Đỏ mắt tìm gỗ đóng tàu

Theo dõi VGT trên

Tại Bình Định, nhiều ngư dân mong muốn hoàn thành tàu vỏ gỗ để vươn khơi đánh bắt hải sản, nhưng dù chấp nhận mua gỗ tăng từ 3-5 triệu đồng/m3 vẫn không tìm được gỗ chất lượng để đóng con tàu ưng ý…

“Đỏ mắt” chờ gỗ

Ngoài quản lý đội tàu 16 chiếc đang đánh bắt xa bờ, ngư dân Bùi Thanh Ninh (trú xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) còn trông coi xưởng đóng tàu chuyên phục vụ đóng tàu mới và cải hoán tàu cũ trong đội tàu. Tuy nhiên, trong 3 tháng gần đây, giá các loại gỗ chuyên dụng đóng tàu bỗng dưng tăng cao, trong khi đó gỗ chất lượng rất khan hiếm khiến ông Ninh lo lắng.

Đỏ mắt tìm gỗ đóng tàu - Hình 1

Ngư dân Bình Định đang hối hả đóng tàu vỏ gỗ để đạp sóng ra Trường Sa, Hoàng Sa. Ảnh: D.T

Ông Ninh cho biết: “Hiện nay, gỗ sao và gỗ sến mủ là các loại gỗ chủ lực trong đóng mới tàu cá vỏ gỗ của ngư dân (chiếm đến 40% tổng lượng gỗ cần sử dụng). Cách đây khoảng 3 tháng, gỗ sao chỉ có giá 12-13 triệu đồng/m3 nhưng giờ đã tăng đến 17-18 triệu đồng/m3, gỗ sến mủ cũng tăng từ 15- 20 triệu đồng/m3. Các loại gỗ khác cũng tăng từ 8 – 11 triệu đồng/m3. Nếu trước đây, tại các cơ sở cung ứng nguyên liệu gỗ rất đa dạng, ngư dân tha hồ lựa chọn thì giờ đây “đỏ mắt” tìm kiếm vẫn không mua được loại gỗ đúng quy cách, chất lượng mà chủ tàu cần”.

Với tình trạng khan hiếm gỗ nguyên liệu đóng tàu cá của ngư dân như hiện nay, địa phương đã có quy hoạch xây dựng xưởng đóng tàu vỏ sắt. Thời gian tới, chúng tôi sẽ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện tích 4,4 ha tại cửa biển Tam Quan, do Liên doanh Công ty Bukang (Hàn Quốc) và Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan phối hợp thực hiện”. Ông Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn .

Theo kinh nghiệm của nhiều ngư dân đóng tàu Hoài Nhơn, chất lượng gỗ đúng quy chuẩn để đóng tàu trên thị trường đang khan hiếm. Việc đóng tàu cá, cần loại gỗ dài đến 18m để làm “long cốt”, đó là phần đáy tàu, được xem như xương sống của con tàu. Trước đây, loại gỗ này được các thương lái mua từ Lào nhập vào Bình Định, thế nhưng trong thời gian gần đây, gỗ Lào trước khi nhập về Việt Nam đều được xẻ nhỏ nên để đóng mới tàu cá hầu như không có.

“Tàu cá vỏ gỗ được đóng chủ yếu cho 2 loại nghề chính, nghề đánh bắt cá ngừ đại dương và nghề lưới vây. Tàu đánh bắt cá ngừ đại dương có chiều dài khoảng 17-18m, tiêu tốn khoảng 80 khối gỗ, còn tàu lưới vây dài 21-23m, tiêu tốn khoảng 120 khối gỗ. Tình hình gỗ nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm đã gây nên nỗi lo lớn cho cả các cơ sở đóng tàu và ngư dân”- ngư dân Trần Hiểu Văn (50 tuổi) chia sẻ.

Lao đao tìm lối ra

Từ năm 2010 đến nay, phong trào đóng mới tàu cá công suất lớn tại Bình Định phát triển rất mạnh. Hiện nay, tỉnh Bình Định có đội tàu thuyền khoảng 7.021 chiếc (trong đó 3.228 tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên) cùng với hàng chục ngàn thuyền viên thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản tại các ngư trường lớn như Hoàng Sa, Trường Sa. Mỗi năm, ngư dân tại địa phương ven biển Bình Định đầu tư khoảng 500 tỷ đồng để đóng mới tàu cá công suất lớn, từ 400CV- 1.000CV, để tham gia đánh bắt xa bờ.

