Đồ hộp nhiễm độc: ăn là liệt!
Đồ hộp là một dạng thực phẩm dự trữ phổ biến từ lâu, nhưng nếu mua và sử dụng không cẩn thận, người ăn có thể bị ngộ độc.
Đã có nhiều trường hợp bị liệt vận động do nhiễm độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum (C. botulinum) phát triển trong loại thực phẩm này.
Chân dung thủ phạm C. botulinum
C. botulinum là một loại vi khuẩn kỵ khí gram dương, có khả năng sinh nha bào (vỏ) khi gặp điều kiện sống không thuận lợi. Nha bào của vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ 1200C trong bốn phút. C. botulinum sống trong đất, bùn, bụi bẩn, ruột cá, ruột gia súc và đặc biệt phát triển mạnh trong thức ăn ôi thiu, môi trường kín như thịt hộp để lâu ngày. Độc tố do C. botulinum sinh ra là loại độc tố thần kinh (neurotoxin) có bản chất là chuỗi polypetide với phân tử lượng 150kDa với các type A, B, E gây độc ở người. Độc tố này có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ 800C trong 30 phút và 1000C trong mười phút. Độc tính của neurotoxin rất mạnh, chỉ cần 0,03mg là đủ gây tử vong ở người lớn.
C. botulinum gây ra ba thể bệnh chính. Thứ nhất là thể nhiễm qua thức ăn. Tất cả các loại thức ăn đều có thể bị nhiễm nếu bảo quản không kỹ nhưng nguồn lây bệnh chủ yếu là qua các loại đồ hộp có độ axit thấp như: đậu, bắp, củ cải đường. Thịt hộp, cá hộp cũng là một nguồn lây bệnh tiềm tàng. Vi khuẩn C. botulinum phát triển trong các loại thực phẩm nói trên, sinh độc tố và nếu ăn phải loại thức ăn này, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 18 – 36 giờ. Cá biệt có trường hợp bệnh xuất hiện sớm sau ăn vài giờ hoặc muộn hơn, sau vài ngày.
Thể bệnh thứ hai do C. botulinum gây ra là thể ở trẻ em, chủ yếu là trẻ dưới một tuổi và nhất là sáu tháng đầu sau đẻ. Nguyên nhân chủ yếu là cho trẻ ăn phải thức ăn như mật ong, sữa, bột… có nhiễm C. botulinum ở dạng nha bào. Sau khi vào đường tiêu hoá, C. botulinum sẽ phát triển và sinh ngoại độc tố.
C. botulinum không xâm nhập được qua vùng da lành, nhưng nếu da bị tổn thương thì rất dễ nhiễm bệnh. Thể nhiễm C. botulinum qua vết thương hay gặp ở người tiêm chích ma tuý, người bị các vết thương nhỏ nhưng không chú ý sát trùng đầy đủ khiến vi khuẩn xâm nhập, nhân lên và sinh độc tố.
Ngoài ra, trên thực nghiệm ở khỉ, độc tố của C. botulinum cũng có thể gây bệnh nếu được hít qua phổi.
Nếu có nghi ngờ, tốt nhất không ăn hoặc chỉ ăn sau khi nấu chín kỹ. Ảnh: Vi Thoại
Phát hiện và điều trị
Video đang HOT
Độc tố của C. botulinum khi vào cơ thể sẽ ngăn chặn sự giải phóng một chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholine tại các đầu mút thần kinh tiền sinap. Vì vậy, các xung động thần kinh sẽ bị ngưng trệ dẫn đến triệu chứng liệt vận động, có thể gây liệt toàn thân. Các dấu hiệu bao gồm nói khó, khó nuốt, khô miệng, liệt mặt, liệt các dây thần kinh vận nhãn gây nhìn đôi, sụp mi; khi liệt các cơ hô hấp (cơ liên sườn, cơ hoành, cơ ức đòn chũm, cơ thang) thì gây khó thở thậm chí ngừng thở dẫn đến tử vong.
Thể bệnh nhiễm qua thức ăn thường có triệu chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.Táo bón có thể xuất hiện sau khi đã có các triệu chứng liệt cơ. Ở trẻ em, táo bón thường là dấu hiệu đầu tiên trước khi xuất hiện yếu cơ, khóc yếu, thở yếu, chảy nước dãi, sụp mi, bỏ bú hoặc không bú được, suy hô hấp và liệt cơ toàn thân.
Tất cả các trường hợp nhiễm C. botulinum cần được theo dõi sát sao tại các cơ sở y tế để phát hiện dấu hiệu liệt cơ. Thuốc có hiệu quả nhất hiện nay đang được sử dụng là globulin miễn dịch botulism dùng đường tiêm tĩnh mạch (Botulism Immune Globulin Intravenous Human – BIG – IV). Kháng độc tố C. botulinum được chiết xuất từ ngựa cũng thường được sử dụng với liều 50.000 – 100.000 đơn vị. Khi đã có biểu hiện suy hô hấp, hết sức chú ý các dấu hiệu ho khạc, thở gắng sức bằng các cơ hô hấp phụ… để có chỉ định đặt ống nội khí quản cho thở máy. Tiên lượng của bệnh nhiễm C. botulinum thì tuỳ mức độ liệt cơ. Nếu đã liệt nhiều cơ, nhất là cơ hô hấp phải thở máy, tỷ lệ tử vong có thể tới 60 – 70%.
