Đo nhiệt độ ở nách trẻ bao nhiêu là sốt, bao nhiêu là bình thường
Nhiệt độ ở nách trẻ bao nhiêu là sốt? Nhiệt độ đo ở nách trẻ sơ sinh 37,2 độ là sốt, 37,5 – 38 là sốt vừa, từ 39 – 40 độ là sốt cao, sốt trên 40,5 độ là cực kỳ nguy hiểm cần phải đưa trẻ đi cấp cứu.
Đo nhiệt độ cho trẻ để xác định con có bị sốt hay không có thể đo ở nhiều vị trí khác nhau như hậu môn, nách, tai, miệng của bé. Đo nhiệt độ cho trẻ ở hậu môn, tai là cho kết quả chính xác nhất. Nhưng đo nhiệt độ ở nách của trẻ là đơn giản và dễ nhất nên được nhiều các cha mẹ áp dụng.
Trẻ mấy tháng được đo nhiệt độ ở nách?
Theo các bác sĩ, đối với bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi đo nhiệt độ ở nách là thuận tiện hơn. Bé từ 3 – 5 tháng có thể đo nhiệt độ ở tai hoặc nách. Trẻ dưới 4 tuổi có thể kẹp nhiệt độ ở nách, trẻ trên 4 tuổi đo nhiệt độ ở miệng sẽ cho kết quả đúng hơn. Trẻ lớn hơn có thể đo ở nách.
Đo nhiệt độ ở nách trẻ bao nhiêu là sốt?
Thân nhiệt bình thường của trẻ giao động từ 36,8 -37,3 độ. Nhiệt độ buổi chiều sẽ cao hơn 0,5 độ so với buổi sáng. Vậy nhiệt độ ở nách trẻ bao nhiêu là sốt?
Nhiệt độ đo ở nách trẻ 37,2 độ là sốt. Trẻ sốt từ 37,5 – 38 độ là sốt vừa. Trẻ sốt cao là khi thân nhiệt từ 39 – 40 độ, nếu trên 40,5 độ thì là cực kỳ nguy hiểm cần phải được cấp cứu kịp thời vì trẻ dễ bị co giật.
Đo nhiệt độ ở hậu môn của bé sẽ cho kết quả chính xác nhất. Nhiệt độ đo ở hậu môn của bé 38 độ là sốt, đo ở tai 38 độ, đo ở miệng là 37,5 độ là sốt.
Đo nhiệt độ ở nách trẻ sơ sinh 37,2 độ là sốt (Ảnh minh họa)
Khi nào trẻ bị sốt cần đi bệnh viện?
Đa phần nếu bé sốt nhẹ hay sốt 38 độ các bố mẹ thường sẽ hạ sốt cho con tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:
- Bé sốt cao khó hạ, dù đã áp dụng các biện pháp lau mát, uống thuốc hạ nhiệt.
- Bé sốt kèm theo các biểu hiện khò khè, nôn ói, chân tay lạnh toát, phát ban trên da, mệt mỏi, giật mình thảng thốt…
- Bé sốt cao liên tục kéo dài 2 – 3 ngày, hoặc sốt tái đi tái lại liên tục trong hơn 1 tuần.
- Bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi sốt cao 38 độ liên tục 3 ngày hoặc có biểu hiện bứt rứt, không chịu bú.
- Trẻ từ 3 tháng – 36 tháng sốt 38,9 độ hay bé lớn hơn sốt 40 độ thì cần phải đi viện ngay.
Cách đo nhiệt độ ở nách cho trẻ
Khi mẹ thấy bé có những biểu hiện như bé nhăn nhó, mệt mỏi, má hồng hồng, người nóng, toát mồ hôi … thì nên dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ. Cách đo nhiệt độ ở nách cho trẻ áp dụng với 2 loại nhiệt kế:
- Cách đo bằng nhiệt kế thủy ngân:
Trước khi đo vẩy ống nhiệt xuống dưới 36 độ, lau sạch đầu nhọn của nhiệt kế bằng cồn. Đặt nhiệt kế dọc theo thân bé, đầu nhiệt kế đặt đúng vào đỉnh hõm nách bé, mặt số quay vào trong người bé, dùng cánh tay bé kẹp giữ trong 5 phút. Sau đó lấy ra đặt ngang tầm mắt và đọc kết quả.
Video đang HOT
- Cách đo bằng nhiệt kế điện tử
Đo bằng nhiệt kế điện tử cũng thực hiện như đo bằng nhiệt kế thủy ngân. Nhưng khi nào có tiếng “Bíp” thì lấy ra xem kết quả. Thường chỉ mất từ 3-5 giây là sẽ có kết quả.
Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà
Hầu như trẻ nào cũng sẽ có vài lần bị sốt và không phải cứ lúc nào con sốt cũng cần đến bệnh viện ngay. Các bố mẹ có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho trẻ tại nhà sau đây:
1. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi
Đối với bé từ 0 – 6 tháng tuổi, bố mẹ cần chú ý, đo nhiệt độ ở nách bé từ 37,2 độ là sốt. Bé sốt dưới 3 tháng thì chỉ cần sốt 38 độ, bé 3 – 6 tháng sốt 38,5 độ trở lên thì cần đưa bé đến bệnh viện. Ngoài ra, có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho bé như sau:
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, đặt con nằm ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.
- Tăng cữ bú và lượng bú của bé (mẹ tuyệt đối cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước).
Tăng cữ bú cho bé để tránh bị mất nước (Ảnh minh họa)
- Dùng khăn ấm lau người cho bé, lau ở các vị trí trán, 2 nách, 2 bên bẹn. Nước ấm bốc hơi sẽ giúp thân nhiệt được hạ xuống, thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.
- Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bé, nếu bé không giảm sốt mà có thể sốt cao hơn thì cần đưa bé đi viện ngay.
2. Cách hạ sốt cho trẻ từ trên 6 tháng trở lên
- Nới rộng quần áo của bé, để trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt các vị trí bẹn, nách. Nhiệt độ sẽ hạ sau khoảng 30 – 45 phút.
- Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt có thể gây mất nước. Bổ sung thêm các chất lỏng cho bé như súp, cháo, nước trái cây… bổ sung thêm vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ bổ sung thêm nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite.
- Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nếu bé sốt trên 38,5 độ. Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ thường dùng như paracetamol dạng gói hoặc siro, thuốc có hiệu quả sau 30 phút sử dụng và tác dụng kéo dài từ 4 – 6 giờ. Thuốc có thể cho trẻ uống 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần cách 4 giờ và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và chủng loại.
Nếu trẻ sốt 38,9 độ trở nên cần đưa đi bệnh viện (Ảnh minh họa)
3. Những điều cần tránh làm khi trẻ bị sốt
- Không ủ ấm cho trẻ, không mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ, nếu bé sốt mà run cũng chỉ nên mặc cho bé đồ thoáng rộng, đắp chăn mỏng.
- Không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín, bí.
- Không nên dùng khăn lạnh, nước đá lau người cho trẻ, việc hạ sốt đột ngột bằng nước lạnh hay nước đá dễ khiến cơ chế phòng vệ của cơ thể không có cơ hội đối mặt với các tác nhân gây bệnh để hình thành cơ chế phòng vệ cho trẻ.
- Nếu bé sốt dưới 38,5 độ mẹ áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà, sau 1 – 2 ngày trẻ không hạ sốt cần đưa trẻ đi bệnh viện.
- Nếu bé bị sốt cao lên cơn co giật, không nên dùng vật cứng để cạy miệng bé, không được cố dùng sức ghì bé. Hãy cho bé nằm nghiêng và theo dõi cơn co giật kéo dài bao lâu, sau đó thông báo lại cho bác sĩ.
- Không sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì loại thuốc này có thể gây tổn thương não.
9 mẹo giúp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ
Tiêm phòng là cách tốt nhất giúp phòng tránh các bệnh hay gặp ở trẻ nhau. Sau khi tiêm trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ khiến trẻ đau nhức, quấy khóc,... Vậy làm cách nào để giảm đau trong và sau khi tiêm?
Những cơn đau trong và sau khi tiêm có thể khiến cả bạn và con gặp khó chịu. Tuy nhiên việc tiêm chủng lại không thể trì hoãn. Do đó cha mẹ nên nắm được một số biện pháp giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ.
Nhiều phụ huynh lo lắng tới việc sau khi tiêm trẻ bị sốt, đau nhức vùng tiêm,... Nhưng hầu hết các tác dụng phụ sau khi tiêm là rất nhẹ và sẽ thường biến mất sớm; các tác dụng phụ nghiêm trọng là khá hiếm.
Ôm trẻ khi tiêm
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics thì cha mẹ nên ở bên cạnh bé để đánh lạc hướng cũng như trấn an trẻ trong khi tiêm. Một lựa chọn lý tưởng chính là bế em bé của bạn. Giữ bé chắc chắn để cánh tay hoặc đùi của em bé lộ ra và bác sĩ có thể dễ dàng tiêm vaccine. Việc giữ trẻ chắc chắn sẽ không làm cản trở quá trình tiêm do trẻ có thể vùng vẫy, đạp,...
Với trẻ lớn hơn một chút bạn có thể để trẻ ngồi trong lòng bạn, mặt đối mặt để trẻ cảm thấy an tâm hơn.
