Đồ họa tích hợp trong Ivy Bridge mạnh hơn 122% so với Sandy Bridge
Với một MTXT chạy vi xử lí Ivy Bridge sắp tới của Intel, người dùng sẽ có thể cảm nhận được một hệ thống có hiệu năng làm việc cải tiến, trong khi đó tuổi thọ của pin tốt hơn rất nhiều.
Ultrabook Dell XPS 13 chạy vi xử lí Ivy Bridge được dự kiến sẽ lên kệ vào cuối năm nay
Vi xử lí Ivy Bridge sắp tới của Intel được xem là sẽ mang đến một bước tiến lớn trong việc cải thiện hiệu suất đồ họa. Và số điểm chuẩn hiệu suất đồ họa ở một MTXT hoặc MacBook chạy Ivy Bridge chính là điểm hấp dẫn khiến người dùng quyết định nâng cấp.
Một trang web tiếng của Trung Quốc tiết lộ về số điểm chuẩn mà bộ xử lí đồ họa trên Ivy Bridge cao hơn đến 122% so với vi xử lí Sandy Bridge hiện tại. Cụ thể là ở phép thử tổng hợp thông qua công cụ 3DMark Vantage thực hiện với vi xử lí Intel Core i5-3570K, số điểm chuẩn mà người dùng nhận được cao hơn 122,1% so với Intel Core i5-2500K. Và một GPU nhanh hơn thực sự là vấn đề quan trọng không chỉ cho một hệ thống chơi game mà còn cho các hoạt động chuyển mã nội dung cũng như thao tác hình ảnh.
Về cơ bản theo Intel thì chip Ivy Bridge đã thay đổi hoàn toàn kiến trúc, tăng tốc độ xung nhịp và nhiều thay đổi khác, đặc biệt là tăng 2x hiệu suất đồ họa so với Sandy Bridge. Các phép thử từ CPU World trong các hoạt động chơi game của một hệ thống chạy vi xử lí Core i5-3570K sử dụng đồ họa tích hợp HD 4000 so với Core i5-2500K sử dụng đồ họa tích hợp HD 3000 cho kết quả như sau:
Left 4 Dead 2: tăng 71,6% Street Fighter IV: tăng 43% Starcraft II: tăng 30,2% DiRT 3: tăng 51,8% Farcry 2: tăng 84,5%
Tất nhiên, không thể đưa ra bất kì một kết luận nào về hiệu năng này khi mà cấu hình hệ thống còn có nhiều sự trợ giúp ở các yếu tố khác. Phép thử tất nhiên sẽ không đề cập đến việc so sánh giữa các hệ thống trang bị card đồ họa rời đến từ nVidia so với Advanced Micro Devices.
Dĩ nhiên, những ultrabook ra đời trong thời gian tới đây sẽ không có chỗ cho một chip đồ họa rời, hoặc có một thiết kế đơn giản, điều này có nghĩa hiệu suất đồ họa của vi xử lí Ivy Bridge rất được quan tâm.
Theo ICTnew
Đánh giá chi tiết đồ họa tích hợp Sandy Bridge: Tiêu diệt đồ họa rời phổ thông!
Tuy ra mắt đã tới gần nửa năm nhưng có vẻ trong thời gian qua, người tiêu dùng bị hiệu năng xử lý tuyệt vời của Sandy Bridge làm lóa mắt mà quên mất rằng đồ họa tích hợp cũng chiếm đến một nửa giá trị của "Cầu cát".
Intel HD Graphic - mới mà không mới
Sẽ là phóng đại nếu nói rằng Intel đã làm nên một cuộc cách mạng trong công nghệ đồ họa tích hợp nhưng quả thực HD 2000 & 3000 là một bước nhảy vọt không thể chối cãi so với các thế hệ trước. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là, nhìn vào kiến trúc, có vẻ nhân đồ họa mới này không khác mấy so với các con chip Clarkdale và Arrandale (Core-i socket 1156 thế hệ trước). Vậy điều gì đã làm nên khác biệt của HD 3000? Câu trả lời không nằm ở bản thân nhân đồ họa, mà lại đến từ kiến trúc của bộ vi xử lý.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân sức mạnh hạn chế của các nhân đồ họa tích hợp. Có 3 lý do: thứ nhất, việc gói ghém toàn bộ nhân đồ họa, nhân xử lý, bộ nhớ cache và bộ điều khiển RAM trong cùng một đế bán dẫn (một cách dễ hiểu chính là con chip CPU). Đương nhiên không thể cho hiệu năng đồ họa tương đương con chip đồ họa rời có kích thước tương đương. Thứ hai: các nhân đồ họa tích hợp phải "mượn tạm" dung lượng bộ nhớ RAM để sử dụng và chịu giới hạn bởi băng thông của chúng (thấp hơn nhiều so với bộ nhớ VRAM của card đồ họa rời). Thứ ba: nhân đồ họa tích hợp còn chia sẻ băng thông với nhân xử lý.
