‘Độ’ logo trên vô-lăng ô tô có ngày ‘mất mạng’ tài xế nên tránh
Trào lưu gắn logo trên vô-lăng đang được những chủ xế hộp ưa chuộng nhưng thực tế việc làm này lại khiến tính mạng luôn bị đe dọa
Vô lăng là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự an toàn của ngươi lái xe cũng như những người ngồi trên xe, câu hỏi có nên bọc vô lăng hay không, đang là một trong những chủ đề mà hầu hết các lái xe đều rất quan tâm.
Thời gian gần đây, nhiều người thích gắn logo trên vô-lăng. Việc trang trí cho xế hộp của mình những món đồ sang chảnh này là nhu cầu của tất cả những ai sở hữu những chiếc xe xịn. Tuy nhiên việc gắn logo lên các bộ phận của xe có thể đảm bảo thẩm mỹ nhưng không phải lúc nào cũng an toàn.
Gắn logo vào vô-lăng ô tô nguy hiểm khó lường nên tránh
Video đang HOT
Mới đây, trên mạng xã hội đang chia sẻ rầm rộ cảnh báo về việc độ/gắn logo trên vô-lăng. Cụ thể, ảnh chụp bên trong một chiếc Mercedes-Benz bị bung túi khí sau khi gặp tai nạn và miếng kim loại gắn trên logo bật tung và ghim thẳng vào cửa xe, điều này cho thấy lực bắn của miếng kim loại mạnh cỡ nào.
Túi khí bên trong ô tô luôn luôn có một lượng nhỏ thuốc nổ nên lực bung rất mạnh. Chính vì vậy, những cảnh báo không để đồ vật trang trí trên bảng táp-lô đã được đưa ra để tránh đồ vật bay phía hành khách, gây sát thương.
Sau khi những hình ảnh miếng logo bằng kim loại ghim chặt trên cửa xe sau tai nạn một lần nữa cảnh báo các chủ xe về những nguy hiểm mà logo kim loại mang đến.
Những chia sẻ của chủ xe đã thu hút được sự quan tâm của mọi người. Phần lớn quan điểm đều ủng hộ việc loại bỏ những đồ vật dù nhỏ hay bé tại nơi túi khí bung khi gặp tai nạn.
Một số tài khoản ủng hộ việc không gắn bất kỳ vật gì lên vô lăng, bảng táp-lô, họ cho rằng “việc độ/gắn logo thế này không khác nào gắn đạn để bắn vào mặt”.
Ngoài gắn logo trên vô-lăng nhiều tài xế còn thích bọc vô-lăng cho xe của mình nhằm tăng tuổi thọ, bảo vệ bộ phận vô lăng này khỏi những tác động của yếu tố bên ngoài như trầy xước, ô xy hóa, cũ, bụi bẩn. Điều quan trọng nữa chính là mang đến vẻ đẹp thời trang cho bộ phận điều khiển, tăng thêm tính thẩm mỹ cho khoang nội thất. Giúp tăng độ bám của tay cầm và hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều khiển xe, đặc biệt là những người ra mồ hôi tay.
Tuy nhiên việc làm này cũng ẩn chứa quá nhiều nhược điểm đó là chỉ phù hợp đối với xe đời cũ, những xe đời mới hạng sang nhà sản xuất đã tính toán vô lăng khâu da, thiết kế hình học, cầm tiện hơn thì không nên bọc nữa. Ngoài ra nếu không biết mà mua phải loại chất liệu kém chất lượng không thực sự phù hợp với vô lăng có thể làm ảnh hưởng đến tay lái, khó cầm nắm, trơn trượt khi điều khiển phương tiện dẫn tới tai nạn giao thông thảm khốc
Theo VietQ
'Đánh cược tính mạng' nếu phớt lờ vô lăng ô tô có dấu hiệu nặng
Hiện tượng vô lăng ô tô nặng có nhiều nguyên nhân nếu tài xế không nhanh trí tìm hiểu và xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm.
Trong quá trình sử dụng ô tô, vô lăng là một trong những bộ phận luôn tiếp xúc nhiều nhất, gắn liền với người dùng. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, người dùng bỗng cảm thấy tay lái có hiện tượng nặng, sượng hoặc trả lái chậm. Đây chính là dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên đa phần người sử dụng ô tô không biết tại sao xe lại gặp tình trạng như vậy và cách xử lý như thế nào dẫn đến khó điều khiển và gặp phải nhiều phiền phức, thậm chí còn gây tai nạn do không kiểm soát được tình hình.
Vô lăng có hiện tượng nặng, đánh lái chậm có nhiều nguyên nhân cần xử lý ngay
Nguyên nhân khiến vô lăng ô tô trở nên nặng đến từ dầu trợ lực lái, do quá trình bảo dưỡng không thường xuyên dẫn đến mức dầu trợ lực lái thấp hơn mức bình thường. Đối với trường hợp này, có thể tự mình kiểm tra, nếu lượng dầu thiếu có thể bơm thêm để hệ thống lái trở lại bình thường. Không để hiện tượng này diễn ra lâu rất dễ hỏng toàn bộ hệ thống lái sẽ vô cùng nguy hiểm cho cả tài xế lẫn người đi đường. Thậm chí còn mất khoản tiền lớn để sửa chữa.
Ngoài ra, vô lăng nặng cũng có thể do cánh bơm dầu trợ lực bị mòn, dây dẫn dầu bị nứt hoặc hỏng khiến lượng dầu đến thước lái không đảm bảo dẫn đến tình trạng trên. Khi xe bị lỗi này, lái xe có thể phải mang xe đến trung tâm bảo dưỡng, thay cánh bơm, thay dây dẫn dầu trước khi quá muộn.
Trong trường hợp vô lăng đánh lái chậm có thể đến từ nguyên nhân áp suất và lưu lượng dầu bơm không đảm bảo khiến thước lái dịch chuyển chậm do đó dẫn đến việc đánh lái ô tô trở nên chậm hơn bình thường. Ngoài ra, thước lái bị hở séc-măng khiến dầu tràn và lọt sang khoang bên hoặc trường hợp do thanh dẫn lái bị khô mỡ khiến khả năng bôi trơn kém cũng là nguyên nhân đánh lái chậm.
Đối với hiện tượng này, cần bôi trơn thước lái và thanh dẫn lái. Việc này đòi hỏi kỹ thuật cao nên bạn hãy mang xe đến gara và tiến hành sửa chữa để đảm bảo an toàn.
Nguyên nhân thứ hai có thể nghĩ tới là dây đai dẫn động bơm trợ lực bị chùng. Điều này dẫn đến việc thiếu công suất dẫn động bơm. Khi xe chạy chậm, sự thiếu hụt này càng dễ cảm nhận (vì số vòng tua của bơm trợ lực xuống quá thấp và lực cản đánh lái lúc này lớn hơn). Khi gặp nguyên nhân này người lái xe cần phải kiểm tra và điều chỉnh dây đai theo hướng dẫn. Cách tốt nhất nên kiểm tra càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh tại những gara uy tín.
Theo VietQ
Những lưu ý quan trọng khi vô lăng ô tô bị lệch Vô lăng ô tô bị lệch sẽ khiến cho tài xế bị mất lái và có thể gây tai nạn thảm khốc nếu không xử lý kịp thời. Nhiều xe ô tô chạy lâu ngày đột nhiên phát hiện hiện tượng vô-lăng bị lệch. Vô lăng lệch tức là kể cả khi tài xế không tác động, vô lăng vẫn tự xoay nhẹ...