Dở khóc dở cười ở Bắc Kinh: Cô gái bị chặn không cho về nhà giữa dịch corona
Tại một số nơi ở Bắc Kinh, không cần biết bạn đã có mắc bệnh hay không, chỉ cần mang một chiếc vali thì dù có nhà ở đó, bạn cũng không thể trở về.
Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh do chủng virus Corona gây nên đang khiến nhiều người phòng tránh dịch bệnh một cách cực đoan thái quá. Mới đây, câu chuyện của một cô gái đi công tác nước ngoài, khi trở về, cô bị cấm vào nhà của chính mình hiện đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Cô gái cho biết, mình là người Vân Nam, có thuê một căn trong một tiểu khu tại Bắc Kinh để tiện đi lại và làm việc. Trước đó ngày 19/1 cô đi công tác tại Nhật Bản, khi trở về vào ngày 29/1 thì bị chặn phía ngoài không cho về nhà. Khi ấy cũng có một gia đình 3 người và một bị chặn giống cô. Có khoảng 10 người ngăn không cho cô vào, những người này tự xưng là đại diện của tiểu khu, một số khác là bảo vệ. “Mấy người đó không hỏi tôi từ đâu đến, chỉ nói là người ngoài thì không thể vào”, cô nói.
Sau một hồi giằng co, cô quyết định báo cảnh sát. Nhân viên cảnh sát đã cố gắng thuyết phục và cuối cùng những người nọ cho phép cô trở về nhà trong khoảng 15 phút để thay đồ, sau đó di chuyển đến nơi khác cách ly trong vòng 14 ngày.
Được biết, chính quyền thành phố không có bất cứ chỉ thị nào về việc cấm người ngoài trở về Bắc Kinh. Một số phóng viên liên lạc với người phụ trách các tiểu khu này đều nhận được câu trả lời “Không giải thích được” rồi cúp máy. Sự việc nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Một bên ủng hộ cách làm của tiểu khu nhưng một luồng ý kiến khác cho rằng mọi người đang phòng dịch một cách quá cực đoan.
Theo saostar
Cậu bé vào hiệu sách đọc tiếng Anh vanh vách, nhưng không ai khen ngợi chỉ vì lý do này
Cậu bé tỏ rõ rằng mình có trình độ tiếng Anh rất tốt, tuy nhiên thái độ của cậu làm mọi người bất bình.
Tại một tiệm sách ở Bắc Kinh, khi mọi người đang yên lặng đọc sách thì có một cậu bé lớn tiếng đọc tiếng Anh.
Video đang HOT
Nhân viên phục vụ tiến đến nhắc nhở cậu bé giữ im lặng cho những người xung quanh, thế nhưng cậu bé không tỏ vẻ hối lỗi mà còn chỉ vào mặt nhân viên, hét lên: "Có tin tôi đánh chị không?".
Cậu bé lớn tiếng mắng nhân viên: "Có tin tôi đánh chị không?".
Nhân viên phục vụ lịch sự đáp: "Hành động lớn tiếng của em đang ảnh hưởng đến những vị khách xung quanh".
Cậu bé hậm hực bảo: "Họ đang đọc sách gì? Làm sao chị biết là họ đang đọc sách? Có tin tôi đánh chị không?".
Lúc này, phụ huynh của cậu bé mới tiến đến ngăn cản, đồng thời nói rằng: "Thằng bé vẫn còn nhỏ, chị đừng so đo với nó".
Phụ huynh đến ngăn cản: "Thằng bé vẫn còn nhỏ, chị đừng so đo với nó".
Sau khi clip đăng tải, cộng đồng mạng xôn xao bình luận: "Đứa trẻ thế này, cho dù giỏi tiếng Anh thì cũng vô dụng".
Điều khiến cộng đồng mạng lo ngại không chỉ là thái độ xấc xược của cậu bé, quan trọng hơn là sự đồng thuận của phụ huynh khi bao che hành vi sai trái của con.
Sự dung túng của phụ huynh sẽ khiến đứa trẻ trở nên bất trị
Mỗi khi con phạm lỗi, cha mẹ cần lên tiếng nhắc nhở, giúp con phân biệt đúng sai rạch ròi.
nCó thể thấy, những bậc cha mẹ nuôi dạy con đúng đắn đều tuân theo nguyên tắc và giới hạn do họ đặt ra. Cho dù yêu thương con, cha mẹ phải để con nhận thức được điều nên làm, điều không nên làm, điều nào có thể xử lý linh hoạt và điều không thể nhượng bộ.