Tất nhiên, "Cầu cát" không thể tránh khỏi các vấn đề này. Nhưng Intel đã phát hiện ra một con đường khác.
Tất cả các đơn vị xử lý nội bộ (nhân xử lý, nhân đồ họa, bộ nhớ cache...) bên trong con chip Sandy Bridge được kết nối qua Ring Bus. Theo đó, nhân đồ họa tích hợp không còn làm việc trực tiếp với bộ nhớ RAM mà thông qua bộ nhớ L3 cache tốc độ cao. Nhờ vậy khả năng xử lý texture (bề mặt) được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, nhà phát triển cũng cho biết họ đã cải thiện được băng thông lên gấp đôi khiến hiệu suất làm việc song song tốt hơn trước. Các thay đổi này còn cung cấp cho HD 3000 khả năng hỗ trợ OpenGL 3.0, Shader Model 4.1 và DirectX 10.1.
Ngoài các yếu tố trên, kiến trúc nhân đồ họa hoàn toàn không có gì thay đổi. Intel chỉ đơn giản tăng thêm một chút xung: 1 GHz so với 900 MHz trên Clarkdale và Arrandale.
Còn một yếu tố nữa cần phải nhắc đến: HD 3000 có thể "hưởng sái" cả công nghệ Turbo Boost. Giống như các nhân xử lý, xung nhân đồ họa sẽ được Boost lên (trong giới hạn nhiệt lượng cho phép) khi bộ xử lý không hoạt động hết công suất, và trả lại mức bình thường nếu bộ xử lý phải load nặng hơn.
Danh sách các bộ xử lý tích hợp HD 2000 & 3000:
Có một điều cực khó hiểu trong chiến lược của Intel đối với desktop để bàn: họ chỉ trang bị HD 3000 mạnh hơn cho các bộ xử lý 2500K và 2600K!? Người viết cho rằng, những ai đã rước về nhà 2 "con quỷ ép xung" này chắc chắn sẽ sắm sửa thêm card đồ họa rời cực mạnh phục vụ game hoặc công việc. Vậy thì còn cần gì đến HD 3000 nữa? Trong khi đó các bộ xử lý non-K có nhiều khả năng được sử dụng đồ họa tích hợp hơn lại chỉ được trang bị HD 2000 yếu hơn... Cũng vẫn đáng mứng là người dùng laptop không phải chịu thiệt thòi này.
Quick Sync - dân ghiền phim không thể bỏ qua
Ngoài hiệu năng game hứa hẹn cải thiện, một điểm nhấn khác không thể bỏ qua của "Cầu cát": công nghệ Quick Sync hỗ trợ encoding (mã hóa) và decoding (giải mã).
Video đang HOT
Có thể ai đó đang sở hữu card đồ họa rời của AMD hay Nvidia sẽ không đánh giá cao điều này bởi CUDA và Stream/APP đã làm rất tốt, thậm chí đồ họa tích hợp cũ trên Clarkdale và Arrandale cũng trình diễn video ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, Quick Sync sẽ khiến các dân chơi HD phải ngạc nhiên trước những gì đồ họa tích hợp có thể làm. Tiết kiệm vài chục USD cho card đồ họa rời - Tại sao không?
Độc giả nào quan tâm có thể theo dõi các benchmark sơ bộ về Quick Sync ở phần sau.
Khả năng ép xung
Các bo mạch chủ chipset H67 không có khả năng ép xung bộ xử lý nhưng cho phép điều chỉnh xung nhân đồ họa khi chạy chế độ Turbo Boost. Như đã đề cập ở trên, chế độ ép xung này hoạt động phụ thuộc vào lượng nhiệt tỏa ra. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ đạt được khả năng ép xung cao hơn nếu sở hữu tản nhiệt CPU loại tốt.
Sau một thời gian thử nghiệm, chúng tôi đã tìm được mức xung hợp lý nhất cho chế độ Turbo Boost này: 1,5 GHz. Với mức xung này, hiệu năng game tăng khoảng 30-40%.
Cấu hình thử nghiệm
3Dmark Vantage
Trong phép thử này, chỉ có HD 2000 & 3000 mới cạnh tranh được với 2 card đồ họa rời. Tuy nhiên, HD 5570 vẫn vượt lên trước rất xa. Có lẽ đồ họa tích hợp của Sandy Bridge chỉ có khả năng cạnh tranh với các card đồ họa rời tầm giá khoảng 50 USD. Nhưng như thế đã là quá tốt!
Crysis Warhead
"Sát thủ phần cứng" Crysis vốn chỉ nặng nề ở thiết lập Enthusiast và High, còn lại thiết lập thấp hơn và đặc biệt là Low cung cấp chất lượng đồ họa bình thường chỉ như các game khác. Dù sao khung hình cũng duy trì ở mức chấp nhận được. Đặc biệt đối với độ phân giải 1366 x 768 phổ biến của các laptop, chúng ta hoàn toàn có thể tiến lên thiết lập medium.
Far Cry 2
Kết quả không khác Crysis Warhead. HD 2000 & 3000 vẫn vượt qua HD 5450 giá 50 USD nhưng khung hình đạt được chỉ bằng 1/2 so với HD 5570 giá 80 USD.
Left 4 Dead
Metro 2033
Rõ ràng các card đồ họa tích hợp không thể "cân" được Metro 2033 ngay cả thiết lập đồ họa thấp nhất. Chúng ta cũng không nên yêu cầu quá cao đối với chúng.
Mafia II
Các game hành động góc nhìn thứ 3 luôn không thiết kế nhắm đến card đồ họa tích hợp. Mafia II càng không phải ngoại lệ. Tuy vậy, Mafia II vốn không phải game có tiết tấu cực nhanh nên khả năng chơi tại độ phân giải 1024 x 768 và 1366 x 768 không phải quá tệ - với điều kiện ép xung tối đa.
Lost Planet 2
F1 2010
Giống như các game bắn súng, các game đua xe cũng đòi hỏi khung hình cao nếu như bạn không muốn thua cuộc. Do vậy, dù khung hình trung bình đạt tới 48 nhưng chúng tôi cho rằng kết quả này không khả quan.
H.A.W.X. 2
Đây vốn là một game không đòi hỏi phần cứng mạnh. Ngay cả các card đồ họa tích hợp đời cũ cũng có thể tạm chơi được.
Civilization V
StarCraft II
Một game kì lạ khi giải pháp đồ họa tích hợp mới của Intel không những thua xa HD 5450 mà còn không vượt qua nổi HD 4290 tích hợp của AMD, trong khi cả HD 3000 và i5 Sandy Bridge đều mạnh hơn đối thủ HD 4290 và Phenom II X4 975. Nhưng dù sao, đây cũng là khung hình chập nhận được của một game chiến thuật. Tuy nhiên, thi đấu online hoàn toàn là bất khả thi.
Thực tế Quick Sync - Encoding & Decoding
Đồ họa Sandy Bridge hiển nhiên không hề gặp bất cứ vấn đề gì với trình diễn HD. HD 2000 & 3000 tương thích hoàn toàn với mọi định dạng video phổ biến hiện nay.
H.264, 1920x1080@23.976fps, 23.7Mbps
Trong quá trình playback HD video định dạng H.264 phổ biến, CPU load không vượt quá 15% ngay cả khi đang ở chế độ hạ xung tiết kiệm điện (1,6 GHz).
VC-1, 1920x1080@23.976fps, 16.5Mbps
Đối với VC-1, mọi chuyện thậm chí còn tốt hơn khi CPU load chỉ khoảng 10% ở chế độ hạ xung.
Khả năng transcoding phải nói cực kì ấn tượng. Screenshot phía dưới cho thấy transcode đoạn phim 1080p H.264 xuống độ phân giải và bitrate thấp hơn cho iPhone 4 chỉ tiêu tốn 15-20% tài nguyên CPU.
Chất lượng phim sau transcode ở mức hoàn hảo, hoàn toàn không thua kém so với CUDA hay Stream/APP. Thậm chí khi đưa ra so sánh, chúng tôi còn có cảm giác Sandy Bridge transcode đẹp hơn.
Intel Quick Sync.
Sofware.
Ở cùng bitrate và độ phân giải, dung lượng file cũng tương đương sử dụng Quick Sync transcoding cũng tương đương với CUDA và Stream/APP.
Về thời gian transcode, chúng tôi tiến hành chuyển mã đoạn video 1080p H.264 sang độ phân giải thích hợp cho iPhone 4 (720p H.264 4 Mbps). Hãy xem kết quả đọ sức giữa Quick Sync với các card đồ họa HD 5570 và GT 430:
Rõ ràng Intel có lý do để tâng bốc công nghệ mới của họ. Đây là một bước chuyển có ý nghĩa rất lớn đối với các dân chơi HD khi giờ đây họ có thể tiết kiệm chi phí cho card đồ họa rời mà vẫn sở hữu hiệu năng cao hơn. Sau hiệu năng game & ứng dụng, lại thêm một lý do nữa để rước Sandy Bridge về nhà.
Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ: các bo mạch chủ P67 không hỗ trợ Quick Sync. Nếu muốn sở hữu công nghệ này, hãy trang bị cho mình bo mạch chủ H67 hoặc Z68.
Điện năng tiêu thụ
"Xanh" đến ngạc nhiên là tất cả những gì chúng tôi có thể nhận xét. Dù trong bất kì trường hợp nào (xem phim, chơi game, "cắm chuột" game online, cắm máy torrent...), hệ thống Sandy Bridge vẫn tiết kiệm điện năng kha khá so với các bộ xử lý Phenom II và Core-i5 cũ. Ưu điểm này rất tuyệt vời đối với nhu cầu vận hành ngày đêm và đặc biệt là các laptop xách tay.
Kết luận
Quá khó để tìm ra lý do "dìm hàng" Sandy Bridge, ngay cả khi bạn là fan cứng của AMD. Sandy Bridge đã nâng đồ họa tích hợp lên một tiêu chuẩn mới. Bằng cách kết hợp nhân đồ họa và nhân xử lý lại trên cùng một đế, kết nối chúng thông qua ring bus tốc độ cao, Intel đã đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng phổ thông: khả năng chơi game tàm tạm, chạy ứng dụng cực tốt và xử lý video miễn chê. Thậm chí các card đồ họa rời tầm thấp như HD 5450 hoàn toàn "không có cửa"!
Nói cách khác, đồ họa tích hợp Sandy Bridge là mối đe dọa cực lớn đến các card đồ họa rời 60-70 USD và nền tảng AMD thấp hơn. Với cùng một số tiền bỏ ra, hiệu năng đồ họa tương đương, hiệu năng ứng dụng vượt trội, tại sao không rút chi phí card đồ họa sang cho Sandy Bridge? Đó là chuyện của các desktop để bàn. Còn về phần laptop xách tay, việc các sản phẩm sử dụng giải pháp đồ họa HD 5470 hoặc tương đương bị tiêu diệt là chuyện miễn bàn!
Dù bạn là game thủ hạng nặng hay hạng ruồi, người dùng phổ thông hoặc ghiền phim ảnh, Sandy Bridge vẫn là sự lựa chọn tốt nhất trong thời điểm này.
Theo Bưu Điện VN
Phân nửa số PC sẽ dùng bộ xử lý tích hợp đồ họa Một nửa số MTXT và ngày càng nhiều máy tính để bàn xuất xưởng trong năm 2011 sẽ chạy bộ xử lý Intel và AMD (Advanced Micro Devices) có tính năng đồ họa tích hợp. Hai hãng sản xuất chip khổng lồ này sẽ gia tăng cạnh tranh sản xuất bộ xử lý (BXL) giúp nâng cao tốc độ đa phương tiện mà...