Video đang HOT

Đỏ mắt tìm gỗ đóng tàu - Hình 2

Đội tàu vỏ gỗ của ngư dân cập cảng cá Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: D.T

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) đã đóng mới gần 150 chiếc tàu vỏ gỗ, tăng 60% so cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hiếu- Giám đốc Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan tỏ ra lo lắng: “Xí nghiệp liên tục nhận được nhiều đơn đặt hàng, trong khi đó số lượng gỗ có chiều dài đúng quy cách làm “long cốt” còn trong kho chỉ còn đủ dùng trong quý 3. Nếu gỗ đóng tàu tiếp tục khan hiếm, các tàu đóng mới sau này phải dùng đến biện pháp ghép nối long cốt. Lúc này, xí nghiệp đã cử cán bộ đi ra Quảng Ngãi học tập kỹ thuật ghép nối để kịp thời xử lý”.

Thế nhưng, với phương cách ghép nối “long cốt” cho tàu thì nhiều ngư dân tỏ ra lo lắng. Bởi “long cốt” là xương sống của con tàu, chịu tác động trực tiếp của những con sóng. Trong khi đó, thời gian gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết trên biển diễn biến rất phức tạp, gió to sóng dữ xuất hiện nhiều thì liệu rằng “long cốt” tàu được ghép nối có an toàn hay không?

Theo Danviet

Đánh bắt xa bờ và thế trận bảo vệ vùng biển

Trong một thời gian dài, ngư dân Việt Nam chủ yếu đánh bắt cá ven bờ, chưa coi trọng việc đánh bắt xa bờ. Nếu được đào tạo tốt, được trang bị kiến thức quốc phòng và được sự phối hợp của các đơn vị chức năng thì ngư dân sẽ trở thành lực lượng dân quân biển tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Nước ta là một trong số ít quốc gia được thiên nhiên ban phát tài nguyên biển phong phú và đa dạng. Nằm phía tây Thái Bình Dương, bờ biển Việt Nam có chiều dài hơn 3.260km cùng hơn 1 triệu km vùng biển đặc quyền kinh tế. Với 28 tỉnh thành có biển là điều kiện cho phép khai thác nhiều lợi thế về kinh tế biển khác nhau.

Bên cạnh đó, Biển Đông của chúng ta lại nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển năng động, cũng như gần một trong những đường hàng hải quan trọng và nhộn nhịp thuộc loại nhất thế giới. Vị trí này không chỉ quan trọng về kinh tế mà cả về an ninh, nhất là khi chúng ta có cảng Cam Ranh là mơ ước của nhiều cường quốc quân sự.

Thống kê gần đây cho thấy kinh tế biển của chúng ta đóng góp khoảng 47 - 48% GDP, trong số này các ngành chủ lực đóng góp lớn là dầu khí 64%, hải sản 14%, vận tải biển và dịch vụ biển 11%, du lịch biển khoảng 9%.

Tiềm năng tài nguyên biển đáng kể của chúng ta là tổng trữ lượng dầu khí của thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỉ tấn, đưa nước ta vào danh sách những quốc gia xuất khẩu dầu có thế lực ở khu vực. Nguồn hải sản cũng rất đáng kể với con sốước toán khai thác bền vững từ 1,4 đến 1,7 triệu tấn một năm, đem lại nguồn lợi cũng như tạo việc làm cho hơn 4 triệu lao động trực tiếp đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và hơn nửa triệu lao động liên quan.

Tiềm năng kinh tế biển phong phú đã và đang tạo cơ hội lớn thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng đồng thời cũng gặp trở ngại không nhỏ là nội lực và nhận thức kinh tế biển chưa ngang tầm.

Tuy vậy, chúng ta đã xây dựng chiến lược kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu đóng góp 53 - 55% GDP và 55 - 60% vào kim ngạch xuất khẩu.

Nhưng liệu mục tiêu này có đạt được hay không, như chuyên gia lịch sử Stein Tonnesson nhận định: "Việt Nam không có truyền thống khai thác biển hay hàng hải mạnh mẽ. Lịch sử Việt Nam gắn với việc sở hữu đất đai, phát triển nghề trồng lúa nước, thủy lợi nông nghiệp, cùng với việc quản lý lãnh thổ chống lại sự xâm lăng đến từ người láng giềng phương Bắc".

