Độ nguy hiểm của biến chủng nCoV mới tại Việt Nam
Chuyên gia nhận định, nếu để chủng mới lây ra cộng đồng, không kiểm soát tốt có thể lây cho nhiều người chỉ trong thời gian ngắn.
Việt Nam đã ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là bệnh nhân 1435.
Biến thể mới có tên gọi VOC 202012/01 – là chủng mới được báo cáo ở Anh vào ngày 11/12 vừa qua và chính thức được giới chức y tế Anh xác nhận vào 14/12.
Bệnh nhân 1435 là nữ, 44 tuổi, quê Trà Vinh, từ Anh nhập c ảnh sân bay Cần Thơ ngày 22/12 cùng 305 người khác. Trong đó, 147 người cách ly tập trung tại tỉnh Trà Vinh, 137 người cách ly tập trung ở Vĩnh Long, 17 người cách ly ở TP. Cần Thơ và 4 người cách ly ở TP. HCM.
Trên chuyến bay này sau đó đã ghi nhận 7 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 5 bệnh nhân ở Vĩnh Long (bệnh nhân từ 1429-1432) và 2 bệnh nhân cách ly ở Trà Vinh (bệnh nhân 1434-1435). Kết quả giải trình tự gene tại Viện Pasteur TP. HCM phát hiện bệnh nhân 1435 nhiễm biến thể mới.
Ngoài Việt Nam, 33 quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới cũng đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể mới VOC 202012/01.
PGS.TS Trần Đắc Phu
Video đang HOT
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, chủng mới của SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh hơn 70% so với các chủng cũ.
Vì vậy nếu không phát hiện sớm, cách ly kịp thời để lan ra cộng đồng sẽ rất nguy hiểm. Dù không làm bệnh nặng hơn nhưng khi lây lan nhanh hơn, nhiều người mắc trong thời gian ngắn, sẽ có nhiều người tử vong hơn.
“Đặc biệt nếu để lây cho những đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh lý nền, lây trong bệnh viện, tỉ lệ tử vong sẽ cao”, PGS Phu phân tích.
Dù vậy, ca bệnh 1435 tại Việt được cách ly ngay khi nhập cảnh, vì vậy người dân không nên quá lo lắng.
Theo PGS Phu, điều đáng lưu tâm nhất hiện nay là cần giám sát chặt chẽ người nhập cảnh trái phép và hợp pháp, để cách ly ngay khi nhập cảnh, không để lây ra cộng đồng. Nếu vô tình chủng mới lây ra cộng đồng không kiểm soát có thể lây cho nhiều người chỉ trong thời gian ngắn.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM cũng cho rằng, khi xuất hiện biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh hơn, càng chậm phát hiện ca mới trong cộng đồng càng khó chặn và càng tốn công khoanh vùng, cách ly và phải cách ly vùng càng rộng. Do vậy, điểm cốt yếu là cần chặn không cho virus lọt ra cộng đồng.
Hiện tại theo báo cáo của lực lượng biên phòng, mỗi ngày Việt Nam có 100- 150 người nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Đại học Hoàng gia London, Anh, tốc độ lây nhiễm Covid-19 ở Anh, quốc gia đầu tiên phát hiện chủng virus mới, đã tăng lên 1,3 lần.
Không chỉ tốc độ lây nhanh hơn, biến thể mới của SARS-CoV-2 còn có khả năng lây nhiễm trên mọi nhóm tuổi.
Mặc dù vậy, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy, biến thể mới tăng độc lực hay làm bệnh nặng lên so với các chủng hiện hành và vắc xin ngừa Covid-19 vẫn còn tác dụng.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày.
Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định nhiễm hay không nhiễm nCoV.
Nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là công ty Việt Á, năng lực sản xuất 100.000 bộ cho mỗi ngày và có thể nâng công suất lên 5 lần khi cần. Đây là nơi cung ứng 90% lượng kit xét nghiệm nCoV tại Việt Nam trong hai đợt dịch.
Ông Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc, cho biết công ty đang dự trữ hơn 1.000.000 test nCoV, chuẩn bị cho việc Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế, nhu cầu xét nghiệm tăng.
Từ ngày 15/9, Việt Nam mở đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày 22/9 mở thêm đường bay tới Campuchia và Lào. Ước tính 20.000 người nhập cảnh mỗi tháng. Theo quy định, khách nhập cảnh phải cách ly tập trung và xét nghiệm PCR ít nhất hai lần trong thời gian đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sẽ sử dụng các kit sản xuất trong nước để đảm bảo khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Hiệp khẳng định công ty sẽ cung cấp đủ test kit cho các phòng xét nghiệm PCR tại sân bay.
"Công ty có thể tăng số lượng cung ứng lên 5 lần khi cần thiết", ông Hiệp nói. "Thời gian trả kết quả 2-3 giờ, phù hợp với chính sách mới về cách ly 5-14 ngày".
Ngoài Việt Á, còn có 3 đơn vị đang nghiên cứu kit xét nghiệm, gồm các công ty Medicon, Sao Thái Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Medicon, cho biết đang gấp rút nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên để "xét nghiệm nCoV tại sân bay nhanh và chất lượng".
Theo ông Khôi, test kit do Medicon sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương phương pháp PCR. Giá thành dự kiến khoảng 3,5 USD một bộ, bằng 70% so với hàng nhập khẩu. Hiện kit vẫn ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng trước khi đưa ra thị trường.
"Chậm nhất trong tháng 10, Medicon sẽ gửi hồ sơ đăng ký lưu hành cho loại test kit này", ông Khôi cho biết.
Ông cũng cho biết thêm công ty đã chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất 500.000 test kit đầu tiên, sẵn sàng sản xuất ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm và được phép lưu hành. Ở quy mô công nghiệp, công ty có thể sản xuất khoảng 50.000-100.000 test mỗi ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Đà Nẵng. Ảnh: Đông Dương.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Sao Thái Dương, công ty cũng đang nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm Realtime-LAMP. Đây là loại xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, có độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương xét nghiệm PCR nhưng thời gian ngắn hơn. Test kit này có thể tận dụng các máy móc, thiết bị sẵn có của trung tâm y tế dự phòng, tăng năng lực xét nghiệm lên 9-12 lần.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế. Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ...