Dở khóc dở cười vì chồng có nhu cầu cao
Tối khi mọi người đã ngủ, chồng nhắn tin bảo vợ ra ngoài mặc dù cái sập cách giường chỉ 5 bước chân. Định trêu chồng không ra nhưng thấy tội nên nửa đêm hai vợ chồng rón rén ra sau vườn thậm thụt.
Nhắc đến chồng là tôi lại thấy buồn. Anh ấy cái gì cũng được riêng khoản nhu cầu thì lại quá cao và thấy phụ nữ xinh xinh là mắt nhìn không chớp. Hồi trước mới hẹn hò được 1 tuần anh đã làm liều nhảy xổ vào, kết quả là chúng tôi kết hôn do “bác sĩ bảo cưới”. Có vợ rồi, được vợ đáp ứng rồi thế mà hở ra vẫn tơ tưởng thèm thuồng.
Chồng tôi có tật xấu là hay “láo liên” ngắm gái. Ra đường thấy em nào sexy mát mẻ là nhòm thao láo, không ngậm được miệng. Ban đầu tôi buồn và hở tí là giận vì ai đời đã có vợ rồi mà ra đường mắt đảo như rang lạc thế kia.
Sau rồi cũng quen dần nên không giận nữa, chỉ lo canh chừng nhắc nhở chồng kẻo mải nhìn người ta thì có ngày không tự đâm vào cột điện cũng bị đánh cho. Mỗi khi vợ chồng đi cùng nhau là rõ khổ. Hở cái là tôi phải đằng hắng nói khẽ “con mắt con mắt” thì mắt chồng mới chịu trở về vị trí thôi không đảo xuôi đảo ngược nhìn gái.
Do tôi sinh đầu là con gái nên tôi rất muốn canh trứng sao cho lần sau sẽ ra con trai. Chồng hí hửng tán thành lắm nhưng lúc làm thì không xong (Ảnh minh họa)
Tật xấu thứ hai của chồng tôi là thích “abc”. Thích thì cũng tốt nhưng thích quá thì lại khổ. Khi không giải quyết kịp thời thì cơ thể anh có một phản xạ tự nhiên là đỏ mặt và bất giác đứng ngồi không yên. Nhiều lần đang làm việc nhà mà chồng cứ thập thò í ới gọi vào. Đang dở tay muốn làm cho xong nhưng để chồng đợi thì anh lại dỗi “không nhanh lên là anh chết đấy”.
Do tôi sinh đầu là con gái nên tôi rất muốn canh trứng sao cho lần sau sẽ ra con trai để gia đình “có nếp có tẻ”. Chồng hí hửng tán thành lắm nhưng lúc làm thì không xong. Đơn giản là anh không thể chờ đợi đến ngày bác sĩ bảo. Tôi kiên quyết không cho và bắt chồng nhịn, nhưng được vài lần là chồng nổi đóa gắt vợ “thôi con gì cũng được hết, không có tẻ thì mỗi nếp cũng ngon lành”. Nghe chồng gắt mà chỉ biết cười chứ không giận được. Bản năng và nhu cầu anh ấy như thế, tôi không nỡ trách.
Chính anh cũng buồn phiền về tâm sinh lý cao đột biến của mình. Có thời gian tôi lên kế hoạch thay đổi “nội tiết” cho chồng bằng chế độ ăn uống ôn hòa, không có thực phẩm kích thích và thay đổi môi trường sinh hoạt. Thay vì quanh quẩn ở nhà, tôi rủ chồng đi phượt suối, leo núi vào mỗi cuối tuần.
Video đang HOT
Đầu tư thời gian và công sức là thế mà kết quả ngược lại mới khổ. Chả là đang đi leo núi, thấy bốn bề không gian yên tĩnh vắng vẻ mát mẻ, chồng hồn nhiên chỉ tay vào một bụi cây ven đường bảo vợ “nghỉ làm tí” mới chết. Đã thế lại còn hăm hở kết luận “ở rừng thích hơn ở nhà”. Dã ngoại được ba bữa, tôi cấm tiệt chồng rủ vợ đi ngắm cảnh với chả picnic.
