều ghi rõ ô tô sử dụng loại phanh nào như phanh đĩa, tang trống,… hay phanh tay cơ khí hoặc điện tử. Vì vậy, nếu ô tô phanh tay cơ độ lên phanh tay điện tử, khác với giấy chứng nhận kiểu loại của nhà sản xuất sẽ không được cơ quan đăng kiểm chấp nhận. Việc độ phanh tay cơ lên phanh tay điện tử bị coi là lỗi thay đổi kết cấu, không giống với thiết kế của nhà sản xuất.
Vì vậy, ngay cả trước khi đi đăng kiểm lần đầu, chủ xe thay thế phanh tay cơ khí thành phanh tay điện tử cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Khi đi đăng kiểm, thông thường, các nhân viên đăng kiểm sẽ biết được đời xe, năm sản xuất và từ đấy đối chiếu với giấy chứng nhận kiểu loại của nhà sản xuất được gửi tới Cục Đăng kiểm Việt Nam để biết được chiếc xe dùng loại phanh tay nào. Nếu sai loại phanh tay, chiếc xe sẽ bị từ chối đăng kiểm ngay lập tức.
Trước đây, đã có tình trạng một số xe thay đổi kết cấu trong hệ thống phanh, sử dụng phanh tang trống nhưng tự ý thay đổi sang phanh đĩa, khác so với giấy chứng nhận kiểu loại của nhà sản xuất nên đã bị từ chối đăng kiểm và buộc phải thay lại phanh tang trống. Vì vậy, chủ xe tuyệt đối không nên thay đổi từ phanh tay cơ sang phanh tay điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng xe và khi đi đăng kiểm được thuận lợi nhất.
Video đang HOT
3 hậu quả của việc lười thay dầu phanh ô tô
Thay dầu phanh ô tô là việc cần thiết mỗi chủ xe phải quan tâm để ý tới. Nếu lười thay dầu phanh, không chỉ làm các bộ phận nhanh hỏng mà còn gây những nguy hiểm khi lưu thông trên đường.
Hệ thống phanh được xem là một trong những hệ thống quan trọng nhất trên xe ô tô. Hệ thống phanh đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe và người đi đường. Nếu hệ thống này bị lỗi sẽ khiến người lái và người tham gia giao thông khác gặp nguy hiểm. Má phanh, càng phanh đĩa, đĩa phanh hay trống phanh là những bộ phận thường được bảo dưỡng nhất, nhưng việc bảo dưỡng dầu phanh dường như bị lãng quên hoàn toàn. Hướng dẫn sử dụng của nhiều nhà sản xuất chỉ dừng lại ở việc kiểm tra và điều chỉnh mức dầu phanh.
Dầu phanh bị bỏ qua đến nỗi, khoảng một nửa số xe hơi và xe tải trên chưa bao giờ thay dầu phanh. Dầu phanh bị ẩm, chứa nhiều nước có thể dễ dàng sôi ở nhiệt độ cao trong hệ thống phanh, điều này rất nguy hiểm.
Các bước kiểm tra dầu phanh
Mở nắp ca-pô và quan sát bình dầu phanh. Bình này có 2 vạch: vạch trên ghi chữ "fill to", "full", hoặc "maximum"; vạch dưới ghi chữ "add" hoặc "minimum". Một số dòng xe đời mới, trên bình dầu phanh có gắn cảm biến mức dầu. Khi dầu xuống dưới mức thấp đèn báo hiệu sẽ nổi trên táp-lô.
Dầu phanh ở mức thấp có thể do rò rỉ trong hệ thống phanh hoặc má phanh, đĩa phanh quá mòn. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể bổ sung thêm dầu nhưng phải hút bớt đi khi thay má hoặc đĩa phanh mới.
Đối với những xe mới, hệ thống phanh có thể coi là kín tuyệt đối. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nước có thể thẩm thấu qua các gioăng, ống cao su (tuy-ô) làm giảm nhiệt độ sôi của dầu. Khi rà phanh nhiều khiến dầu bị bốc hơi, tạo thành các bọt khí ngay trong đường ống.
Ngoài ra, khi má phanh đã bị mòn, dầu không bị hao hụt nhưng xuống thấp dần, khoảng trống trong bình dầu phanh tăng lên. Lúc mở nắp, không khí sẽ lấp đầy khoảng trống đó và có thể lên lỏi vào trong hệ thống. Khi cảm thấy cần phanh đạp rất nhẹ và không ăn, chúng ta phải mang xe đi "xả air". Nếu có đủ dụng cụ và một chút hiểu biết, bạn cũng có thể tự làm tại nhà mình.
Hậu quả của việc lười thay dầu phanh
Các chi tiết bị ăn mòn
Trên xe mới, hệ thống phanh có thể coi là kín tuyệt đối. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng khả năng bao kín tuyệt đối không duy trì lâu, nước có thể thẩm thấu qua các gioăng, ống cao su làm giảm nhiệt độ sôi của dầu. Khi rà phanh nhiều khiến dầu bị bốc hơi, tạo thành các bọt khí ngay trong đường ống.
Nhiều trường hợp pít tông, xy lanh phanh bị ăn rỗ, các gioăng cao su bị nở nguyên nhân bắt nguồn từ việc dầu phanh lẫn nước, chúng kết hợp tạo ra các chất ăn mòn mạnh phá hủy các chi tiết trong hệ thống, có thể tạo nhũ làm tắc các van dầu...
Hư hỏng phanh
Khi thực hiện phanh xe sinh ra lượng nhiệt lớn ở bộ phận này, nếu dầu phanh lâu ngày không thay mới sẽ khiến dầu nhanh sôi, tạo ra nhiều bọt khí gây hư hỏng nhanh chóng cho hệ thống phanh trên xe.
Phanh xe không ăn
Dầu phanh có nhiệm vụ giúp phanh xe hoạt động tốt và ăn khớp hơn khi chuyển động. Khi dầu phanh lâu ngày không thay sẽ khiến bọt khí trong dầu phanh nén lại làm mất đi áp suất do lực đạp và trợ lực từ phanh khi sử dụng tạo ra gây nên tình trạng đạp phanh không ăn dù đã đã đạp hết mức.
Vì vậy, nên thay dầu phanh định kỳ khoảng 40.000km, hoặc từ 2 - 3 năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Lưu ý sử dụng đối với dầu phanh
- Thay dầu phanh định kỳ mỗi 40.000km vận hành hoặc từ 2-3 năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Dầu phanh có tính tẩy sơn mạnh, vì vậy tuyệt đối không để dầu phanh tiếp xúc với vỏ xe.
- Tốt nhất là nên sử dụng đúng loại dầu phanh được nhà sản xuất khuyến cáo.
- Không sử dụng dầu DOT 5 cho những xe được khuyến cáo dùng dầu phanh DOT 3 hoặc DOT 4.
- Có thể dùng dầu DOT 4 cho hệ thống phanh dùng dầu DOT 3 nhưng không nên làm ngược lại.
- Không nên dùng dầu trong lọ đã mở ra quá lâu (khoảng 1 năm).
Giải mã hiện tượng mất cân bằng, rung lắc khi lái ô tô Những bộ phận như lốp xe, vành xe và hệ thống phanh là một trong những bộ phận ảnh hưởng đến độ cân bằng của ô tô. Sau một thời gian làm việc lốp bị mòn không đồng đều Hiện tượng rung lắc khi chạy xe tuy không gây ra nguy hiểm nhưng lại tạo cảm giác khó chịu cho những người ngồi...