Dở khóc dở cười văn học sinh tiểu học
Một học sinh tả về ông nội rất thật như người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều. Thế nhưng, cháu được 5 điểm với lời phê “lạnh lùng” của cô rằng “tả về ông ngây ngô quá”.
“Bà ngoại em vẫn chưa già/ Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường/ Mắt bà vẫn rất tinh tường/ Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày…”. Đó là những câu thơ đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày gần đây khi thực tế, học sinh ngay từ bậc tiểu học đã được mặc định theo văn mẫu: đã là ông bà thì tóc phải trắng như cước, da đồi mồi, bước đi chậm chạp, tả dòng sông thì phải trong lành, cánh đồng phải thẳng cánh cò bay…
Rập khuôn hay… giả dối?
Không ít phụ huynh tiểu học chia sẻ, sau một thời gian để con tự “đánh vật” với những bài văn ngô nghê đã bị cô giáo nhắc nhở rất thật rằng: “Các con ở lứa tuổi này chưa thể tự làm được một bài văn ngắn, mà phụ huynh phải hướng dẫn chi tiết cho các con theo đúng… chương trình, gợi ý trong sách giáo khoa”. Và đương nhiên như vậy thì không thể tránh… văn mẫu.
Một phụ huynh buồn rầu, cô giáo ra đề văn tả về dòng sông quê hương. Con trai anh đã tả con sông Kim Ngưu ngay gần nhà với những câu như “Dòng sông trong xanh, nước chảy lững lờ, rồi vắt ngang như một dải lụa…”; trong khi đó, con sông này luôn “đứng đầu” trong những dòng sông bị ô nhiễm của Hà Nội, nước đen ngòm, luôn bốc mùi khó chịu. Anh có góp ý thì cậu con trai hồn nhiên: “Cô nói tả dòng sông thì phải như vậy mới hay!”.
Một phụ huynh có con học lớp 2 thì bức xúc kể rằng, đề bài cô đưa ra là tả ông hoặc bà em. Con trai chị đã tả bà ngoại với những câu từ: “tóc bà bạc phơ, dáng đi chậm chạp, ánh mắt hiền từ”. Trong khi bà ngoại mới ngoài 50 tuổi, tóc còn đen, và bà vẫn chưa có dấu hiệu của tuổi già như lời cô nói; thậm chí bà tự lái xe “Mẹc” đi làm, đi chơi, đi shopping, đi du lịch, đi khiêu vũ…, vị phụ huynh này cho biết.
Một học sinh khác tả về ông nội rất thật như người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều. Thế nhưng, cháu được 5 điểm với lời phê lạnh lùng của cô rằng “tả về ông ngây ngô quá”.
Một bà mẹ có con học lớp 5 cũng giật mình khi đọc bài văn con tả bố hoàn toàn xa lạ với “bố thật”. Khi yêu cầu cháu viết lại một bài văn khác chân thật hơn thì cháu nói rằng: “Cô giáo bảo tả như thế mới hay và cả lớp con tả bố như thế, tả thật cô không cho điểm cao”. Chị cho rằng với cách dạy như vậy, chính ngành Giáo dục đang dạy các cháu cách nói dối.
Nhiều phụ huynh đã rất bức xúc trước thực tế học sinh bây giờ tả văn rập theo khuôn mẫu, như kiểu tả dòng sông thì phải trong mát, cánh đồng thì bát ngát, lúa trổ đòng đòng, ông bà thì tóc phải bạc phơ, dáng đi chậm chạp. Còn khuôn mẫu để tả con vật là phải so sánh đầu, tai, mũi, đuôi giống cái gì, to bằng gì. Chính vì thế nên có chuyện một học sinh lớp 3 khi tả con lợn đã dũng cảm ví von: “Đầu con lợn to bằng đầu bố em, mũi con lợn bẹp gí như mũi bố em, tai con lợn to bằng tai bố em… Và đuôi con lợn giống em vì bố nói em là cái đuôi của bố”.
Ngay trong chương trình làm văn lớp ba học về viết thư cho bạn để làm quen, bao giờ cũng là kết thúc bằng câu: “Thôi thư mình viết đã dài, mình xin dừng bút ở đây” mặc dù cả thư được vài dòng ngắn ngủn, sáo rỗng. Chưa kể, bài văn đúng chuẩn mẫu đến cuối mỗi bài phải nói lên cảm nghĩ của mình: “xin hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để vui lòng…”. Thế nên mới có chuyện bi hài: sau khi tả xong con bò, một HS lớp 4 đã “hào hứng” kết luận: “Em xin hứa sẽ học tập theo… con bò để ngày càng học giỏi và chăm ngoan hơn”.
Hàng loạt người giỏi mà không… giỏi
Trước mỗi kì kiểm tra, học thuộc lòng các bài văn mẫu để làm bài thi là tình trạng phổ biến ở các trường từ tiểu học đến THPT hiện nay. Mọi thứ đều có “khuôn” nên học sinh cứ thế áp vào và sẽ đạt thành tích như mong muốn của giáo viên, nhà trường. Thế nên mới có chuyện lớp nào cũng đa số là học sinh giỏi. Thế nhưng, cảm xúc thật của các em, tất cả những gì ngây ngô, trong trẻo nhất đã bị thui chột ngay từ những năm tháng đầu đời …
Nhóm nghiên cứu báo cáo tại hội thảo văn học quốc gia mới đây đã tìm ra câu trả lời sau khi khảo sát 3.085 bài văn của học sinh 15 trường (THCS, THPT của trường chuyên, dân lập, trên địa bàn nông thôn và thành phố) có đến 75% số bài văn ở bậc THPT, 58,1% số bài ở bậc THCS đạt điểm khá, giỏi. Như vậy, dù chối bỏ môn văn nhưng điểm thi của các em lại không bi quan chút nào chính bởi cách chấm điểm theo ý và… văn mẫu.
Nhà giáo Dương Phương Hồng (Trường THPT Lê Trực – Kiên Giang) đã chỉ ra: Trên thị trường sách có quá nhiều sách học tốt môn ngữ văn, trả lời sẵn các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK. Khi được hỏi, các em trả lời đúng y xì trong sách hướng dẫn. Lớp có 40 em thì có 40 câu trả lời giống nhau.
Không chỉ ở bậc tiểu học mà tới thi đại học (ĐH) cũng thuộc lòng văn mẫu. Năm 2006 dư luận đã bất ngờ về bài văn dự thi vào ĐH Đà Nẵng được điểm 10. Khi bài văn được đưa lên phương tiện truyền thông thì “bí quyết” học giỏi môn văn của thí sinh này đã bị phát hiện giống hệt bài văn mẫu in trong cuốn “Kiến thức cơ bản văn học 12″. Hội đồng tuyển sinh đã bị đặt trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, nhận định thí sinh này không có lỗi, không vi phạm quy chế tuyển sinh nên vẫn phải công nhận điểm cho thí sinh.
Ông Trần Phò – giáo viên văn (TP.HCM) nói rằng: “Tôi không trách học sinh làm bài giống y trong sách. Điều tôi bức xúc là cách ra đề thi và chấm thi bao năm nay vẫn như cũ. Đó là cách đánh giá đầy mâu thuẫn và nguy hiểm. Nó đẻ ra hàng loạt người “giỏi mà không giỏi” và ngược lại”.
Nhà giáo Nguyễn Hà (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) thì chỉ ra một bất cập: Với đáp án chi ly, chính xác từ 15 – 20 cột điểm, người thầy thành những “thợ chấm”, “máy chấm” vô hồn. Thầy không chỉ ngán ngẩm vì đọc quá nhiều bài na ná nhau rút ra từ bộ đề, sách văn mẫu, mà còn vật vã với những phép cộng, phép chia tới hai số lẻ, thì còn đâu hứng thú hay chấm với “con mắt xanh”…
Theo Dantri
Phương Thanh: "Chơi đẹp trong giới này khó lắm"
"Thực tế là chơi đẹp trong giới này khó lắm. Cái quan trọng nhất là mọi người thường nghĩ là tham gia các chương trình thực tế thì phải giữ danh tiếng" - Phương Thanh tâm sự.
Tôi chấp nhận đóng vai "cá biệt"
Khi Gương mặt thân quen đã kết thúc nhiều người vẫn còn băn khoăn tại sao chị lại chấp nhận hy sinh bản thân mình vì ai cũng thấy ở độ tuổi này, danh tiếng, tiền bạc chị đều đủ cả?
Đầu tiên là do tính cách của tôi quá phá phách và tôi muốn được giao đảm nhận những vai như thế. Tôi cũng rất thích vì khi xem chương trình không ai có thể đoán được vai của mình sẽ như thế nào. Và rõ ràng tôi tham gia cuộc chơi này trong vai trò một khách mời, một diễn viên để diễn xuất những vai lạ chứ không phải là một thí sinh nữa.
