Do nhầm lẫn, bố mẹ đem chôn sống con 12 giờ
Tại bang Gujarat của Ấn Độ xảy ra trường hợp một cặp vợ chồng đã chôn nhầm con mình khi đứa trẻ còn sống, The Indian Express.
Ảnh minh họa.
Sáng ngày hôm sau, một người qua đường tìm thấy một bé gái sơ sinh bị vùi trong đất. Đứa trẻ vẫn còn sống và biết khóc. Người đàn ông gọi hàng xóm đào đứa trẻ lên, gọi cảnh sát và xe cứu thương. Không đợi các bác sĩ đến nơi, hai người dân địa phương lập tức tự đưa đứa bé đến trạm y tế gần nhất.
Nhân viên y tế đã nhận ra bé gái này. Hóa ra, họ đã đỡ đẻ cho mẹ đứa trẻ vào đêm hôm thứ Sáu. Bé gái chào đời khi mới được 24 tuần thai, tức là sinh non hơn hai tháng rưỡi so với bình thường.
Video đang HOT
Trạm y tế không có phương tiện chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh, vì vậy các bác sĩ khuyên cha mẹ đứa trẻ nên đưa con đến bệnh viện tư.
Cặp vợ chồng cho rằng trên đường về nhà đứa trẻ đã ngừng cử động. Họ tin chắc đứa con sơ sinh đã chết và ngay lập tức đem đi chôn. Đứa trẻ được tìm thấy sau đó 12 tiếng và được đưa vào hồi sức cấp cứu, nhưng 30 tiếng sau cũng không sống nổi.
Trước đó báo chí đưa tin về một vụ ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, cảnh sát đã giải cứu một bà lão 79 tuổi, người nằm trong mộ ba ngày không có thức ăn và nước uống. Con trai bà thú nhận đã cố tình đem chôn người mẹ khi bà còn sống.
Giáo sư Mỹ bị bắt vì che giấu quan hệ với Trung Quốc
Giáo sư Simon Saw-Teong Ang bị bắt với cáo buộc không khai báo trung thực quan hệ với các tổ chức Trung Quốc khi xin tài trợ từ NASA.
Simon Saw-Teong Ang, 63 tuổi, giáo sư kỹ thuật điện và nhà nghiên cứu tại Đại học Arkansas-Fayetteville (UA) ở Fayetteville, bang Arkansas, Mỹ, bị các đặc vụ Cục Điều tra Liên bang (FBI) bắt hồi tuần trước với tội danh lừa đảo.
FBI cáo buộc Ang "đã lừa gạt NASA và UA bằng cách không tiết lộ việc ông giữ các vị trí khác tại một trường đại học Trung Quốc và nhiều công ty Trung Quốc", vi phạm các chính sách về xung đột lợi ích.
"Ang đã nói dối và không báo cáo về công việc bên ngoài của ông ta với UA, điều giúp ông ta tiếp tục làm việc ở trường này, đồng thời nhận ngân sách nghiên cứu của chính phủ Mỹ", theo hồ sơ được nộp lên tòa án liên bang ở khu vực Tây Arkansas. FBI cho hay trong quá trình nghiên cứu của mình, Ang đã nhận tài trợ và hợp đồng từ một số cơ quan liên bang, trong đó có NASA.
Theo quy định, việc Ang có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc và các công ty Trung Quốc khiến ông không đủ điều kiện nhận các khoản tài trợ do các cơ quan chính phủ Mỹ cấp.
Giáo sư Simon Saw-Teong Ang, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Arkansas-Fayetteville (UA), bang Arkansas, Mỹ. Ảnh: AP.
John Thomas, người phát ngôn của UA, cho biết Ang đã bị đình chỉ công tác không lương và trường đại học này đang tích cực hợp tác với cơ quan chức năng điều tra.
Hồ sơ của FBI cho hay nhà chức trách phát hiện ra mối quan hệ của Ang với Trung Quốc sau khi một nhân viên UA tìm cách xác định chủ nhân một ổ cứng thất lạc trong thư viện trường. Khi xem nội dung ổ cứng, người này phát hiện một email từ tháng 9/2018 giữa Ang với một nhà nghiên cứu ở Đại học Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Trong email, Ang viết rằng "Ông cứ lên mạng tìm là sẽ thấy Mỹ định làm gì với các học giả của chương trình 'Nghìn Nhân tài'. Không nhiều người ở đây biết tôi thuộc chương trình đó, nếu lộ ra, công việc của tôi ở đây cũng gặp rắc rối lớn".
FBI cho hay "Nghìn Nhân tài" của Trung Quốc là chương trình lôi kéo những người làm việc, học tập ở nước ngoài trong các lĩnh vực nghiên cứu được ưu tiên cao. Dù không phải gián điệp truyền thống, họ vẫn thu thập thông tin nghiên cứu mà chính quyền Trung Quốc đang tìm kiếm.
Ang từng tiết lộ với UA mình là học giả Nghìn Nhân tài năm 2014, nhưng không khai báo mối liên hệ với các chương trình khác mà ông cũng tham gia từ năm 2012 đến 2018.
Năm 2016, ông nộp đơn xin tài trợ lên NASA cho một hợp đồng trị giá nửa triệu USD, mà không tiết lộ xung đột lợi ích liên quan các chức vụ của ông ở Trung Quốc. Đề xuất đó sau được NASA chấp thuận. Nếu bị kết án, Ang có thể ngồi tù tối đa 20 năm.
Giám đốc An ninh Quốc gia của FBI John Brown năm ngoái nói với quốc hội Mỹ rằng thông qua điều tra, họ phát hiện các học giả Nghìn Nhân tài được Trung Quốc khuyến khích, chuyển về nước những nghiên cứu mà họ thực hiện ở Mỹ, cũng như các thông tin, sở hữu trí tuệ. Brown gọi những người này là "mối đe dọa đáng kể cho nước Mỹ".
Cụ bà Trung Quốc bị con trai chôn sống Một cụ bà 79 tuổi ở đông bắc Trung Quốc được cứu sống trong tình trạng tê liệt một phần sau ba ngày bị con trai chôn sống. Cụ bà hiện trong tình trạng ổn định và được chăm sóc tại một bệnh viện ở tỉnh Thiểm Tây, cảnh sát cho biết. Các công tố viên ở huyện Tĩnh Biên, thành phố Ngọc...