Có lần về quê ăn giỗ mới chết dở. Nhà ở quê không có phòng riêng mà chỉ có sập gỗ và cái giường nằm trơ trọi giữa phòng. Tối đến đông người, đàn ông ngủ ở sập gỗ, phụ nữ thì được nằm giường có tấm màn mỏng tang kéo lại. Ở được hai ngày thì đến đêm thứ hai chồng “lên cơn”.
Chồng nhu cầu cao quả rất mệt nhưng cũng được cái thú vị (Ảnh minh họa)
Ngồi ăn cả nhà đông đúc mà anh cứ nhìn vợ rồi nháy mắt ra hiệu. Tôi thấy rồi nhưng cứ phớt lờ rồi giả vờ tròn mắt không hiểu, chồng bực mình cứ chực vợ quay sang là nháy mắt liên tục. Vợ chưa bắt được sóng thì cô của chồng đã bắt quả tang, cô thật thà hỏi “có con gì vào mắt hả cháu, để cô đi lấy nước muối nhỏ”. Tôi chỉ biết ngồi nhịn cười.
Tối khi mọi người đã ngủ, chồng nhắn tin bảo vợ ra ngoài mặc dù cái sập cách giường chỉ 5 bước chân. Định trêu chồng không ra nhưng thấy tội nên nửa đêm hai vợ chồng rón rén ra sau vườn thậm thụt.
Chồng nhu cầu cao quả rất mệt nhưng cũng được cái thú vị. Đó cũng một cách hay để giữ lửa hôn nhân mọi người nhỉ? Tôi chỉ băn khoăn có khi nào một ngày nào đó tôi không đáp ứng đủ, liệu chồng có bỏ vợ mà “mèo mả” không đây?
Theo VNE
Khống chế giá trần, hãng hàng không càng bay nhiều càng lỗ?
"Trước Tết Âm lịch, chiều từ Nam ra Bắc có nhu cầu cao trong khi chiều từ Bắc vào Nam lại rất thấp. Vì sự khống chế của giá vé, trong giai đoạn cao điểm, chúng tôi bay càng nhiều càng lỗ" - ông Dương Trí Thành - Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho hay.
Hôm qua (19/3), lần đầu tiên Cục Hàng không Việt Nam đứng ra tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không. Ngoài các hãng bay, tham dự hội nghị còn có các doanh nghiệp khai thác cảng, các đơn vị phục vụ mặt đất.
Ông Dương Trí Thành - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - cho biết, thị trường hàng không nội địa hiện không còn tình trạng khai thác độc quyền trên các đường bay có dung lượng lớn, trong khi đó, ở các giai đoạn cao điểm, tính cao điểm lại thường chỉ trên một chiều.
"Trước Tết Âm lịch, chiều từ Nam ra Bắc có nhu cầu cao trong khi chiều từ Bắc vào Nam rất thấp. Điều này làm hệ số ghế chuyến bay khứ hồi trong giai đoạn cao điểm lệch đầu, thậm chí thấp hơn giai đoạn bình thường. Vì sự khống chế của giá vé, trong giai đoạn cao điểm, chúng tôi bay càng nhiều càng lỗ" - ông Thành nhấn mạnh.
Phó Tổng Giám đốc của Vietnam Airlines nêu lên đề xuất xoá bỏ giá trần vé máy bay nội địa đối với những đường bay có từ 3 hãng khai thác trở lên, bởi điều này không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam nói chung.
Về vấn đề này, đại diện Vụ Vận tải - Bộ Giao thông Vận tải - cho rằng, trần máy bay được áp dụng với những đường bay nội địa có độc quyền. Mà độc quyền hay không thì lại phải căn cứ theo Luật Cạnh tranh.
"Nếu một doanh nghiệp chiếm 30% thị phần trở lên thì đã gọi là độc quyền, 2 doanh nghiệp cộng vào với nhau trên 50% thì đã gọi là độc quyền" - đại diện Vụ Vận tải khẳng định.