Theo tôi, nghệ thuật nói chung cũng là một hình thức "lừa đảo" về cảm xúc đối với khán giả. Vì thế cho nên có ai nghĩ bằng này tuổi mà tôi dám nhận vai như thế đâu. Và rõ ràng khi kịch bản đã hạ màn khán giả sốc, báo chí sốc vì tất cả những điều đó. Tôi nhận lời tham gia chương trình này vì tôi được giải tỏa mọi cảm xúc ở show thứ 9 còn nếu không, tôi đã từ chối ngay từ đầu.
Phương Thanh trên sân khấu Gương mặt thân quen
Video đang HOT
Như vậy là chị đã lên sẵn kịch bản cho mình?
Trong phiên bản gốc cũng như kịch bản của chương trình tại Việt Nam đã có sẵn vai đó. Bản thân NS Nguyễn Hà cũng như biên đạo múa Hữu Trị cực kì mê vai diễn đó và tôi cũng không ngại nhận lời.
Tuy nhiên, như các bạn thấy đó 4 tập đầu tiên tôi vẫn diễn xuất hoàn toàn bình thường vì nếu mình để lộ sớm cũng không tốt.
Tôi biết rằng ở một số show mà tôi quậy phá, tôi đã bị ném đá, dìm hàng rất nhiều nhưng bản thân mình đã lường trước được hết điều đó. Trong đêm thứ 8 BTC từng có dự định sẽ lên tiếng đính chính cho tôi nhưng tôi vẫn cố gắng đẩy mọi chuyện lên cao trào trước khi mở nút thắt trong tập 9.
Còn việc chuẩn bị về tâm lý thì sao?
Mọi người không hề biết là từ tập 1 tôi đã xác định mình sẽ làm gì và phải đối mặt với mọi chuyện nó như thế nào. Bản thân tôi cũng đã tính từng đường đi nước bước cho mình trong suốt 8 tập thi.
Những nhân vật mà tôi chọn được có quá trình thay đổi, ứng biến linh hoạt khi mềm mỏng lúc lại phá phách và cả những lúc rất nghiêm chỉnh. Nhưng từ tập 5 trở đi tôi quyết định buông ra hết. Từ Madonna cho đến Mai Diễm Phương và đặc biệt là Ngọc Sơn mới đủ tính cách cho tôi quậy đến như thế.
Phương Thanh từng tuyên bố chị sẽ không tham gia truyền hình thực tế nữa vậy đây có phải lần cuối cùng chị là thí sinh đi thi?
Tôi muốn khẳng định là trong chương trình này tôi chỉ mang danh nghĩa là một thí sinh đi thi còn thực chất đó là một vai diễn. Nếu là thí sinh có lẽ chẳng ai dại mà nhận vai diễn cá biệt này.
Chuyện số điểm hay giải thưởng đối với tôi giờ không còn quan trọng vì có như thế mình mới "đánh lừa" được công chúng vai diễn này.
Và tôi đã nói là không bao giờ tôi đi thi truyền hình thực tế nữa. Tôi cũng coi chương trình này giống như một bộ phim truyền hình 10 tập và tôi đã hoàn thành vai diễn của mình.
Đã đi thi phải thi hết mình, còn đã diễn cũng phải diễn tới cùng và tôi vui vì mình đã cống hiến cho khán giả một vai diễn nhớ đời.
Thêm vào đó thì gameshow này không loại thí sinh nào trong cả 10 đêm thi và mục đích chính của nó là làm từ thiện.
Chị xác định với chương trình này đó là một vai diễn. Vậy có điều gì từ chương trình này mà chị cảm thấy tiếc nuối khi chưa làm được?
Ngược lại tôi rất hài lòng với chương trình này. Cuối cùng thì khán giả cũng nhận ra các nghệ sĩ đã đem đến niềm vui cho công chúng, một là hát hai là diễn đều hết mình.
Trong bối cảnh mà các sân khấu ngày càng khó bán vé thì truyền hình thực tế cũng là một cách giúp các nghệ sĩ được "giải cứu" về mặt hình ảnh. Có những chương trình khác có thể có những sự cạnh tranh không đàng hoàng thì ngược lại Gương mặt thân quen các thí sinh lại yêu thương nhau hết mình.
Có lẽ điều đáng tiếc nhất đó là tôi hát chưa được đã vì còn phải đảm nhận phần diễn hơi nhiều. Nhưng đêm thứ 9, thứ 10 tôi được hát như là lần cuối cùng đứng trên sân khấu đó là niềm hạnh phúc.
Dù chị được "minh oan" trong tập 9 nhưng nhiều khán giả vẫn tiếc giá như Phương Thanh được lọt vào top 4 thì đêm chung kết sẽ còn nhiều chiêu thú vị hơn?
Khi nhận vai diễn đó tôi chấp nhận bất cứ kết quả nào, thậm chí là đi ra khỏi quỹ đạo của chương trình. Thậm chí là nếu mọi người theo dõi các tiết mục của tôi cũng thấy tôi diễn không giống bất kì ai.
Do đó, tôi cũng đã tạo được những thành công nhất định cho riêng mình vì mọi người nhớ đến Phương Thanh là nhớ đến quậy.
Còn chuyện chị "đánh lừa" khán giả suốt từ đầu chương trình cho đến cuối thì sao?
Tôi đã đề cập ở trên trong chương trình này tôi xác định mình là diễn viên và có nhiệm vụ diễn xuất để "đánh lừa" công chúng về mặt cảm xúc mà thôi. Nếu ai am hiểu về điện ảnh thì đó chính là khái niệm kịch bản tâm lý ngược tức là nhìn vậy mà không phải là vậy.
Tôi dại một lần thôi
Nói như chị thì thời buổi này đánh lừa khán giả về cảm xúc ít lắm vì nhiều chương trình truyền hình thực tế còn đánh lừa nhiều thứ khác?
Hiện tại, xây dựng và sản xuất mỗi chương trình truyền hình thực tế luôn có những chiêu thức và nguyên tắc chung. Tại sao lại lấy tiền tin nhắn của công chúng? Đó là một cách kiếm tiền mà chỉ có truyền hình thực tế mới kiếm được nhiều nhất với số tiền rất lớn. Từ đó mới nảy sinh chuyện tính toán, dàn xếp, thay đổi kết quả.
Thường thì khán giả hay thương các ngôi sao hạng A nên họ hay bị "dìm" xuống để chương trình có thể câu được nhiều tin nhắn hơn. Đó là một cách lừa đảo kiếm tiền.
Theo Phương Thanh các ngôi sao hạng A luôn thiệt khi tham gia truyền hình thực tế
Vậy công thức như chị nói nó có tạm đúng với Gương mặt thân quen vì Phương Thanh rõ ràng là người bị "dìm hàng" nhiều nhất?
Với Gương mặt thân quen, tôi cảm giác khán giả cứ mải mê lo cười và rồi quên nhắn tin rất nhiều. Sau cả 10 show số lượng tin nhắn mà chúng tôi nhận được cũng không quá nhiều.
Thường thì các nghệ sĩ đi thi hay thông báo cho fan club của mình nhắn tin bình chọn nhưng với chương trình này, tôi không có bất cứ động thái nào.
Điều đó có nghĩa là mọi cuộc chơi với Phương Thanh đều như nhau?
Tôi xác định mình chỉ cạnh tranh tại những chương trình có tầm cỡ và uy tín nơi mà có rất nhiều nghệ sĩ lớn. Khi đó, mỗi lần cất giọng là mình đã phải tính toán từng câu, từng chữ một cách chỉn chu nhất.
Đó chính là sân chơi để chúng tôi thi thố với nhau bằng tài năng một cách rất kín đáo. Việc "đấu" với các đối thủ ngang tài ngang sức nó mới thích. Và rõ ràng ai được khán giả cổ vũ nhiều hơn chính là người chiến thắng.
Còn với các gameshow khi mà các đối thủ không ngang bằng, việc mình thắng những đàn em trong nghề cũng chẳng có gì là vinh quang. Trong những cuộc chơi như thế tôi chỉ tính toán để làm sao các bạn phải nể mình và khán giả thương mình hơn. Đó mới là chiến thắng của tôi.
Lại liên quan đến sự lừa đảo, Phương Thanh từng tâm sự sau một cuộc thi rằng chị giống như một quân cờ và đến phút cuối chị mới nhận ra. Còn lần này thì sao?
Thường thì tôi chỉ dại một lần và lần sau nếu chơi mình phải có bài bản, cách chơi riêng. Ngay từ đầu tôi luôn tự xác định là mình chơi vì khán giả hay vì giải thưởng để không bị tổn thương. Với Gương mặt thân quen, rõ ràng tôi chơi vì khán giả và mong được khán giả yêu thương mình hơn.
Như thế có nghĩa với cuộc chơi lần này chị đã gạt bỏ hết danh tiếng và tiền bạc sang một bên?
