Độ nguy hiểm của virus Ebola so với các dịch lớn
Dịch Ebola có số người chết cao hơn dịch SARS năm 2003, nhưng chưa là gì so với 18.500 ca tử vong trong dịch cúm H1N1 diễn ra trên toàn cầu năm 2008-2010.
Đồ họa: Việt Chung
Theo VNE
Video đang HOT
Bệnh Ebola: Toàn cảnh đại dịch khủng khiếp nhất trong 4 thập kỷ
Dịch bệnh Ebola đã nhiều lần bùng phát trong lịch sử nhưng 2014 là năm đại dịch bùng phát khủng khiếp, với số người chết lên tới gần 1.000 tính đến thời điểm hiện tại.
Tiến sĩ Peter Piot là nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra virus Ebola vào những năm 1970. "Lần đầu tiên ở phía Tây châu Phi, chúng tôi đã gặp sự bùng phát của dịch bệnh này", Peter Piot nói với CNN.
Dịch sốt xuất huyết Ebola lần đầu tiên bùng phát vào năm 1976 tại một ngôi làng ven con sông Ebola ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Cũng chính từ đó, người ta đặt tên dịch bệnh là Ebola. Khi đó, 318 người đã mắc bệnh, trong đó 280 ca tử vong. Dịch bệnh xuất hiện ở Yambuku và lan sang các khu vực xung quanh ở Congo. Cũng trong năm 1976, dịch bệnh bùng phát tại Nzara, Maridi và các khu vực lân cận tại quốc gia Sudan đã khiến 151 người tử vong trong tổng số 284 ca nhiễm bệnh.
Biểu đồ thể hiện dịch bệnh Ebola qua các năm.
Dịch sốt xuất huyết Ebola cũng "tái xuất" tại nhiều quốc gia như Mỹ, Philippines, Italy, Gabon,...nhưng chưa từng vượt qua con số 500 người tử vong. Trong lịch sử từng ghi nhận, số người tử vong do nhiễm virus cao nhất là năm 1976 với 431 người chết. Ngoài ra, năm 1995, dịch bệnh bùng phát tại Zaire (Cộng hòa Dân chủ Congo) khiến 250 người tử vong; năm 2000 - 2001, virus Ebola tấn công Uganda khiến 224 người chết,...Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng bùng phát tại các quốc gia khác vào các thời điểm khác nhau nhưng không gây thương vong nhiều.
Năm 2014, sự bùng phát trở lại và lây lan nhanh chóng của bệnh dịch Ebola đang khiến cả thế giới lo lắng, bởi tỷ lệ tử vong của nó rất cao, từ 60 đến 90%. Dịch bệnh bùng phát từ hồi tháng 2/2014 tại Guinea và sau đó lan sang các quốc gia Tây Phi khác, bao gồm Sierra Leone và Liberia. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh Ebola đã khiến hơn 960 người thiệt mạng. Theo cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc, trong tuần này ghi nhận thêm 68 ca nhiễm bệnh mới và 29 người thiệt mạng, nâng tổng số ca mắc bệnh lên tới 1.779.
Một số biểu hiện của bệnh Ebola.
Bệnh virus Ebola bị gây ra bởi bốn trong nhóm năm loài virus Ebola, họFiloviridae, bộMononegavirales. Những loại virus đó là Bundibugyo virus (BDBV), Ebola virus (EBOV), Sudan virus (SUDV), và virus rừng Ta (TAFV, tên gọi trước đây và tên thường gọi là virus Ebola Bờ Biển Ngà (CIEBOV).
Đối với nhưng ai nhiễm phải virus Ebola, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 21 ngày. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy thận và suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài.
Virus Ebola lây sang người thông qua tiếp xúc với máu, chất tiết, bộ phận cơ thể hoặc dịch thể khác của người, động vật bị nhiễm bệnh. Hiện chưa có vacxin phòng bệnh hay thuốc đặc trị bệnh Ebola. Do vậy, để phòng bệnh, người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn...), tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; không cầm, nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó. Nếu có những biểu hiện nghi nhiễm virus Ebola thì người dân cần đến ngay các cơ sở y tế và bệnh viện kiểm tra.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Cách phòng tránh dịch Ebola gây chết người Thông tin 7 người Philippines nhiễm virus Ebola gây báo động nguy cơ đại dịch này xâm nhập Việt Nam. Để phòng tránh dịch bệnh Ebola, người dân cần nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn biện pháp an toàn sau. Trên thế giới chưa có biện pháp điều trị hiệu quả cũng như chưa có vắc xin cho người. Chính vì vậy,...