Đỗ Merlo mắng Trung Hiếu sau khi bỏ lỡ cơ hội ghi bàn
Đường căng ngang của Trung Hiếu khiến Quế Ngọc Hải suýt đá phản lưới nhà. Tuy vậy, Đỗ Merlo vẫn quay lại mắng cầu thủ 20 tuổi vì anh đệm trượt bóng.
Tối 3/4, CLB Sài Gòn đến làm khách trước CLB Viettel trên sân Hàng Đẫy trong khuôn khổ vòng 7 V.League 2021. Tuy đã 36 tuổi, Đỗ Merlo vẫn là chân sút chủ lực của đội khách.
Trong một ngày Viettel hoàn toàn lấn lướt, anh có rất ít cơ hội. Kể cả khi bóng đã vào đến vòng 5,5 m, thì đường chuyền của Trần Mạnh Cường vẫn bị cản phá trước khi đến chân cầu thủ nhập tịch.
Phút 81 của trận đấu, Trung Hiếu đã có đường căng ngang tốt khiến Quế Ngọc Hải suýt đá phản lưới nhà. Tuy vậy, nó vẫn là hơi sớm so với tốc độ của Đỗ Merlo. Bỏ lỡ cơ hội ngon ăn cách khung thành chưa đầy 1 m, tiền đạo 36 tuổi quay lại mắng cầu thủ 20 tuổi.
Video đang HOT
Sau đó, anh đứng thất thần bên cầu môn Viettel một lúc trước khi quay trở sân. Suốt cả trận, anh không thể có một pha dứt điểm trúng đích.
Kết thúc trận đấu, CLB Sài Gòn nhận thất bại thứ 4 liên tiếp. Đỗ Merlo ngồi đăm chiêu trong băng ghế ban huấn luyện.
Không những thế, anh còn cần tới sự chăm sóc của bác sĩ.
Một “lão tướng” khác của CLB Sài Gòn là Daisuke Matsui cũng thi đấu mờ nhạt. Anh bị hàng phòng thủ có chiều sâu của Viettel khoá chặt.
Tình huống đáng chú ý nhất của huyền thoại bóng đá Nhật Bản là pha dứt điểm hỏng ở phút 65. Sau đó, anh lập tức được rút ra.
Ở tuổi 40, Matsui đã tỏ rõ sự xuống sức và không thể theo kịp các cầu thủ trẻ, khoẻ bên phía đương kim vô địch Viettel. HLV Phùng Thanh Phương sẽ còn rất nhiều việc phải làm để cứu CLB Sài Gòn khỏi đà xuống dốc.
Mâu thuẫn giữa "bột" và "hồ"
Được đầu tư khoảng 100 tỷ đồng/mùa giải, nhưng cả TP Hồ Chí Minh lẫn Sài Gòn FC đều đang gặp phải những rắc rối khá tương đồng.
Chi tiêu mạnh tay, làm truyền thông rầm rộ, liên tiếp công bố các dự án, chiến lược, đó là điểm chung của TP Hồ Chí Minh và Sài Gòn FC. Nhưng kết quả trên sân cỏ không tương xứng với những gì hai đội bóng này đầu tư. Chuyện trái khoáy khi mùa giải V-League 2019, TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trụ hạng nhưng lại giành ngôi á quân.
Mùa trước, đội đặt chỉ tiêu vô địch thì lại lao đao giữa bảng xếp hạng. Sài Gòn FC mùa giải 2020 giao cho ông Vũ Tiến Thành đảm trách nhiều chức vụ, trong đó có "ghế" huấn luyện viên (HLV) trưởng. Trong một mùa giải được dự báo có nhiều biến động thì Sài Gòn FC đã giành vị trí thứ ba, gây cho Viettel lẫn Hà Nội FC nhiều khó khăn trong cuộc đua đến ngôi vô địch và á quân.
Đến mùa giải này, cả hai đội bóng thành phố mang tên Bác đều mang tham vọng lớn vào mặt trận V-League, nhưng thực tế cho thấy, bão giông đang vần vũ trên đầu họ.
Cầu thủ TP Hồ Chí Minh (bên trái) quen chơi phòng ngự phản công, không rành lối chơi thiên về chủ động tấn công dưới thời HLV A.Polking.Ảnh: HẢI ĐĂNG
Gần 10 năm trước, vào mùa hè 2012, trước khi Van Persie đồng ý gia nhập MU, anh chỉ hỏi huấn luyện viên (HLV) A.Ferguson đúng một câu: "Ông còn tại vị ở đội bóng bao lâu?". Ở Việt Nam, tin rằng khi HLV Vũ Tiến Thành chiêu mộ quân sĩ cho mùa giải 2021, rất nhiều cầu thủ đã hỏi ông câu hỏi trên. Họ đến Sài Gòn FC vì chế độ tốt, vì có HLV trưởng hiểu họ ở cuộc sống bên ngoài sân cỏ, biết rõ cái hay và mặt hạn chế của họ trong luyện tập và thi đấu.
