Độ nguy hiểm của virus Ebola
Virus Ebola nguy hiểm bởi nếu tiếp xúc với bất kỳ loại dịch, chất tiết nào của bệnh nhân đều có thể lây, thậm chí chỉ cần chạm phải cơ thể người bệnh. Virus này không phát tán qua không khí.
Đồ họa: Việt Chung
Theo VNE
Nhiều ngôi làng ở Tây Phi bị xóa sổ hoàn toàn do dịch bệnh Ebola
Bác sỹ Eyal Reinich đang có mặt tại trung tâm bùng phát căn bệnh Ebola ở Guinea cho biết dịch tại Tây Phi đang trầm trọng hơn, với nhiều ngôi làng bị xóa sổ hoàn toàn và những xác chết nằm trên đường phố.
Video đang HOT
Khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm dịch Ebola tại bệnh viện Donka, Guinea. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Vị bác sỹ người Israel thuộc tổ chức Bác sỹ không biên giới cho biết: "Tôi đã làm việc với các nhóm viện trợ nhân đạo suốt 12 năm qua và đã ở những khu vực có dịch bệnh Ebola bốn lần, trong đó ba lần ở Guinea, nhưng đợt bùng phát hiện nay là tồi tệ nhất."
Dịch bệnh hiện đang lan khắp Guinea, Liberia và Sierra Leone này có tỷ lệ tử vong tới 90% và chưa có thuốc điều trị.
Trả lời báo Ha'aretz, bác sỹ Reinich không lạc quan về khả năng kiểm soát sự bùng phát căn bệnh nan y này. Ông khẳng định đây là virus Ebola độc hại nhất mà ông từng đối mặt và con số tử vong thực tế cao hơn nhiều so với những gì được công bố.
Bác sỹ Reinich, đã ở Guinea từ tháng 5/2014, cho biết: "Toàn bộ các ngôi làng đã bị xóa sổ. Bạn đến các ngôi làng và chỉ tìm thấy những xác chết. Bạn không biết là tất cả người dân trong làng đã chết hay một số đã bỏ chạy. Đây là virus có nguy cơ tử vong tới 90% và chúng tôi không biết điều kiện sức khỏe của những người đã bỏ chạy."
Sự hoảng loạn tại các nước có dịch khiến cho căn bệnh này hầu như không thể kiểm soát, trong bối cảnh những dịch bệnh khác như virus Lassa và bệnh sốt rét cũng đang hoành hành trong khu vực.
Người dân tại các ngôi làng đang bỏ chạy như thể đây là một cuộc nội chiến, khiến cho dịch bệnh này càng dễ lây lan. Họ trốn vào các cánh rừng và những nơi khác và trở thành những người phiêu bạt.
Theo bác sỹ Reinich, thậm chí tại một số nơi, các nhân viên cứu trợ như người của Hội Chữ thập Đỏ địa phương cũng hoảng loạn và bỏ chạy.
Trong khi đó tại các thành phố, người dân không dám ra khỏi nhà. Tất cả các sự kiện xã hội và lễ hội bị hủy bỏ, những nơi giải trí và các câu lạc bộ thể thao bị đóng cửa, các ngôi chợ tiêu điều và nhiều hãng hàng không hủy chuyến bay. Những du khách buộc phải đến nơi đây, thường là doanh nhân, bị kiểm tra kỹ lưỡng tại sân bay. Nhưng khi đến nơi, họ lại tự giam mình trong các phòng khách sạn.
Tại thủ đô Monrovia của Liberia, nhiều xác chết nằm trên đường phố. Bác sỹ Reinich cho biết: "Sự sợ hãi trên đường phố rất kinh khủng. Nếu một người ngã gục trên đường, mọi người phản ứng một cách hoảng loạn và không ai giúp người đó."
Tại các ngôi làng, người dân đã mất niềm tin vào các tổ chức cứu trợ phương Tây. Người dân, nhất là tại các khu vực bộ lạc, không cho các nhân viên cứu trợ lại gần vì lo sợ việc tiếp xúc sẽ làm lây lan dịch bệnh. Mặc dù lo sợ bị nhiễm bệnh, nhiều người có triệu chứng không đến các phòng khám của các tổ chức cứu trợ.
Các bác sỹ đang cố xác định càng nhiều người mang virus càng tốt và điều trị 10% bệnh nhân còn sống mà không để lây nhiễm cho bản thân.
Các nhân viên cứu trợ tự bảo vệ bằng các bộ đồ làm bằng chất dẻo, mặt nạ ngừa độc và phun chlorine. Các bác sỹ thường phải đốt bộ đồ này và các phòng khám di động để tiêu hủy vết tích của virus.
Bác sỹ Reinich nói: "Mùa mưa đang trì hoãn công việc và khiến virus dễ lây lan. Mặc dù lãnh đạo các nước quyết định đóng cửa biên giới nhưng thực ra chúng vẫn mở rộng. Tất cà các điều kiện để Ebola lây lan đang hiện hữu rõ hơn".
Theo Đời Sống Pháp Luật
Tin tức bệnh Ebola mới nhất:Những điều cần biết về thuốc đặc trị Khi dịch bệnh Ebola ngày càng gây lo ngại, dư luận lại đổ dồn hy vọng về loại huyết thanh thử nghiệm mang tên ZMapp có thể chữa trị căn bệnh chết người này. Trước đó, hai nhân viên y tế người Mỹ là Kent Krantly và Nancy Writebol bị nhiễm virus Ebola trong quá trình làm việc tại châu Phi đã dần...