Dở khóc dở cười mẹ chồng thích ngủ chung giường với vợ chồng con dâu
Vợ chồng có phòng riêng, ra đóng vào khép hẳn hoi ấy thế mà nhiều lần đang lúc “gay cấn” thì cửa phòng bật mở, mẹ chồng bước vào hỏi chuyện không đâu.
Khi không gian riêng bị xâm lấn
Ngay khi mới bước chân về làm dâu nhà Ngọc ngày đầu tiên, Khánh (Hai Bà Trưng, HN) đã được phen sượng sùng vô cùng khi thấy mấy bộ đồ ngủ mỏng manh và đồ lót của vợ chồng để ở giỏ cuối chân giường được mẹ chồng cho gọn gàng vào máy giặt. Và hộp bao cao su để ở hộp đầu giường cũng được mẹ chồng lật tung ra xem.
Tưởng mẹ đang cần tìm thứ gì, đem thắc mắc với chồng, cô mới ngỡ ngàng mẹ chồng cô xưa nay là vậy, luôn giữ thói quen lau dọn phòng ngủ của tất cả gia đình vào mỗi sáng, dù cả khi nhà đã có con dâu.
Vợ chồng có phòng riêng, ra đóng vào khép hẳn hoi ấy thế mà nhiều lần đang lúc “gay cấn” thì cửa phòng bật mở, mẹ chồng bước vào hỏi chuyện không đâu. Ảnh minh họa
Và không lâu sau đó, cô đã phải làm quen với việc không gian riêng tư ở phòng ngủ luôn bị mẹ chồng xâm lấn. Cô không dám mặc những bộ đồ quá sexy (chứ đừng nói đến bikini) khi ở phòng ngủ vì sợ cảnh phải quáng quàng tìm khăn choàng khi bất ngờ mẹ chồng vác ghế vào hỏi han chuyện.
Cô cũng giật mình thon thót mỗi khi vợ chồng gần gũi vào ban ngày khi nghĩ đến chuyện cánh cửa phòng ngủ có thể bật tung ra bất cứ khi nào. Mẹ chồng cô chẳng bao giờ có thói quen gõ cửa phòng và dẫu có khóa trong bà cũng sẵn sàng với chùm chìa khóa trên tường, mở tung bằng được.
Nhưng khó xử nhất là từ sau khi cô sinh em bé, với cớ là lên chơi với cháu, bà thường xuyên lên giường của vợ chồng cô nằm, ôm ấp, ngắm nghía bé con một lúc là lơ mơ ngủ luôn ở đó.
Video đang HOT
Nếu vợ chồng chị gọi bà dậy bảo về phòng ngủ thì bà lại bảo bà tỉnh giấc rồi nên chưa buồn ngủ. Cứ như thế đến 10h30-11h tối mới về phòng. Vậy nên nhiều hôm ngại đánh thức bà, thế là cả vợ chồng bà cháu ngủ cùng nhau luôn đến sáng.
Cứ thế, cả ngày vợ chồng đi làm, tối về có muốn rủ rỉ tâm sự với nhau cũng khó.
Cũng bị chiếm đoạt không gian riêng tư nhưng vợ chồng Mai (Hoàng Mai, HN) lại rơi vào tình cảnh khác. Cứ mỗi lần, buổi sáng 2 vợ chồng đi làm là y như rằng một lúc sau không bố thì mẹ chồng lại vào phòng riêng của hai vợ chồng cô để ngó nghiêng, lục soát và thậm chí, thấy có quyển tạp chí hay đồ dùng nào đó hay hay là lại lôi sang phòng đọc. Và thỉnh thoảng còn đem chuyện thu thập được từ phòng riêng của các con ra để bình luận.
Đòi lại không gian riêng tư cần phải khéo léo
Sau nhiều lần ngậm bồ hòn làm ngọt, Khánh đã quyết định chiếm đoạt lại không gian riêng tư của vợ chồng bằng cách gọi thợ sửa lại cái chốt cửa trong. Và mỗi lần vợ chồng lên phòng là cô đều nhanh tay chốt lại. Mẹ chồng một vài lần đập cửa phòng mà chỉ nhận được câu hỏi hững hờ: “Có chuyện gì vậy ạ mẹ?” thì ra mặt giận. Không khí gia đình trở nên căng thẳng.