Nếu tính về vị trí trong âm nhạc thì ai cũng biết Phương Thanh rồi. Bước nhảy hoàn vũ thuộc một lĩnh vực khác nên với tôi nó rất mới. Do đó, với những cuộc chơi liên quan đến âm nhạc tôi xác định mình phải chơi làm sao cho nó đẹp để tránh trường hợp sau đó không nhìn mặt nhau nữa. Thực tế là tôi đã bị rồi đó thôi.
"Tôi sợ mình lại bị tổn thương thêm một lần nữa"
Chơi đẹp trong showbiz khó lắm
Nhưng nói đến chuyện chơi đẹp, rõ ràng là với showbiz nó không dễ?
Thực tế là chơi đẹp trong giới này khó lắm. Cái quan trọng nhất là mọi người thường nghĩ là tham gia các chương trình thực tế thì phải giữ danh tiếng. Tôi thì quan niệm ngược lại, đừng khư khư giữ nó mà phải làm sao cho nó sáng hơn, được nhiều khán giả yêu mến hơn.
Tôi nổi lên không phải vì hát hay mà là người có tính cách riêng, hát không đụng hàng cũng như cách cư xử cũng khác. Cứ lên sân khấu mà khán giả cổ vũ nồng nhiệt tôi càng sung hơn và ngược lại, tôi thấy mình không thể hát được. Đó là sự cộng hưởng của công chúng và nghệ sĩ. Vì thế cho nên tôi không ăn thua chuyện giữ vững tên tuổi bằng mọi cách.
Qua hai gameshow gần đây nhất mà chị tham gia cái nào cũng ồn ào theo mỗi cách khác nhau?
Nếu để ý kỹ thì từ trước đến nay Phương Thanh luôn đạt những giải thưởng ấn tượng chứ chưa bao giờ có giải nhất về ca hát. Vì thế trong gameshow nào tôi cũng bật lên vì sự ấn tượng đó.
Cách chơi và cách thể hiện của tôi cũng không trùng lẫn với ai. Và dù nếu tôi có tham gia một chương trình nào đi chăng nữa vẫn sẽ là ấn tượng mà thôi chứ không phải thi để lấy giải nhất, nhì. Cái đó sẽ không bao giờ phai và tôi không thay đổi được điều đó.
Nhưng chị có bao giờ xác định rằng đến một lúc nào đó mình cũng sẽ thay đổi?
Mọi người phải hiểu tôi không phải mẫu phụ nữ đẹp, chỉn chu. Ấn tượng là bản chất riêng và muốn tồn tại với nghề tôi phải giữ điều đó. Nhưng mỗi lần nó sẽ phải khác đi vì càng lớn tuổi mình càng phải thâm sâu hơn. Tôi chắc chắn nếu mình còn hát là còn ấn tượng, và còn ấn tượng là còn sốc nhưng sốc theo chiều hướng thuận.
Tuy nhiên, tôi sẽ chỉ sốc trên phương diện nghề nghiệp còn ngoài đời sẽ không có chuyện gì xảy ra khi tôi bước sang 40.
Phương Thanh cho rằng chị sẽ mãi giữ phong cách ấn tượng và nó chỉ biến hóa khác đi mà thôi
Cũng liên quan đến ấn tượng và sốc mà vì thế chị dám đưa ra những khuất tất của truyền hình thực tế?
Truyền hình thực tế đang ở giai đoạn thịnh hành và sân khấu bên ngoài gần như đang "chết đứng". Chính vì thế nhiều nghệ sĩ không có show bên ngoài để hát và một số được "trưng dụng" cho các gameshow.
Nhưng có một thực tế phũ phàng đó là những người đã nổi tiếng đi thi họ bị lỗ nhiều lắm. Dù họ có đoạt thêm giải đi chăng nữa nó cũng chẳng giúp ích quá nhiều. Ngược lại, với những người chưa có tên, nó lại cực kì tốt.
Vì thế, những ngôi sao hạng A chính là những người giúp PR cho chương trình. Họ bị lợi dụng tối đa trên nhiều phương diện. Cứ thử hỏi với một chương trình không có ngôi sao, tài trợ quảng cáo sẽ không có hoặc rất ít.
Điều đáng sợ nhất là nếu ban tổ chức chơi theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ thì những cống hiến đó thành vô nghĩa.
Vậy khi khui ra tất cả những chuyện đó chị chấp nhận cả những luồng dư luận trái chiều?