Cho bé ti mẹ
Cho bé ti mẹ có thể giúp giảm đau do tiêm chủng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ bú mẹ trong lúc tiêm phòng dường như ít khóc hơn. Ken Haller , phó giáo sư nhi khoa tại Đại học Saint Louis ở Missour cho biết: "Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ bị di dời sự chú ý, chẳng hạn như từ cảm giác bị đau sang đồ ăn...".
Tuy nhiên ông cũng khuyên rằng, mẹ nên cho trẻ bú sau khi tiêm ngừa xong bởi nếu vừa ăn vừa tiêm có thể khiến trẻ dễ bị nôn trớ.
Một chút ngọt
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đường không chỉ giúp giảm tác dụng của thuốc mà còn giúp giảm đau sau khi tiêm phòng ở trẻ.
Bạn có thể thử cho trẻ uống một chút nước đường trước khi tiêm phòng hoặc nhúng núm ti giả vào và để trẻ ngậm trong quá trình tiêm.
Tuy nhiên đã có nhiều khuyến cáo xung quanh việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ra ngộ độc ở trẻ. Tốt nhất bạn hãy hỏi bác sĩ nếu muốn giảm đau khi tiêm chủng cho trẻ bằng cách này.
Đánh lạc hướng để giảm đau
Đánh lạc hướng em bé của bạn là một trong những phương pháp giảm đau do tiêm chủng cực kì hữu hiệu. Hãy mang theo món đồ chơi mà bé yêu thích để thu hút sự chú ý của bé từ mũi tiêm sang đó.
Những đồ vật tạo tiếng ồn hay xem một tập phim yêu thích cũng là một gợi ý không tồi đâu.
Thuốc tê
Có một số loại thuốc tê cục bộ có thể hữu ích trong việc giảm đau sau tiêm chủng. Hãy hỏi bác sĩ về chúng cũng như thời gian cần để thuốc tê bắt đầu có tác dụng.
Xoa vùng da của trẻ sau khi chủng ngừa
Sau khi tiêm xong, hãy xoa nhẹ vùng da xung quanh vết tiêm. Việc xoa nhẹ nhàng có thể khiến bé cảm thấy được "an ủi" và giảm bớt cảm giác đau nhức nếu có.
Một vài nghiên cứu trên người trưởng thành cho thấy, nếu được xoa nhẹ sau khi tiêm trong vòng 10 giây sẽ giảm cảm giác đau hơn so với trường hợp không được xoa vùng tiêm. Hoặc ấn lên vùng da xung quanh nốt tiêm cũng có thể giảm nhẹ cơn đau.
Thử hỏi xem có các biện pháp thay thế nào ngoài dùng kim tiêm chủng không
Trong một số trường hợp bác sĩ có thể giảm đau cho trẻ sau khi tiêm bằng cách sử dụng các thiết bị tiêm không dùng mũi tiêm.
Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp phổ biến nên bạn hãy hỏi bác sĩ để chắc chắn thêm.
Tiêm vaccine kết hợp
Các dạng vaccine kết hợp như mũi 5 trong 1, 6 trong 1, mũi vaccine sởi - thủy đậu - rubella (MMR),... được hiểu là sự kết hợp tiêm chủng với một mũi tiêm duy nhất giúp trẻ giảm được số lần tiêm mà vẫn có tác dụng phòng ngừa hiệu quả.
Điều này có nghĩa là trẻ phải tiêm ít hơn, ít phải chịu đau hay gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm nhiều như việc tiêm các mũi đơn.
Các mũi tiêm vaccine kết hợp sẽ phù hợp với từng giai đoạn tuổi khác nhau, phụ huynh nên theo dõi lịch tiêm chủng và khuyến nghị để cho trẻ tiêm đúng lịch.
Giữ bình tĩnh cho trẻ
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi của bố mẹ trong khi trẻ tiêm chi phối 50% cảm giác của trẻ. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh và trấn an trẻ thay vì lo lắng trẻ gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm hay quá trình tiêm gặp vấn đề,...
Hãy nhớ rằng, cơn đau sau khi tiêm vaccine sẽ ngắn hơn rất nhiều so với thời gian phải điều trị bệnh tật nếu con chẳng may bị mắc.
Tóm lại, điều quan trọng nhất mà phụ huynh cần nhớ chính là trao đổi cụ thể với bác sĩ về mỗi mũi tiêm của con, về các tác dụng phụ có thể gặp, cách xử lý khi gặp tác dụng phụ sau tiêm vaccine,... để có thể bình tĩnh xử lý khi cần thiết.
Hà Nam: Làm việc dưới trời nắng nóng, một người đàn ông tử vong Đang làm việc ở ngoài trời nắng nóng, một người đàn ông đột nhiên co giật, khi đưa vào viện cấp cứu thì bệnh nhân đã tử vong, kiểm tra nhiệt độ cơ thể vẫn lên đến 42,2 độ C. Thông tin từ Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cho biết, trong đợt nắng nóng kéo dài từ ngày...