Cũng giống như ở gia đình Khánh, việc phá bỏ thói quen bố mẹ chồng tự ý sang phòng bằng việc thẳng tay ra đóng vào khóa cửa phòng ở nhà Mai đã gây nên mối bất hòa lớn.
Một buổi tối, bố mẹ chồng cô đã gọi vợ chồng cô xuống phòng và nói rất nhiều điều hàm ý rằng nhà này không có kẻ cắp trong nhà nên anh chị khỏi phải khóa cửa, rằng cái nhà này là của chúng tôi, tôi phải có quyền đi đến các phòng chứ, người ngay có gì mà phải giấu giếm… Vợ chồng cô giải thích sao cũng không làm bố mẹ nguôi giận nên đành bỏ cuộc giữa chừng.
Theo các chuyên gia tâm lý, ở nhiều gia đình dù con cái đã lớn song bố mẹ vẫn luôn giữ thói quen chăm lo, dọn dẹp, thu xếp phòng riêng cho con. Đồng thời cũng xem con là nhân vật trung tâm của gia đình nên thường lui tới phòng trò chuyện vào những buổi tối.
Và điều này vẫn được giữ như một thói quen khi nhà có thêm thành viên mới là con dâu. Vì lẽ đó nên nếu như người con dâu hòa nhập được vào bầu không khí đó của gia đình là tốt nhất. Thay đổi mọi người luôn khó hơn thay đổi chính mình.
Tuy nhiên, nếu thói quen tự do sang phòng của bố mẹ chồng làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống riêng của vợ chồng bạn thì bạn cũng có thể tìm cách thoát khỏi tình trạng này.
Bạn muốn thay đổi cha mẹ chồng, dẫu bằng cách nào thì cũng phải hết sức tế nhị và cần phải kiên trì thực hiện thì mới đạt được mục đích của mình mà không làm ai mất lòng. Nếu để cho cả nhà không ưa, thì là con dâu hẳn bạn sẽ khó sống hơn.
Và cách tốt nhất là bạn hãy phối hợp cùng chồng để giải quyết. Chẳng hạn, để mẹ chồng không còn ở phòng riêng của vợ chồng muộn, bạn có thể đưa ra lý do cho con đi ngủ sớm. Cứ khi lên phòng riêng, bạn tắt hết đèn đi, ai hỏi thì bảo là luyện cho bé ngủ đúng giờ, trẻ con thức khuya sau khó luyện lại.
Hoặc bạn có thể giả vờ ốm, mệt mấy ngày. Cơm nước xong dọn dẹp rồi về phòng nằm nghỉ. Có ai định vào phòng chơi, chồng bạn sẽ “ cản đường”, thí dụ: “Hôm nay nhà con mệt để cho cô ấy yên tĩnh nghỉ ngơi một lát”. Làm liền như vậy mấy hôm, vợ chồng bạn sẽ tạo ra được thói quen mới, mẹ chồng không vào phòng bạn nữa.
Theo Thanh Ngọc/Nguoiduatin
Tết Độc lập trong tôi
Xa quê hương, tôi mới cảm thấy hết sự thiêng liêng của ngày "Tết Độc Lập". Tôi nhớ cái nô nức, rộn ràng vốn có trong bầu không khí của Thủ đô Hà Nội vào mỗi dịp Quốc Khánh...
Sinh viên chuyền tay nhau lá Quốc kỳ và di chuyển khắp khuôn viên trường ĐH Tôn Đức Thắng ngày 30/8. (Ảnh: Lê Phương)
Giờ là cuối tháng Tám. Thời tiết nước Pháp đã bắt đầu chớm Thu. Bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Những người bạn Pháp của tôi đang nói với nhau về việc vài ngày tới sẽ bắt đầu năm học mới. Tôi cũng cảm thấy bồi hồi, nhưng không chỉ vì năm học mới sắp bắt đầu, mà còn vì ngày kỷ niệm Ngày khai sinh của Tổ quốc tôi cũng đến vào dịp này - dịp mà tôi vẫn quen gọi bằng cái tên thân thuộc là " Tết Độc lập".
Từ ngày tôi còn rất nhỏ, ông tôi đã nói với tôi rằng: "Quốc khánh là ngày cả dân tộc ta giành được độc lập, là ngày sinh của đất nước, nên nó còn vui hơn cả Tết". Chắc đó là cách ông diễn giải nôm na cho một đứa bé 6 tuổi có thể hiểu được thế nào là Quốc khánh. Sau này, khi tôi lớn lên, xa quê hương, cái thiêng liêng của Tết Độc lập luôn là thứ tôi nhớ nhất, nhớ như cách giải thích mộc mạc của ông.