Làm sao phòng ngừa?
Dự phòng nhiễm C. botulinum chủ yếu là ăn chín uống sôi, không ăn các thức ăn nghi ngờ ôi thiu hoặc cất giữ quá lâu. Khi mua tất cả các loại thực phẩm có bao bì đóng gói, trong đó có thực phẩm đóng hộp, nên đọc kỹ hạn dùng, số đăng ký chất lượng sản phẩm, cơ sở sản xuất… để thu nhận thông tin và phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng. Một số loại đồ hộp được tân trang, sửa hạn dùng rất tinh vi. Dù còn hạn dùng cũng không mua, ăn các loại đồ hộp có vỏ thủng, vỡ, móp méo, gỉ sét, phồng lên, thực phẩm trong hộp đã mốc, mất màu sắc tự nhiên hoặc đổi mùi.
Nên mua thực phẩm đóng hộp bán ở các siêu thị hoặc các cửa hàng lớn vì ở đó có chế độ bảo quản đúng cách, tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp thực phẩm đóng hộp trong điều kiện có thể dùng được nhưng còn nghi ngờ, nên luộc sôi, đun nóng kỹ trước khi ăn.
Theo VNE
Những thực phẩm làm giảm trí nhớ
Muốn giữ được đầu óc minh mẫn và duy trì trí nhớ, hãy thận trọng và hạn chế ăn những loại thực phẩm sau đây.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thói quen ăn uống có liên quan mật thiết tới "sức khỏe" của não bộ. Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe não bộ thì cũng có những thực phẩm khiến trí nhớ của bạn sa sút nhanh chóng.
1. Đồ ăn có vị chua
Thực phẩm có vị chua như chanh, dưa muối... chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đồ chua lại làm mất cân bằng độ pH trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới chức năng của não bộ, gây mất tập trung và suy.
Ăn quá nhiều đồ chua lại làm mất cân bằng độ pH trong cơ thể
Hãy biết cách cân bằng độ pH trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe cho não bộ qua việc kết hợp hợp lý các thực phẩm chứa axit và kiềm trong bữa ăn hàng ngày.
2. Đồ ăn chứa nhiều cholesterol
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khẩu phần ăn chứa chất béo và cholesterol cao có liên quan chặt chẽ đến tổn thương của hệ thần kinh trung ương.
Do lượng mỡ tích tụ dần vào thành mạch, những khẩu phần ăn chứa cholesterol có thể hạn chế oxy lên não, lâu dài sẽ gây tổn thương các nơ-ron thần kinh, làm giảm trí nhớ.
3. Đồ ăn nhiều muối
Muối không thể thiếu cho các món ăn cũng như sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều muối trong các món ăn lại là cách nhanh nhất làm tổn thương não bộ.
Hàm lượng muối natri dư thừa trong thời gian dài sẽ tích tụ trong cơ thể, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Các tế bào não không được bổ sung oxy đầy đủ sẽ dễ bị lão hóa khiến bạn nhận thức chậm và nhanh quên.
4. Đồ uống có cồn
Rượu bia và các đồ uống có cồn là kẻ thù số 1 của bộ não bởi thành phần các chất kích thích và gây nghiện có trong rượu bia khi bị tích tụ lâu ngày có thể ức chế hoặc tê liệt hoạt động của các tế bào não.
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người nghiện rượu thường có kích thích não bộ nhỏ hơn và khả năng ghi nhớ kém hơn hẳn so với những người không uống rượu. Một lượng rượu bia vừa phải mỗi ngày là chất "kích thích" não bộ nhưng quá nhiều lại gây những tổn thương trầm trọng.
5. Thực phẩm chiên, rán
Ở nhiệt độ cao, thực phẩm thường sản sinh hàm lượng các chất oxy hóa cao. Các chất oxy hóa này có thể "làm hỏng" hoặc làm rối loạn hệ thống trao đổi chất trong cơ thể, từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào, trong đó có các tế bào hại não, gây giảm trí nhớ.
Thực phẩm chiên rán gây suy giảm trí nhớ
6. Đường
Đường tinh chế khi ăn quá nhiều, cơ thể không hấp thu hết sẽ tạo thành các chất có hại cho cơ thể. Ăn thức ăn có hàm lượng fructose cao trong thời gian dài gây tác hại đến khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của não.
Các loại hoa quả ngọt chứa đường tự nhiên, ít gây hại cho cơ thể. Hoặc nếu bạn là tín đồ của các loại bánh kẹo ngọt thì đừng quên bổ sung omega-3 vào các bữa ăn vì omega-3 tạo "lá chắn" giúp giảm thiểu tác hại của đường tới các tế bào não.
7. Thực phẩm nhiễm độc
Thịt cá, rau quả chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu quá mức cho phép cũng là kẻ thù của não bộ.
Các chất độc hóa học tích tụ lâu ngày trong cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm hoặc làm suy giảm trí nhớ ngay cả ở những người trẻ tuổi.
Theo Tri thức trẻ
Những điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1000 trẻ em ra đời, thì 8 em trong số đó mắc bệnh Tim bẩm sinh... Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có thêm 10.000 trường hợp mang căn bệnh này... Vậy liệu chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường sống của người mẹ khi mang thai có phải là nguyên nhân dẫn...