Nhưng rồi vào một ngày đẹp trời, doanh nhân Trần Hòa Bình, Chủ tịch Sài Gòn FC thay đổi một loạt nhân sự chủ chốt của đội bóng. Ông Vũ Tiến Thành được điều động ra Bắc, quản lý Trung tâm bóng đá PVF. Chuyên gia người Nhật Bản M.Shimoda, từ vị trí cố vấn cao cấp được giao chức HLV trưởng. Ông M.Shimoda có bằng cấp, kinh nghiệm đầy mình, kinh qua đủ mọi vị trí, chức vụ trong Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA). Nhưng thành công ở bóng đá Nhật Bản không đồng nghĩa với thành công ở bóng đá Việt Nam. Chỉ sau 3 trận cầm quân, ông M.Shimoda đã bị Sài Gòn FC sa thải. Tự trọng lẫn tự ái, ông M.Shimoda đã trở về Nhật Bản dù bầu Bình muốn vị chuyên gia này quay trở lại vị trí cố vấn cao cấp. Câu chuyện ở đây rất rõ, quân Sài Gòn FC mùa giải này là do ông Vũ Tiến Thành lấy về. Ông M.Shimoda chỉ là người tiếp quản.
Nếu một đội bóng có chiến lược rõ ràng, khoa học, tôn thờ lối chơi đẹp mắt, chú trọng kiểm soát bóng hay chơi thiên về phòng ngự phản công thì các HLV chỉ là sự tiếp nối. Ông Vũ Tiến Thành giỏi bài phòng ngự phản công trong khi chuyên gia M.Shimoda lại chuộng lối chơi kỹ thuật, kiểm soát bóng. Trên hàng công Sài Gòn FC có ba người, Nguyên Hoàng (19 tuổi) trẻ khỏe, có kỹ thuật, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở V-League. Còn lại là hai "ông già" Đỗ Merlo (36 tuổi) và H.Takasaki (35 tuổi) sao đủ sức để theo được triết lý bóng đá của chuyên gia M.Shimoda.
Đội bóng TP Hồ Chí Minh cũng va phải bài toán mâu thuẫn giữa nhân sự và lối chơi. Mùa giải này, họ chiêu mộ Lee Nguyễn với giá xấp xỉ 1 triệu USD. HLV A.Polking chủ trương cho Lee Nguyễn chơi tự do, giải phóng anh khỏi nhiệm vụ phòng ngự để tập trung cho việc điều tiết lối chơi và phát động tấn công. Khó ở chỗ, để Lee Nguyễn tự do chơi bóng cần phải có tiền vệ đánh chặn, luân chuyển bóng tốt. Vì TP Hồ Chí Minh đã ưu tiên hết suất cầu thủ ngoại cho mặt trận tấn công nên phía dưới Lee Nguyễn không ai đủ trình độ hỗ trợ cho anh.
HLV A.Polking bố trí Đỗ Văn Thuận và Ngô Hoàng Thịnh đánh chặn từ xa, mớm bóng để Lee Nguyễn kiến thiết lối chơi nhưng khi Ngô Hoàng Thịnh nhận án cấm thi đấu đến hết mùa giải, chiến thuật này bị phá sản. Thực chất Đỗ Văn Thuận, Ngô Hoàng Thịnh, Tùng Quốc đã quen với cách chơi phòng ngự phản công được HLV Chung Hae-seong gây dựng từ năm 2019, cứ có bóng là phất thẳng lên cho tiền đạo. Nhóm tân binh Phạm Hoàng Lâm, Thân Thành Tín, Lê Sỹ Minh cũng quen đá phòng ngự với đội hình thấp, đâu có rành lối chơi chủ động tấn công, tấn công có kiểm soát của ông A.Polking. Thành ra, Lee Nguyễn liên tục phải lùi sâu nhận bóng, thay vì có bóng ở phần sân đối phương, để dễ bề tung ra một đường chuyền xé toang hàng thủ đội bạn. HLV trưởng đội tuyển bóng đá nữ quốc gia, ông Mai Đức Chung nhận xét: "Các ngoại binh của TP Hồ Chí Minh có chất lượng kém, một mình Lee Nguyễn không thể cáng đáng mọi việc".
Nhìn vào các đội bóng được đánh giá khá cao như Hoàng Anh Gia Lai, Hà Nội FC, Viettel, thấy rõ họ dễ định hình lối chơi vì các đội bóng này có bộ khung chơi với nhau nhiều năm. Ngược lại, Sài Gòn FC, TP Hồ Chí Minh mùa giải này lấy quân tứ xứ, người mới về chiếm đến 3/4 đội bóng, không xây dựng đội bóng theo nguyên lý nào, thế nên, dù bỏ ra khoảng 100 tỷ đồng cho mùa bóng, Sài Gòn FC đã thay hai HLV trưởng chỉ sau 6 vòng đấu... và nhiều khả năng, TP Hồ Chí Minh cũng sẽ có phương án trám vào chỗ HLV A.Polking để cứu vãn đà trượt của hai câu lạc bộ rất có tiềm lực.
CLB TP.HCM và Sài Gòn FC: Chưa thành công trong chính sách đầu tư Cả CLB TP.HCM lẫn Sài Gòn FC đều đã và đang không thành công với chính sách đầu tư. Không khó để nhận ra, những gói đầu tư của họ đã không "chảy" đúng chỗ và đúng người. Điều này khiến hai đội bóng Sài thành rơi vào tình cảnh mất cân bằng. TP.HCM là đội bóng chịu chơi và chịu chi nhất...