Giờ này, chắc hẳn trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã ngập trong sắc cờ, hoa, băng rôn, khẩu hiệu... Người người nhà nhà đều háo hức chờ đón ngày thiêng liêng ấy. Tôi bỗng nhớ da diết sắc đỏ - sắc đỏ của màu cờ Tổ quốc tôi.
Ngày tôi còn ở nhà, những ngày này từ phố lớn đến các con hẻm nhỏ, đâu đâu người ta cũng treo cờ. Tôi còn nhớ như in thứ cảm giác đi dưới những con phố nhỏ tràn ngập một màu cờ đỏ, lòng lâng lâng tự hào, xen chút bồi hồi. Tự hào vì đất nước tôi qua bao gian khó vẫn quật cường vươn lên. Bâng khuâng, tôi nhớ đến những hy sinh lặng lẽ của bao thế hệ cha ông để có được ngọn cờ đỏ sao vàng tung bay oai hùng trước gió như ngày hôm nay.
Tết Độc lập trong ký ức của tôi ngoài không khí nô nức đi xem diễu binh ở quảng trường Ba Đình, tôi còn mong đợi bữa tiệc sum họp gia đình. Tết Độc lập là ngày vui của đất nước, đại gia đình tôi cũng có truyền thống sum họp đầy đủ vào ngày ấy. Ông tôi có 8 người con, ngày 2/9 năm nào, dù đi đâu, ở đâu cũng đầy đủ 8 gia đình quây quần bên mâm cơm.
Lũ trẻ chúng tôi sẽ vừa ăn, vừa đùa nghịch, vừa nghe người lớn nói chuyện. Bố tôi, các bác và các cậu sẽ lại kể những câu chuyện mà bố tôi gọi là "chuyện chưa bao giờ cũ". Những người đàn ông trong gia đình tôi sẽ nói về chiến tranh. Trong những câu chuyện ấy thường kể về mất mát, về hy sinh của những người họ biết trong cuộc chiến trường kỳ bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước. Còn lũ trẻ chúng tôi thì ngơ ngác, lắng nghe.
Khi ấy, trong tâm trí non nớt, chúng tôi chưa thể cảm nhận rõ ràng ý nghĩa của nó. Nhưng sau này, khi lớn hơn, tôi đã hiểu vì sao bố tôi gọi đó là "chuyện chưa bao giờ cũ".
Trong bữa tiệc gia đình này, người duy nhất yên lặng là ông. Ông tôi ngồi bên bàn nước lặng lẽ nhìn con cháu bằng đôi mắt sáng và hiền từ. Tôi nhớ lắm đôi mắt của ông, đôi mắt tràn đầy niềm vui và hy vọng.
Có lần tôi hỏi: "Sao ông không ăn cơm?". Ông tôi từ tốn trả lời: "Ông no rồi. Nhìn con cháu sum vầy, nhìn thấy tương lai yên ấm". Tôi lại hỏi ông vì sao, ông bảo : "Ông chiến đấu cả đời cũng chỉ mong có giây phút này thôi. Đất nước được thanh bình, gia đình được yên ấm. Vui cũng no rồi". Và, ông sẽ tiếp tục cười lặng lẽ như thế...
Giờ đây, tôi chỉ có một ước ao nho nhỏ, được dạo bước trên các con phố tràn ngập cờ hoa, được ăn một bữa cơm sum vầy trong ngày Tết Độc lập. Và, để được lặng nghe tim mình nói rằng: "Tôi yêu Tổ quốc tôi!"
Theo Đăng Long (Hội Sinh viên Việt Nam tại Montpellier, Pháp - AEVM)
Thế giới và Việt Nam
Ai là hung thủ vụ đánh bom thảm khốc Bangkok? Bầu không khí sốc và hoảng loạn đang bao trùm thủ đô Bangkok của Thái Lan sau vụ đánh bom thảm khốc tối 17/8. Chưa có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm. Người dân sinh sống cạnh hiện trường cho biết họ không nhớ đã có vụ tấn công nào kinh khủng như vậy trước kia. Các nhà...