Độ nhạy test nhanh Covid-19 đạt 65-80%, có dương tính giả
Thứ trưởng Y tế cho biết, độ nhạy của test thử nhanh Covid-19 dao động từ 65-80%, có dương tính giả do phản ứng chéo với kháng thể đã có.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện có 2 phương pháp xét nghiệm để phát hiện người nhiễm Covid-19.
Thứ nhất là sử dụng máy móc để tìm ra sự hiện diện của virus trong cơ thể với độ chính xác rất cao (nếu được thực hiện đúng).
Thứ hai là phát hiện kháng thể khi cơ thể đã bị nhiễm virus sau một thời gian (ít nhất là 3 ngày).
Kháng thể có được sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, bị hệ miễn dịch nhận diện, sinh ra kháng thể chống lại virus. Kể cả khi cơ thể đã hết virus (khỏi), kháng thể vẫn còn.
Cán bộ y tế thực hiện làm test nhanh Covid-19 trên mẫu máu của người dân. Ảnh: Trần Thường
Trong phương pháp thứ hai có loại test thử nhanh qua mẫu máu, kết quả có được trong 10-15 phút và không cần máy móc. Việt Nam đã nhập khẩu test thử nhanh từ Hàn Quốc (tuy nhiên tại Hàn Quốc không sử dụng loại test thử nhanh này).
Test thử nhanh này có độ nhạy khoảng 65 – 80% (phát hiện 65-80% thực sự mắc trên tổng 100% kết quả test dương tính); độ đặc hiệu khoảng 60 – 70% (ca không mắc bệnh chiếm 60-70% kết quả test âm tính).
Test này cũng có khả năng phản ứng chéo với kháng thể đã có của một số loại virus cùng họ corona.
Vì vậy, xét nghiệm nhanh sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong tình huống đã có rất nhiều người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm để lọc ra những người đã mắc bệnh nhiều ngày (hơn 3 ngày) để tập trung theo dõi, điều trị. Bộ Y tế đã cho nhập một số lượng để dự phòng cho tình huống này.
Video đang HOT
Trường hợp có một cộng đồng nhỏ cần đánh giá nhanh để dự báo mức độ nhiễm bệnh thì có thể sử dụng nhưng không được coi kết quả để kết luận là nhiễm bệnh hay chưa nhiễm bệnh.
Để khẳng định các ca dương tính với SAR-CoV-2 trong trường hợp này cần thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử dùng máy móc với mẫu bệnh phẩm từ hầu, họng.
Thứ trưởng Sơn cho rằng, việc TP. Hà Nội sử dụng test nhanh để đánh giá sơ bộ mức độ lây lan, từ đó có phương án ứng phó phù hợp.
Còn đối với Việt Nam, hiện chưa có nhiều người lây nhiễm nên phương án tốt nhất là cách ly những người nghi nhiễm và làm xét nghiệm bằng máy để xác định chính xác.
Là bác sĩ truyền nhiễm giàu kinh nghiệm, BS Trương Hữu Khanh, BV Nhi đồng TP.HCM cũng cho biết, việc xét nghiệm nhanh tìm kháng thể xảy ra âm tính “giả” hoặc dương tính “giả” là điều dễ hiểu.
Tùy mức độ, có trường hợp xét nghiệm sàng lọc cho kết quả âm tính luôn nhưng lại có trường hợp âm tính thời điểm sàng lọc nhưng sau đó lại dương tính hoặc có trường hợp dương tính nhưng thực tế đã khỏi bệnh từ rất lâu do cơ thể vẫn còn kháng thể.
Nguyên nhân là do khi sàng lọc, bản thân người đó có thể mắc bệnh mà không hề biết, có thể mới nhiễm, đang trong thời gian ủ bệnh, cơ thể chưa sinh ra kháng thể; cũng có thể có liên quan tới nồng độ virus trong máu.
Vì vậy xét nghiệm nhanh chưa đủ khẳng định nhiễm virus gây Covid-19, để khẳng định, cần làm xét nghiệm RT-PCR.
Theo đó, người đã âm tính vẫn cần tiếp tục theo dõi y tế, cách ly, thực hiện đúng khuyến cáo chứ không được loại bỏ hẳn hoặc yên tâm vì mình chắc chắn âm tính.
Thúy Hạnh
Xét nghiệm Covid-19 có kết quả sau 10 phút diễn ra thế nào?
Khác với phết họng tìm kháng nguyên (xác virus hoặc virus đang sinh sôi tại họng), xét nghiệm cho kết quả sau 10 phút là tìm kháng thể IgM/IgG trong máu.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho biết bộ sinh phẩm xét nghiệm nhanh đang thực hiện tại Hà Nội để sàng lọc nhanh và phát hiện sớm các trường hợp mắc Covid-19. Những bộ xét nghiệm này được nhập khẩu ở Hàn Quốc.