Vì tôi là người trong cuộc nên tôi hiểu sự sắp đặt và dám nói ra. Gameshow là trò chơi và sắp đặt là điều tất yếu để tạo hiệu ứng.
Trong truyền hình thực tế thì những người "ném đá" là những người được đi thuê và đó là một nghề mới. Vì thế, đã đến lúc Phương Thanh đi chơi để cho những trò này bị lộ ra.
Chuyện ném đá đừng đổ thừa cho khán giả vì họ chỉ xem chương trình và khi được giải thích là mọi chuyện im lặng. Nhưng đã đến lúc khán giả cần biết được rằng truyền hình thực tế luôn có những cuộc cạnh tranh ngầm, dìm hàng ngầm, ném đá ngầm, hãm hại nhau ngầm.
Xét cho cùng truyền hình thực tế chỉ có giá trị về mặt giải trí trong một khoảng thời gian nhất định. Người được tung hô là nghệ sĩ và có bị ném đá cũng là nghệ sĩ. Họ chính là những người phải hứng chịu toàn bộ búa rìu của dư luận dù biết rằng ai cũng mong được lên sân khấu để gặp khán giả. Thế nhưng, họ đã phải trả giá quá đắt.
Thậm chí họ cũng bị báo chí canh me một cách sít sao và chỉ cần một chút sơ hở, không bình tĩnh sẽ bị tổn hại danh dự rất nhiều. Dù có đến 10 gameshow thì cả 10 đều có sự sắp đặt. Nhưng ai đủ can đảm để sắp đặt vào giải còn tùy thuộc từng ban tổ chức. Lại có cả những chuyện các ngôi sao hạng A còn kí hợp đồng phải có giải mới chơi để giữ danh tiếng. Riêng tôi không thể làm được điều đó.
Như thế chẳng phải họ đang cá cược danh tiếng của mình vào một cuộc chơi không biết trước kịch bản đi về đâu?
Người khác thế nào tôi không biết nhưng riêng với bản thân tôi cách chơi như thế nào đã đủ để khán giả phải thương mình. Một người nghệ sĩ sẵn sàng chơi hết mình, hát hết mình chấp nhận cả chấn thương khi luyện tập điều đó đã đủ để nhận được sự đồng cảm nơi khán giả rồi đó thôi. Tôi chấp nhận không đoạt giải nhưng mình đẹp theo kiểu khác.
Từng tham gia nhiều gameshow chị biết được quá nhiều khuất tất
Như thế có thể coi những phát ngôn của Phương Thanh chẳng phải là lời cảnh tỉnh cho nhiều nghệ sĩ?
Có một thực tế ai cũng thấy đó là hiện tại các ngôi sao hạng A đang thưa vắng dần tại các chương trình. Họ đã bị "lợi dụng" quá phí phạm. Điều tôi muốn đặt ra là nếu cứ đi theo hướng này truyền hình thực tế sẽ đi về đâu và sống được bao lâu nữa.
Trong cuộc sống cái gì nó cũng có độ nhàm. Nếu thăng hoa càng nhanh thì nhàm cũng càng nhanh.
Thêm vào đó, nếu những chương trình không tìm được giám khảo trên cơ thí sinh sẽ có những cuộc chơi không vui. Ai cũng thấy truyền hình thực tế đang thiếu giám khảo và tên tuổi của thí sinh nhiều khi còn lớn hơn cả họ.
Vậy có bao giờ Phương Thanh có ý định cũng sẽ là giám khảo cho truyền hình thực tế?
Tôi từng làm giám khảo cho SV 2012 và đó là nơi duy nhất tôi thấy hứng thú. Đó cũng là cuộc thi mà tiêu chí rất rõ ràng và ai phù hợp là người chiến thắng.
Trên thực tế tôi không muốn nhận xét về ai trên truyền hình thực tế vì điều đó vô tình mình làm tổn thương những người bạn của mình. Đã là đồng nghiệp của nhau tức là đã ngang bằng nhau ở nhiều phương diện. Việc nhận xét nhau đau lòng lắm.
Còn với các thí sinh mới, khi họ quá nuôi hy vọng mình sẽ làm cho họ thất vọng. Tôi không đủ can đảm để nói những điều đó.
Theo afamily
Vĩnh biệt giảng viên Lịch sử Nguyễn Hải Kế Tin PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa qua đời được thông báo trên trang Facebook của trường đã nhận nhiều lời chia buồn, tiếc thương... Hiện tại, trang Facebook của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đang treo một bức ảnh thầy Kế làm ảnh nền...