Trong một thời gian dài, ngư dân Việt Nam chủ yếu đánh bắt cá ven bờ, chưa coi trọng việc đánh bắt xa bờ mặc dù sở hữu một vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

Thế nhưng những năm gần đây, tình hình đã đổi khác.

Đánh bắt hải sản giữ một vai trò quan trọng đối với Việt Nam cả về khía cạnh thu nhập quốc gia (chiếm 7% GDP) và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Đánh bắt xa bờ và thế trận bảo vệ vùng biển - Hình 1

Tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) nối đuôi nhau vươn ra khơi

Theo báo cáo gần đây nhất được công bố vào năm 2014 của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trên toàn thế giới năm 2012 về sản lượng cá đánh bắt được, với hơn 2,418 triệu tấn.

Như đa số các quốc gia ven Biển Đông, từ một thập niên qua, Việt Nam đã ghi nhận tăng trưởng mạnh về khai thác hải sản, cụ thể là tăng 46,8% trong khoảng thời gian 2003-2012. Hơn nữa, từ khi "Đổi mới", những chuyển đổi quan trọng đã được thực hiện như chuyển hướng từ sản xuất sang khai thác (Việt Nam là nước đứng thứ 4 về xuất khẩu cá và hải sản xa bờ), phát triển mạnh lĩnh vực nuôi thủy hải sản, tăng số lượng ngư dân và cuối cùng là hướng về đánh bắt thủy hải sản xa bờ.

Chú trọng đánh bắt cá xa bờ cũng chính là điểm cần được nhấn mạnh trong tình hình căng thẳng trên Biển Đông do các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, gây khó khăn cho hoạt động đánh bắt của ngư dân. Nhằm mục đích gìn giữ phần bờ biển vốn đã được triệt để khai thác lâu nay khiến sản lượng ngày càng thấp, Chính phủ tích cực ủng hộ việc khai thác hải sản xa bờ.

Chương trình Đánh bắt hải sản xa bờ được phê duyệt năm 1997 có mục tiêu khuyến khích chuyển đổi từ đánh bắt hải sản thủ công, quy mô gia đình và gần bờ với việc sử dụng các tàu có công suất dưới 20 mã lực và các kỹ thuật truyền thống sang đánh bắt hải sản chuyên nghiệp, có đầu tư nguồn vốn lớn và chuyên môn hóa trong đánh bắt các loài hải sản có giá trị gia tăng cao nhờ vào sử dụng các loại tàu công suất lớn hơn 90 mã lực. Chính sách này đang bắt đầu mang lại kết quả.

Theo thống kê năm 2012, sản lượng đánh bắt hải sản gần bờ và xa bờ trong tổng sản lượng đã có sự cân bằng, với các con số lần lượt là 50,6% và 49,4%. Đây là một sự thay đổi đáng kể nếu so với thống kê năm 2001, thời kỳ ghi nhận sự vượt trội của đánh bắt hải sản gần bờ với 69,2% tổng sản lượng khai thác được. Đến 2020, Chính phủ dự kiến đạt mức 64% sản lượng hải sản xa bờ và 36% gần bờ.

Việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ còn mang ý nghĩa quan trọng cả về mặt chính trị, đó là việc tái khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Vùng đặc quyền kinh tế. Ngư dân Việt Nam là những người đối mặt nhiều nhất với các va chạm trên biển, họ thường bị các lực lượng Trung Quốc, Philippines và Đài Loan bắt giữ. Khai thác hải sản đã trở thành một thách thức cả về mặt chiến lược và kinh tế.

Để bảo vệ ngư dân và chống lại việc khai thác hải sản trái phép, Chính phủ đã đầu tư trong việc đóng mới tàu dành cho lực lượng tuần tra bờ biển. Nhà nước đã thành lập Trung tâm Giám sát nguồn hải sản ngoài khơi, được trang bị một đội tàu với hơn 3.000 tàu đánh bắt hải sản xa bờ và hệ thống vệ tinh cho phép nâng cao hiệu quả các chiến dịch khai thác hải sản, đồng thời duy trì kiểm soát thường xuyên tại các trung tâm kiểm soát đặt tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu.

Ngoài ra, còn có thể kể đến một số biện pháp mạnh mẽ hơn. Năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật Dân quân tự vệ cho phép các đơn vị hành chính ven biển và hải đảo thành lập các lực lượng tự vệ biển và các tàu đánh cá được sử dụng đến lực lượng tự vệ. Người ta cũng biết rằng cả Trung Quốc và Philippines đều không chậm trễ trong việc bảo vệ bờ biển của họ với các lực lượng tuần tra bờ biển và hải giám được trang bị thuyền có vũ khí. Vì vậy, nguy cơ quân sự hóa các cuộc xung đột liên quan tới việc khai thác hải sản xa bờ là rất rõ ràng.

Thách thức kinh tế, quốc phòng và chiến lược hội tụ trong một vấn đề, điều này đã được thể hiện trong chủ trương cố gắng xây dựng Việt Nam trở thành một cường quốc biển, sở hữu nền kinh tế biển giàu có, song song với việc duy trì chủ quyền quốc gia trên biển và hải đảo để đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xây dựng một đất nước thịnh vượng và mạnh mẽ vào năm 2020.

Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ không chỉ là hoạt động góp phần phát triển kinh tế, mà còn nhằm mục đích xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Sự có mặt thường xuyên, đông đảo của các đội tàu, của ngư dân trên các vùng biển xa, không chỉ nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên biển, mà còn góp phần quan trọng vào việc khẳng định chủ quyền và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển. Sự phát triển lớn mạnh của các đội tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ sẽ là điều kiện thuận lợi để chúng ta nghiên cứu, xây dựng lực lượng dân quân biển, cả về tổ chức, số lượng và chất lượng.

Khi lực lượng ngư dân trên các đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ có nhận thức chính trị tốt, được tổ chức, quản lý một cách chặt chẽ, được đào tạo, huấn luyện đầy đủ theo quy định,... họ sẽ kết hợp có hiệu quả giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; vừa tiến hành các hoạt động sản xuất trên biển, vừa làm nhiệm vụ cảnh giới, phát hiện, xua đuổi và ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của tàu thuyền nước ngoài vào khai thác hải sản trên các vùng biển của ta. Khi có tình huống phức tạp xảy ra, đây sẽ là một lực lượng đông đảo hỗ trợ, phối hợp cùng lực lượng chuyên trách chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia trên biển.

Chủ trương đánh bắt hải sản xa bờ càng có ý nghĩa to lớn hơn khi kết hợp được giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; kết hợp có hiệu quả giữa tổ chức lực lượng đánh bắt hải sản xa bờ với xây dựng thế trận chiến đấu chống xâm nhập trên biển.

Lâu nay, ngư dân của chúng ta đánh bắt hải sản ở các vùng biển truyền thống ở Hoàng Sa, Trường Sa vẫn thường bị lực lượng hải giám Trung Quốc làm khó, nhiều tàu cá đã bị đâm chìm. Tình trạng này ngày càng căng thẳng và trong chừng mực có thể nói ngư dân phải đơn độc đối phó.

Đặc điểm của việc đánh bắt hải sản xa bờ là các đội tàu đều có sự quản lý, chỉ huy chặt chẽ, mỗi tàu đều có những ngư dân khỏe mạnh, có kinh nghiệm đi biển, chịu đựng bền bỉ và dẻo dai trước những khó khăn của biển cả và công việc.

Vì vậy, nếu được đào tạo tốt, được trang bị kiến thức quốc phòng và được sự phối hợp của các đơn vị chức năng thì ngư dân sẽ trở thành lực lượng dân quân biển tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ và khai thác tài nguyên biển có hiệu quả.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy chung cư ở TPHCM, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu
12:27:24 03/11/2024
Tìm thấy thi thể du khách bị sóng biển cuốn mất tích tại Phú Quý
11:46:59 04/11/2024
Kết luận sự cố khiến máy bay về Nội Bài bung mặt nạ oxy khẩn cấp
06:12:33 05/11/2024
Giải cứu 2 vợ chồng kẹt cứng trong cabin xe tải sau tai nạn
12:21:05 03/11/2024
Tìm thấy thi thể 2 học sinh trên sông Nậm Mộ
20:49:06 03/11/2024
Phát hiện tàu có chữ nước ngoài trôi dạt gần đảo Lý Sơn
07:04:42 04/11/2024
Phát hiện thi thể dạt vào bờ kè ở đảo Phú Quý, nghi nam du khách mất tích
08:13:51 04/11/2024
Mưa lớn gây ngập cục bộ ở thành phố Đông Hà
11:27:29 04/11/2024

Tin đang nóng

Bắt gặp cặp sao "phim giả tình thật" tại nước ngoài, đang bí mật chuẩn bị cho đám cưới khủng nhất showbiz?
21:40:11 04/11/2024
Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non
22:50:46 04/11/2024
Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi
22:47:12 04/11/2024
Giám đốc âm nhạc Hứa Kim Tuyền nhồi nhét quá nhiều nhạc mình sáng tác vào Chị Đẹp?
22:36:26 04/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Ca sĩ Dương Triệu Vũ tiết lộ sự thật về Hoài Linh
22:30:45 04/11/2024
Trúc Nhân hẹn ngày tiết lộ một sự thật không ra gì, muốn nhắm đến ai?
22:02:03 04/11/2024
Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"
22:17:14 04/11/2024

Tin mới nhất

Thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom

06:07:27 05/11/2024
Đồng Nai sẽ thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom liên quan việc chấp hành pháp luật đối với công tác quản lý, sử dụng đất công.

CSGT bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi vào tận trường để xử lý vi phạm

14:29:52 04/11/2024
Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) bố trí tổ công tác bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi phối hợp cùng nhà trường xử lý vi phạm.

Xe khách giường nằm mất lái tông vào tường rào nhà dân

14:20:20 04/11/2024
Xe khách mất lái, lao vào nhà dân rồi tông gãy trụ viễn thông VNPT, cột đèn chiếu sáng ở huyện Chư Pưh, Gia Lai.

Cứu 2 người thoát nạn khỏi đám cháy lúc rạng sáng ở quận Cầu Giấy

11:51:48 04/11/2024
Ngôi nhà có tổng diện tích xây dựng một sàn khoảng 110 m2, quy mô 5 tầng nổi với kết cấu bê tông cốt thép. Khu vực cháy rộng khoảng 10 m2 là nơi để đồ tại tầng một.

Quảng Bình: Bé trai 2 tuổi đuối nước, tử vong dưới đồng ruộng

06:43:49 03/11/2024
Đang đi chơi, bé trai 2 tuổi tại H.Lệ Thủy (Quảng Bình) không may bị ngã xuống đồng ruộng ngập nước, bị đuối nước, tử vong.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

4 người thoát nạn khi ô tô bất ngờ bốc cháy trên cầu Rạch Miễu

20:33:01 02/11/2024
Vừa đi hết cầu Rạch Miễu, hướng xuống cù lao Thới Sơn (TP.Mỹ Tho, Tiền Giang), ô tô 7 chỗ bất ngờ phát hỏa rồi bùng cháy dữ dội, may mắn nữ tài xế và 3 người khác đã kịp thời thoát khỏi xe.

50 ngày dùng phác đồ "chưa có tiền lệ" hồi sinh em bé Làng Nủ

18:57:17 02/11/2024
Ngày đầu nhập viện, phổi của bé như một khoang chứa đầy cát và sỏi. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định chưa từng có ca nào tổn thương nặng nề như vậy.

Loại ma túy nguy hiểm nhất, thường ẩn mình trong thuốc lá điện tử

18:15:21 02/11/2024
Thống kê của Bộ Công an, hiện nay, cả nước có gần 240.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó phần lớn là thanh niên, chiếm khoảng 60% người nghiện lần đầu từ 15 đến 25 tuổi.

Vụ xây nhầm nhà trên đất người khác: Kiên quyết xử lý nếu cán bộ sai phạm

14:54:37 02/11/2024
Ngày 2/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hải Dương cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND TP Chí Linh (Hải Dương) về vụ việc xây nhầm nhà 3 tầng lên đất người khác.

Ô tô đầu kéo container tông xe đạp điện, một người thiệt mạng ở Bình Dương

14:34:08 02/11/2024
Nam tài xế lái ô tô đầu kéo container trong lúc ôm cua đã tông ngã xe đạp điện, cán một người đàn ông tử vong.Tai nạn xảy ra tại giao lộ ĐT743 - Nguyễn Thị Minh Khai (phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, Bình Dương) lúc 10h34 ngày 2/11.

Tìm thấy thi thể thiếu niên 14 tuổi nhảy cầu tắm sông bị đuối nước

11:40:29 02/11/2024
Thiếu niên 14 tuổi ở Vĩnh Long nhảy cầu tắm sông cùng nhóm bạn khi triều cường lên cao và bị đuối nước tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm những bãi biển không thể bỏ qua khi đến du lịch Quan Lạn cùng Angsana

Du lịch

07:48:15 05/11/2024
Quan Lạn, một hòn đảo xinh đẹp thuộc huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Nam thanh niên mặc quần đùi trộm nhẫn kim cương ở Đà Nẵng

Pháp luật

07:47:41 05/11/2024
Nam thanh niên mặc áo khoác jean, quần đùi đến cửa hàng PNJ ở Đà Nẵng vờ hỏi mua nhẫn kim cương rồi trộm luôn chiếc nhẫn trị giá gần 79 triệu đồng mang đi cầm cố.

Em chồng mượn váy cưới để 'sống ảo' rồi làm hỏng ngay trước hôn lễ của tôi 1 ngày

Góc tâm tình

07:43:00 05/11/2024
Điều khiến tôi đau lòng không phải là giá trị của chiếc váy cưới ấy... Tôi lấy chồng khá muộn theo như quan điểm của các cụ, vì xung quanh tôi quá nhiều cặp đôi bỏ nhau nên tôi cũng có chút đề phòng cao.

Màn thả thính đỉnh nhất 25 năm: Nhà gái là tình đầu quốc dân, nhà trai xứng danh sao cấp S ai cũng nể

Hậu trường phim

07:36:46 05/11/2024
Chiếu lần đầu vào năm 1999, đến nay bộ phim Chung cư của đạo diễn Việt Linh bỗng dưng được nhắc đến nhiều bởi các trích đoạn được cắt và đăng tải trên mạng xã hội.

Phim của "quốc bảo nhan sắc" ngập cảnh nóng: Màn thị tẩm bị chê cười vì chi tiết lạ

Phim châu á

07:33:35 05/11/2024
Dù chỉ mới lên sóng nhưng bộ phim Nữ hoàng Ayodhaya do Mai Davika đóng chính đã gây bão mạng bởi loạt cảnh quay cực kỳ nóng bỏng.

Phim Việt 18+ vừa công bố poster đã bị Facebook "cấm cửa" khiến dân tình hoang mang

Phim việt

07:28:18 05/11/2024
Bài đăng công bố poster phim bất ngờ bị Facebook cấm cửa cùng với dòng thông báo nội dung bạo lực hoặc phản cảm .

"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"

Sao việt

07:13:17 05/11/2024
Bên cạnh những lo lắng vì phong độ của đại diện Việt Nam thì nhiều người cho rằng nàng hậu đang dùng lại chiêu cũ, càng về giai đoạn cuối sẽ càng bung và toả sáng huy hoàng trong đêm thi về đích.

200 người trong Kbiz chọn ra Top nhân vật tệ nhất 2024: Bê bối cỡ Seungri - Yoo Ah In vẫn chào thua 1 ngôi sao

Sao châu á

07:07:58 05/11/2024
Những nhân vật này gây ra vô số phốt ầm ĩ trong năm qua như say rượu lái xe, sử dụng ma túy..., bị người trong ngành bài xích.

Ông Trump sẽ theo đuổi đường lối đối ngoại nào nếu trở lại Nhà Trắng?

Thế giới

06:19:46 05/11/2024
Các chuyên gia đã đưa ra nhận định về chính sách của đối ngoại của Tổng thống Donald Trump với một loạt quốc gia như Nga, Triều Tiên, Iran và Trung Quốc.

"4 món vị chua" ngon đậm đà bạn nên nấu ăn lúc này: Vừa hợp thời tiết lại giúp cơ thể bồi bổ, tăng sức đề kháng

Ẩm thực

06:07:00 05/11/2024
Chúng tôi giới thiệu tứ chua mà bạn nên thường xuyên ăn vào mùa thu đông, đặc biệt là thời điểm cuối thu để tăng cường sức khỏe, tốt cho miễn dịch.