Dở khóc dở cười quý bà hồi… teen
Tuổi trung niên, nhiều chị em lại nuối tiếc, muốn tìm về vẻ tươi tắn, trẻ trung ngày nào. Thế nhưng, việc ăn mặc theo phong cách… hồi teen đôi khi lại gây ra những chuyện dở khóc, dở cười.
Gần đây, công ty chị Nguyễn Tuyết Mai, ở Hải Phòng, “rộ” lên mốt ăn mặc có phần “mát mẻ” hơn trước. Chả là công ty chị vừa có mấy em sinh viên đến thực tập và tuyển thêm nhân sự nữ vừa ra trường. Các em này đều có phong cách ăn mặc khá trẻ trung. Nhìn các em tươi tắn xúng xính áo lửng, quần bò ôm sát, váy ngắn duyên dáng, không những nhiều anh mà cả các chị tuổi “băm” cũng hào hứng. Thế là chẳng ai bảo ai, chị em “ma cũ” đều thay đổi cách ăn mặc trẻ trung hơn để không bị “lép vế”. Công ty không có yêu cầu quá khắt khe về trang phục nên chị Mai cũng quyết tâm “teen hóa” cho bằng chị, bằng em.
Thế là chị Mai đầu tư hẳn mấy bộ váy ngắn, sơ mi “siêu mỏng”, áo tay bồng màu mè các kiểu. “Teen” ở cơ quan như vậy thì cũng phải “teen” ở nhà, bởi theo chị, không thế thì “anh chồng phong độ” của chị chả mấy mà lại chê vợ “cũ” để chạy theo mấy em mắt xanh, mỏ đỏ.
Tuy nhiên, từ độ vợ “teen hóa”, anh Hải, chồng chị lại lo lắng. “Chẳng phải tôi lo cô ấy trẻ trung, hấp dẫn, sẽ mất vợ, vì tôi biết cô ấy rất chung thủy, mà tôi chỉ ngại hàng xóm, bạn bè họ cười cho. Bởi tiến trình “teen hóa” của vợ tôi diễn ra chóng mặt. Bạn bè tôi đến nhà chơi, cô ấy diện nguyên một “cây” áo ren đỏ “mỏng dính”, quần hoa hòe hoa sói, lại còn “chọi” với đồ “nội y” màu đen nên nhiều anh cũng ngại. Dịp hè, cơ quan tôi có tổ chức đi nghỉ mát, vợ tôi cũng đi cùng và diện “hai mảnh” cùng mấy kiểu bikini bé tẹo”, anh Hải bộc bạch.
Không những thế, gần đây, chị Mai theo đuổi mốt áo “siêu lửng” đến hở bụng, hở rốn và diện “hai dây” kết hợp quần “không thể ngắn” hơn ở nhà. Nhìn vợ ăn mặc cũn cỡn, khiến eo mỡ, bụng vài ba ngấn lộ ra, anh Hải đã góp ý nhưng chị Mai bỏ ngoài tai. Có hôm chị ra đường, nhiều người còn chỉ trỏ, bàn tán. Thậm chí, có lần về quê giỗ tổ, chị Mai cũng mặc chiếc áo lửng cũn cỡn, quần jean “bó sát”, khiến bố mẹ chồng ngán ngẩm, chị em họ hàng bên nhà chồng thì “bấm bụng nhịn cười”.
Video đang HOT
Sau bữa ấy, anh Hải tiếp tục khuyên vợ nên ăn mặc kín đáo, nhất là khi ra chỗ đông người. Trước thái độ của chồng, chị Mai nức nở: “Vợ diện đẹp thế này, ra đường đầy người ngoái theo, anh lại chê xấu. Anh chê vợ già, chán tôi rồi chứ gì?”.
Không muốn vợ chồng to tiếng chỉ vì “cái ăn cái mặc”, anh Hải đành “xuống nước” khuyên giải: “Em gần 40 tuổi rồi, trang phục đi làm hay mặc ở nhà, gặp bạn bè, họ hàng cũng nên cân nhắc sao cho phù hợp. Chứ mặc kiểu “hụt trước, ngắn sau” như vậy, mọi người cũng thấy phản cảm, anh cũng ngại lây”. Nghe chồng nói, chị Mai mới hiểu ra, lâu nay chị ăn mặc “teen” vì không muốn mình cũ kỹ, nhàm chán trong mắt chồng thì hóa ra lại “phản” tác dụng.