Cha mẹ đặt ra nguyên tắc cho con, sẽ tránh được tình huống "sai càng thêm sai"
Immanuel Kant, một trong những triết gia nổi tiếng của nước Đức, nói rằng: "Pháp luật là điểm giới hạn của tiêu chuẩn đạo đức". Điểm giới hạn này hiện hữu và ai cũng có thể nhìn thấy rõ ràng.
Cha mẹ thiết lập quy tắc chính là điểm giới hạn cho hành vi của con. Điều này sẽ giúp con vững bước tiến về tương lai mà không sợ lạc lối.
1. Biết từ chối
Người có điểm giới hạn và nguyên tắc sẽ biết từ chối yêu cầu không thỏa đáng của người khác. Cha mẹ có nguyên tắc cũng thế, kể cả khi họ biết từ chối đòi hỏi của con là một chuyện rất tàn nhẫn.
Cha mẹ từ chối đòi hỏi vô lý của con, không đơn giản là nói "không được" mà còn phải thể hiện thái độ rõ ràng. Ví dụ, cha mẹ không mua đồ chơi nên con khóc lóc ăn vạ, con chơi game không biết tiết chế thời gian, con không tuân theo nguyên tắc đặt ra ở nơi công cộng. Cha mẹ cần nói cho con biết tại sao cha mẹ không thể chấp nhận hành vi của con.
2. Giọng nói kiên định, thái độ nhẹ nhàng
Thiết lập nguyên tắc rất đơn giản, giữ vững nguyên tắc mới khó.
Nhiều gia đình không thiếu những nguyên tắc, chẳng qua là nguyên tắc của họ rất dễ thay đổi. Ví dụ, thấy con khóc lóc làm nũng, bố mẹ liền mềm lòng, ông bà liền che chở. Cứ thế nguyên tắc lần lượt bị chính những người đặt ra quy tắc phá vỡ.
Có một phụ huynh từng nhờ Immanuel Kant tư vấn:
"Con nhà tôi rất thích uy hiếp người lớn, tôi nên làm thế nào? Cả nhà tôi không ai quản được con. Chỉ cần con đòi thứ gì thì nhất định phải có được. Nếu tôi không đáp ứng yêu cầu, con sẽ quấy khóc, bỏ ăn, đôi khi còn làm hại bản thân. Tôi sợ có ngày con sẽ gây ra chuyện lớn".
Vấn đề của đứa trẻ này là gì?
Vị phụ huynh này không phải là không đặt ra quy tắc, chẳng qua mỗi lần đứa trẻ thử lòng thì các thành viên trong nhà đều dao dộng. Sau đó, họ cắn răng tuân theo đòi hỏi của đứa trẻ. Khi quy tắc bị phá vỡ lần đầu, thì đương nhiên sẽ có lần tiếp theo. Sau mỗi lần, đứa trẻ sẽ nhận ra cách để "dắt mũi" người lớn, dựa vào tình yêu cha mẹ dành cho để con mang ra uy hiếp cha mẹ.
Chỉ khi cha mẹ tuân thủ quy tắc mới nhận được sự tôn trọng của trẻ. Đứa trẻ cần phải biết, quy tắc cha mẹ đặt ra không dễ thay đổi, con không thể khóc lóc ăn vạ, không thể uy hiếp, không thể thương lượng điều kiện với cha mẹ.
3. Hình phạt thích đáng
Khi trẻ phá vỡ quy tắc, hình phạt thích đáng dành cho trẻ là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ tôn trọng quy tắc và có trách nhiệm về hành vi của mình.
Có nhiều cách để phạt một đứa trẻ bất trị. Ví dụ, có cuộc nói chuyện nghiêm khắc với con hoặc phạt con làm việc nhà. Cách thức không quan trọng, quan trọng là giúp trẻ nhận ra hậu quả khi phá vỡ quy tắc do cha mẹ đặt ra.
Sau khi phạt trẻ, cha mẹ đừng quên ôm trẻ vào lòng vỗ về, để trẻ biết rằng tình yêu cha mẹ dành cho trẻ vẫn không thay đổi.
Theo Helino
Giới trẻ Nhật - Trung - Hàn: Không yêu, không cưới, không đẻ con Gánh nặng kinh tế, việc làm, mất niềm tin vào hôn nhân hay muốn theo đuổi sự nghiệp, ngày càng nhiều người trẻ châu Á kết hôn muộn, thậm chí không lập gia đình và sinh con. Nếu có một điều không xảy ra mà vẫn khiến Cui Shuxin cảm thấy hạnh phúc - đó chính là hôn nhân. Cô gái 29 tuổi,...