Trên thực tế, thị trường hàng không Việt Nam hiện có sự tham gia của 4 hãng hàng không khai thác bay thương mại là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và Vasco. Trong đó, Vietnam Airlines chiếm 60% thị phần, Vietjet Air chiếm 30% thị phần và 10% thị phần còn lại chia cho các hãng khác.
Các hãng hàng không kiến nghị giảm thuế nhập khẩu xăng dầu
Cũng tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Tổng Giám đốc Hãng hàng không Vietjet Air - cho biết, do là hãng hàng không "sinh sau đẻ muộn" nên hãng hoàn toàn không có mặt bằng tại các sân bay, không có các công ty phục vụ mặt đất, không có công ty cung ứng trực thuộc hãng.
"Vietjet Air là hãng hàng không duy nhất mà toàn bộ dịch vụ cung ứng tại sân bay và các cảng hàng không đều không do hãng cung cấp. Chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng của chúng tôi tại các cảng hàng không phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp giữa các bên, từ khâu làm thủ tục cho hành khách, tiếp nhận hành lý, dịch vụ sân đỗ, trả hành lý trên băng chuyền..." - ông Tâm nhấn mạnh.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ, đại diện Vietjet đề nghị các công ty dịch vụ mặt đất tạo điều kiện cho Vietjet cùng tham gia trong khâu tuyển chọn những nhân viên phục vụ cho chuyến bay của VietJet, đồng thời phát động chương trình khen thưởng, khích lệ trực tiếp tới các cá nhân nhân viên phục vụ tốt khách hàng cũng như có quyền được đề nghị kỷ luật thay thế nhân viên nếu có vi phạm về tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng.
Một khó khăn khác được hãng bay nêu ra tại Hội nghị này là giá nhiên liệu hàng không. Theo số liệu chung của Hiệp hội các hãng Hàng không châu Á-Thái Bình Dương (AAPA), chi phí nhiên liệu chiếm tới 35,3% tổng chi phí. Tuy nhiên, ở mỗi một hãng, tùy vào cách thức kinh doanh mà tỷ lệ chi phí có thể khác nhau, nhưng về cơ bản chi phí nguyên liệu xê dịch từ 35-45%, tiếp đó là chi phí cho tàu bay (bao gồm chi phí đầu tư tàu bay và chi phí bảo dưỡng) cũng chiếm một phần lớn, dao động từ 12-20%.
Ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Jetstar Pacific - cho hay, 3 tháng đầu năm 2015 giá nhiên liệu bay (Jet A1) giảm sâu so với 2014, mức hiện nay khoảng 70 USD/thùng. Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu lại tăng lên 25%.
"Trong tình hình khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì viêc nôp thuê nhâp khâu nhiên liêu 25% la môt ganh năng tai chinh đối với hãng hàng không. Để tháo gỡ các khó khăn, hỗ trợ Jetstar Pacific và các hãng hàng không, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bô Tài chính xem xet giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hàng không xuống còn 7%" - ông Hà kiến nghị.
Ông Hà cũng cho biết thêm, hiện Bộ Tài chính đã có chủ trương tăng thuế môi trường từ 1000đ/lít lên 3000đ/lít, mức tăng này làm ảnh hưởng đến chi phí của Jetstar Pacific dự kiến trong năm 2015 là gần 150 tỷ đồng. Để giảm thiểu rủi ro cũng như hỗ trợ các hãng hàng không trong giai đoạn khó khăn kính đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính cho phép hãng hãng hàng không đưa thuế môi trường này vào cơ cấu giá vé.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
7 sự cố ngoại giao 'dở khóc dở cười' của chính khách Mặc dù là những đại diện cho hình ảnh của quốc gia mình nhưng các chính khách cũng không ít lần dở khóc dở cười với những sự cố ngoại giao với đối tác nước bạn. 1. Bộ trưởng Anh tặng đồng hồ cho Thị trưởng Đài Bắc Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh Susan Kramer tặng đồng hồ cho Thị trưởng...