Thực tế, cũng như chị Mai, không ít phụ nữ trung niên vì sợ “cái tuổi nó đuổi xuân đi” nên áp dụng lộ trình “teen hóa”. Thế nhưng, nếu “cưa sừng làm nghé” quá lố, với cách ăn mặc hở hang, phản cảm, đôi khi chị em lại tự làm mình “xấu” đi. Vì thế, để luôn hấp dẫn, chị em cũng cân nhắc thay đổi, làm “mới” mình sao cho phù hợp. Đôi khi chỉ cần chút “phấn son” trang điểm nhẹ nhàng, vài bộ quần áo màu sắc tươi tắn trẻ trung là đã có thể tạo được sức hút riêng. Hơn nữa, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, ngoài việc chăm chút cho hình thức, chị em nên tạo không khí gia đình vui vẻ, quan tâm tới những người xung quanh, chia sẻ với nửa kia thì sẽ mãi đẹp trong mắt mọi người.
Theo VNE
"Cơm" ngon, vẫn thèm "phở"
Ai cũng khen em trai tôi "tốt số": kiếm được cô vợ đã đẹp lại ngoan hiền và giỏi giang. Ấy vậy mà nó vẫn tiếp tục giữ lối sống phóng túng hồi độc thân. Hiện em trai đang lén lút đi lại với một cô thua xa vợ về mọi mặt. Xin bác sĩ giải thích, tại sao em trai tôi lại dở hơi như vậy? - (Nguyễn Thị Ch., Đà Nẵng)
Gửi chị Nguyễn Thị Ch.,
Một số đấng tu mi nam tử bị mắc "bệnh gan mạn tính" rất khó chữa chị ạ, mà các cụ đã bắt bệnh trong câu ca dao: "Đàn ông năm bảy lá gan/Lá ở cùng vợ lá toan cùng người". Mặc dù đã có người "nâng khăn sửa túi", nhưng có nhiều ông vẫn tiếp tục chạy theo những bóng hồng khác với rất nhiều lý do, hoặc có khi cũng chẳng vì lý do nào.
Những người đàn ông mắc bệnh "to gan" này có một số biểu hiện:
"Thà lấy thêm chứ không đánh đổi"
Người đàn ông phát sinh những tình cảm "ngoài luồng" không phải vì chê vợ mình hay trong gia đình có những xích mích, bất hòa. Đơn giản chỉ vì anh ấy không muốn bỏ qua cơ hội. Người kiểu này sẽ chẳng dại gì bỏ vợ lấy "bồ", mà là muốn được cả hai.
"Của lạ bằng tạ của quen"
Khi cuộc sống vợ chồng đã trở nên quen thuộc đến độ nhàm chán, người đàn ông đã vượt qua thời kỳ theo đuổi và chinh phục rất thú vị, chuyển sang giai đoạn "thực hiện quyền và nghĩa vụ" với hàng núi trách nhiệm. Anh thấy tiếc cái thời vợ còn là người yêu, xinh tươi, hấp dẫn, đầy sức hút, đành thực hiện phương châm thỉnh thoảng "đổi món" cơm nhà chuyển sang ăn "đặc sản" ở bên ngoài, để thay đổi khẩu vị cho thêm phần hứng thú.
"Lấp chỗ trống"
Giữa vợ chồng không có sự hòa hợp ở vài điểm nào đó, người chồng không tìm cách khắc phục để cải thiện mối quan hệ gia đình, mà chọn cách dễ dàng hơn là đi cặp bồ để "bù đắp" những gì mà người vợ không có. Nhiều khi cùng lúc quen với vài cô mà vẫn không lấp đầy nổi khoảng trống trong tâm hồn.
"Người thợ săn"
Bản chất của phái mạnh là cạnh tranh và chinh phục, đó là niềm hãnh diện của họ. Đa số đàn ông chấp nhận thử thách trong việc thực hiện lý tưởng, sự nghiệp, công việc, một số chọn thử sức trong lĩnh vực... đàn bà. Họ coi việc tán tỉnh được nhiều phụ nữ là thành tích, khẳng định "bản lĩnh đàn ông thời nay" của mình với những người đàn ông khác.
Nhiều chị em không phát hiện ra chồng mình mắc "bệnh to gan" vì chàng ngụy trang khá tài tình. Cũng có chị biết hai năm rõ mười nhưng cam lòng chịu cảnh chồng chung, còn hơn "mất trắng cả người lẫn của".
Thật tiếc cho những ông chồng kiểu này, trong khi đang "thèm phở" ở tận đẩu tận đâu, coi chừng "cơm nguội" nhà mình lại là "đặc sản" khiến nhiều người dòm ngó.
Theo Dantri
Gia đình trẻ và nguy cơ đổ vỡ Gia đình truyền thống vốn có nhiều ưu điểm. Ở đó ông bà được sum họp cùng con cháu, thỏa mãn nhu cầu tình cảm rất lớn của người già. Con cháu cũng có điều kiện chăm sóc ông bà, cha mẹ nên các thế hệ gắn bó với nhau hơn. Trong những gia đình truyền thống, trẻ em được giáo dục tốt...