Nhân viên y tế lấy mẫu máu ở tay người xét nghiệm, sau đó thực hiện test và có kết quả sau 10 phút. Ảnh: Việt Linh.
Quy trình thực hiện
Hiện tại, việc xét nghiệm nhanh được Hà Nội áp dụng với những đối tượng có nguy cơ cao như người đi điều trị, khám bệnh, sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay.
Theo ông Tuấn, khi đến thực hiện xét nghiệm, người dân được yêu cầu ngồi cách xa nhau 2 m để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo.
Trước khi lấy mẫu xét nghiệm, người dân phải khai báo y tế, đặc biệt là tiền sử dịch tễ có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Nhân viên y tế lấy mẫu máu ở tay người xét nghiệm, sau đó thực hiện thủ thuật và có kết quả sau 10 phút.
Trong trường hợp phát hiện ca dương tính, người dân sẽ được đưa ngay đến lều cách ly dã chiến dựng sẵn gần đó.
Chưa đủ khẳng định bệnh nhân có mắc Covid-19
Giải thích thêm về phương pháp xét nghiệm bằng cách lấy máu này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh kiêm Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho hay khác với phết họng tìm kháng nguyên (xác virus hoặc virus đang sinh sôi tại họng), xét nghiệm máu cho kết quả sau 10 phút là tìm kháng thể IgM/IgG. Thay vì lấy mẫu phết họng, mẫu xét nghiệm này là máu, được lấy ở tay.
Xét nghiệm máu cho kết quả sau 10 phút là tìm kháng thể IgM/IgG. Ảnh: Việt Linh.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, đánh giá xét nghiệm nhanh thường cho độ nhạy cao. Song, việc phát hiện có kháng thể IgM/IgG trong máu chỉ khẳng định người đó đã từng nhiễm SARS-CoV-2, phải làm thêm xét nghiệm Realtime RT-PCR mới có thể khẳng định.
Ngược lại, xét nghiệm nhanh âm tính cũng không chắc là người đó không mắc bệnh. Bởi khi người mới nhiễm, lượng virus thấp, cơ thể chưa sinh ra kháng thể vẫn có thể cho kết quả âm tính. Do đó, người trong diện nghi ngờ phải được theo dõi để xét nghiệm lại nếu có triệu chứng bệnh.
Bác sĩ Khanh phân tích sẽ có 4 khả năng khi thực hiện phương pháp xét nghiệm này:
- Cho kết quả âm tính giả nếu bệnh nhân đang thời gian ủ bệnh, cơ thể chưa tạo ra kháng thể. Thông thường kháng thể của con người được tạo ra khi virus hoạt động một thời gian máu sẽ kích thích tạo ra kháng thể.
- Nếu nồng độ virus cao, test xét nghiệm sẽ có kết quả dương tính, nhưng nếu nồng độ virus thấp, kết quả sẽ âm tính.
- Kết quả dương tính có thể do bệnh nhân đã khỏi bệnh từ rất lâu và đã có kháng thể (IgG) trong cơ thể.
- Dương tính giả do virus corona có thể chéo với virus corona khác. Việc chéo kháng thể là chuyện rất bình thường trong chuyên môn, ví dụ kháng thể sốt xuất huyết cũng có thể chéo với viêm não Nhật Bản hoặc ngược lại.
Xét nghiệm nhanh kháng thể không phải là xét nghiệm có tính khẳng định mắc Covid-19. Do xét nghiệm này có thể xảy ra tình trạng âm tính giả hoặc dương tính giả, tùy theo mức độ quy mô dịch bệnh sẽ được cân nhắc sử dụng.
"Xét nghiệm máu 10 phút chỉ nên thực hiện khi số ca mắc ở trong cộng đồng với số lượng lớn, cần phát hiện bệnh sớm để khoanh vùng, cách ly. Xét nghiệm nhanh này không thể thay thế được những chiến lược chúng ta đã từng làm từ trước đến nay. Vẫn phải phân loại bệnh nhân F1, F2, mang khẩu trang, dùng nón ngăn giọt bắn khi có nhiều nguy cơ, rửa tay, hạn chế tiếp xúc gần", bác sĩ Khanh nói.
Hà Quyên
Dịch COVID-19 bắt đầu lây lan ra cộng đồng, Bộ Y tế ban hành chỉ thị Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 6/CT-BYT về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở y tế. Chỉ thị nêu rõ: Hiện nay tình hình dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường đã lan rộng ra hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại...