Độ mặn giảm nhưng xâm nhập sâu, nhiều tỉnh miền Tây khuyến cáo trữ nước ngọt
Độ mặn giảm nhưng lại xâm nhập sâu, có nơi tới 88km vào đất liền, ngành chức năng ở Đồng bằng sông Cửu Long khuyến cáo tranh thủ trữ nước ngọt ngay để đối phó tình trạng khô hạn và mặn xâm nhập thời gian tới.
Trước tình hình xâm nhập mặn đang diễn ra nhanh, cống Cái Bé đang thi công nhưng đã cho vận hành tạm để phục vụ việc ngăn mặn ở Kiên Giang, Hậu Giang – Ảnh: CHÍ QUỐC
Ngày 17-2, ông Đặng Hoàng Lam – phó giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre – cho biết theo dự báo, những ngày tới độ mặn 4 phần ngàn trên các nhánh sông chính có giảm nhẹ và bắt đầu tăng trở lại từ ngày 20-2.
Cụ thể, trên sông cửa Đại độ mặn 4 phần ngàn sẽ lấn sâu vào 41km tính từ cửa sông; trên sông Hàm Luông độ mặn 4 phần ngàn lấn sâu vào 56km và trên sông Cổ Chiên vào sâu 49km.
Độ mặn 1 phần ngàn lấn sâu nhất diễn ra trên sông Cổ Chiên với 70km đến xã Tiên Long ( huyện Châu Thành) và xã Long Thới (huyện Chợ Lách).
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre đưa ra khuyến cáo các địa phương cần chủ động kiểm tra độ mặn tại các cống đầu mối để có kế hoạch đóng mở cống phù hợp. người dân kiểm tra độ mặn, chủ động trữ nước ngọt khi tình hình mặn còn thấp.
Trong khi đó, tại tỉnh Tiền Giang tính đến nay 8 đập thép ngăn mặn, trữ ngọt gồm Nguyễn Tấn Thành, Ông Hổ, Cầu Sao, Rạch Me, Mỹ Long, Chín Tương, Bà Trà, Ông Mười đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Video đang HOT
Việc đắp các đập thép nhằm đảm bảo ngăn mặn lấn vào nội đồng của dự án Bảo Định và vùng phía tây của tỉnh.
Người dân tỉnh Tiền Giang nạo vét kênh nội đồng để trữ nước ngọt – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Cùng ngày, theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn và thủy lợi tỉnh Long An, tỉnh vừa trải qua đợt xâm nhập mặn sâu nhất vào hai ngày giữa tháng 2. Theo đó, trên sông Vàm Cỏ Đông độ mặn 1 phần ngàn vào sâu cách sông Soài Rạp khoảng 88km và độ mặn 4 phần ngàn cách sông Soài Rạp khoảng 28km.
Trên sông Vàm Cỏ Tây, độ mặn 1 phần ngàn cách cửa sông Soài Rạp khoảng 70km, độ mặn 4 phần ngàn cách cửa sông Soài Rạp khoảng 50km. Việc xâm nhập mặn này giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong vài ngày tới bước vào hạ tuần tháng 2, khả năng độ mặn tiếp tục giảm do ảnh hưởng kỳ triều cường kém cùng việc giảm xả thủy điện từ phía thượng nguồn sông Mekong.
Do đó, ngành thủy lợi tỉnh Long An khuyến nghị cơ quan chức năng theo dõi diễn biến độ mặn thường xuyên, xây dựng kế hoạch vận hành các cống đầu mối hợp lý, tranh thủ tích trữ đủ nước vào các kênh, rạch khi độ mặn giảm.
Đồng thời kiểm tra và có kế hoạch xử lý triệt để các cửa cống bị rò rỉ để phủ bạt, thay thế các ron cửa cống bị hư hỏng để tránh tình trạng nước mặn xâm nhập bên trong nôi đông nhằm đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô tới.
Tranh thủ thời gian nước trên sông còn ngọt, người dân Bến Tre đã chủ động trữ nước để phục vụ tưới tiêu trong thời gian xâm nhập mặn xảy ra – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Cùng ngày, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết dự báo có 2 đợt mặn xâm nhập sâu nhất trên địa bàn tỉnh này từ ngày 8 đến 16-2 và từ ngày 24 đến 28-2. Ranh mặn nồng độ 0,4 phần ngàn vào sâu trên sông Cái Lớn 50 – 55km qua địa bàn tỉnh Hậu Giang ở mức tương đương năm 2016.
Tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp vận hành toàn bộ hệ thống cống, đập ngăn mặn trên địa bàn gồm 72 cống (kể cả 2 cống lớn trên sông Cái Bé, Cái Lớn cũng đã vận hành tạm), 133 đập (kể cả đắp mới và gia cố đập cũ).
Ngoài ra, Kiên Giang cũng có tờ trình đề nghị trung ương hỗ trợ gấp gần 170 tỉ đồng để gia cố các đập còn lại.
Ông Nguyễn Huỳnh Trung – chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang – cho biết mục tiêu đặt ra là phải vừa đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng lúa, giữ độ mặn phù hợp cho vùng luân canh tôm – lúa (vùng U Minh Thượng và một phần vùng tây Sông Hậu), đồng thời đảm bảo cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân TP Rạch Giá và phụ cận.
Cống Lình Huỳnh ở Kiên Giang đã đóng lại để bảo vệ vùng tứ giác Long Xuyên – Ảnh: KHOA NAM
“Ngay trong những ngày nghỉ tết, tổ công tác ứng phó hạn mặn của chúng tôi vẫn liên tục kiểm tra độ mặn và theo dõi mực nước biển xâm nhập tại các đầu nguồn trên địa bàn, không một phút nào lơ là”, ông Trung nói.
Tại Bạc Liêu, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh này cũng cho biết để ứng phó xâm nhập mặn và hạn hán ngay sau tết, địa phương tiếp tục huy động vốn xây các trạm cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn để cấp nước sạch cho người dân, đồng thời hạn chế tình trạng khoan giếng tự phát, góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm…
Vĩnh Long công bố tình huống sạt lở nguy hiểm khẩn cấp tại cồn Thanh Long
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành quyết định số 3275 công bố tình huống sạt lở nguy hiểm khẩn cấp tại cồn Thanh Long, ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm.
Ông Nguyễn Văn Liệt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, vừa ban hành quyết định số 3275 công bố tình huống sạt lở nguy hiểm khẩn cấp tại cồn Thanh Long, ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm. Đây là cồn nằm giữa sông Cổ Chiên có diện tích khoảng 50 ha thường xuyên bị sạt lở gây thiệt hại nhiều về tài sản của người dân.
Một đoạn của cồn Thanh Long đang bị sạt lở
Trong quyết định, UBND tỉnh Vĩnh Long giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND huyện Vũng Liêm triển khai các giải pháp phi công trình và công trình nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo đảm an toàn sản xuất và dân sinh.
Cồn Thanh Long hiện có khoảng 11 hộ dân sinh sống, sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản. Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu kết hợp với nhiều yếu tố khác đã làm cho tình trạng cồn Thanh Long sạt lở ngày càng nghiêm trọng, làm mất khoảng 10 ha đất của người dân.
Gần đây nhất, ngày 25/10, sạt lở tuyến đê bao dài khoảng 150m, gây ngập 7 căn nhà và toàn bộ diện tích vườn cây ăn trái. Huyện Vũng Liêm đã sử dụng nguồn dự phòng ứng kinh phí khắc phục với số tiền 230 triệu đồng. Dự báo thời gian tới, cồn sẽ tiếp tục xảy ra sạt lở nếu không có biện pháp căn cơ để khắc phục.
Bến Tre: Triều cường cuốn trôi 50 m kè và đê bao Mưa kéo dài những ngày qua cộng với triều cường đã làm 50 m kè và đê bao ở cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách (Bến Tre) bị sạt lở trôi xuống sông Cổ Chiên. Vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 15 giờ chiều 21-10 tại khu vực Cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre)...