Đồ họa game đẹp hay xấu hóa ra chỉ là ‘hoang tưởng’?
Có nhiều game thủ bỏ qua một tựa game chỉ vì nó không đạt chuẩn 1080p hay 60 FPS/s mà không nhận ra những yếu tố đó dễ dàng bị ảnh hưởng bởi cảm tính.
Với sự phát triển của phần cứng hiện nay, hầu hết mọi người vẫn không thể chỉ ra sự khác nhau giữa đồ họa PC và các máy console như PS4 hay Xbox One. Khi ai đó nói chơi game trên hệ máy này đẹp hơn hệ máy kia, đó thường là một nhận xét có tính thiên vị.
Sự tự ám thị ảnh hưởng rất lớn tới cảm giác của con người. Lấy hiện tượng “say sóng wi-fi” làm ví dụ, nhiều người đọc được ở đâu đó về tác hại của sóng vô tuyến lên não, và thế là họ cảm thấy không khỏe mỗi khi nhìn thấy cục phát wifi hay máy tính xách tay. Tất nhiên, điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học và những người đó hoàn toàn bình thường khi các thiết bị phát sóng không lọt vào tầm mắt họ.
Quay lại vấn đề đồ họa, tuy không ai bị “say” nhưng hầu hết đều là fan một hệ máy nào đó. Khi đặt 3 tấm screenshot trên 3 hệ máy của cùng một game cạnh nhau, hầu hết mọi người sẽ nói hệ máy của họ có đồ họa đẹp nhất, hoặc ít nhất là đồ họa trên các hệ máy khác không vượt trội hơn. Những nhận xét này trên thực tế bị ảnh hưởng bởi hiểu biết có từ trước về các hệ máy, như game trên PC chạy ở độ phân giải cao nhất, kết đó là PS4 và cuối cùng là Xbox One.
Để kiểm tra xem nhận xét của người chơi về đồ họa có thực sự khách quan không, Cameron Robinson của trang Gamespot đã làm một thử nghiệm nhỏ trong chuyên mục Reality Check. Bảy người được mời chơi cùng một game trên 3 hệ máy, các thân máy được giấu kín, controller giống hệt nhau và đồ họa được đặt mức cao nhất. Kết quả khá bất ngờ, những người tham gia gần như không chỉ ra được mình đang chơi trên máy nào.
Bảy người có lẽ còn quá ít để nói lên điều gì, vì vậy Robinson đã ghi lại một đoạn video của Far Cry 4 trên 3 phiên bản Xbox, Playstation và PC. Sau khi upload lên internet và hỏi cư dân mạng về các hệ máy trong đoạn video, 2.700 người đã tham gia và kết quả thu được khá thú vị.
Chỉ 36% người tham gia phân biệt được đồ họa trên 3 máy. Mặc dù tỉ lệ này cao hơn đáng kể xác suất lựa chọn ngẫu nhiên (khoảng 16-17%) nhưng nó vẫn cho thấy hầu hết không chỉ ra được sự khác nhau giữa hai máy console. Cần lưu ý là phiên bản PS4 chạy ở độ phân giải 1080p, trong khi đó Xbox One là 1440×1080. Điều đáng chú ý là mặc dù phần cứng và đồ họa trên PC hoàn toàn vượt trội tuy nhiên chỉ 58% người được hỏi chỉ ra đúng phiên bản chạy trên PC.
Tất nhiên, các điều kiện của thử nghiệm không phải hoàn hảo. Mặc dù đoạn video lấy từ cùng một màn chơi, nhưng các hiệu ứng môi trường và ánh sáng không giống nhau. Tuy vậy theo Robinson, anh ta đã cố tình làm như vậy để thử nghiệm trong điều kiện chơi game giống trong thực tế.
Như vậy có thể kết luận nhận định về đồ họa của chúng ta thường bị ảnh hưởng khá nhiều bởi cảm tính. Cách tốt nhất để thưởng thức một tựa game đó là tập trung vào cốt truyện, cách xây dựng nhân vật và lối chơi hơn là soi mói quá kĩ về mặt hình ảnh, đúng như như câu nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” từ xa xưa truyền lại.
Theo Gamek
Hướng dẫn thiết lập đồ họa để chơi Dying Light
Với cấu hình mà nhà phát triển đưa ra, liệu game thủ có đủ khả năng để thưởng thức trọn vẹn trò chơi này?
Được Techland trực tiếp phát triển trong nhiều năm liền, dĩ nhiên Dying Light sẽ có những nét gì đó giống với series game trước đây do hãng phát triển là Dead Island. Tuy nhiên, Dying Light không vì thế mà mất đi sức hấp dẫn của riêng mình, những pha parkour kết hợp hành động mãn nhãn qua các tòa nhà đổ nát trong thành phố, những pha chạy trốn hay kết liễu zombie với nhịp độ nhanh mạnh chắc chắn sẽ khiến game thủ đứng ngồi không yên.
Dù hấp dẫn là thế, Dying Light cũng khiến không ít người chơi phải lo lắng. Sử dụng Chrome Engine 6 để phát triển, đây tuy không phải là một Engine thuộc hàng khủng ở thời điểm hiện tại nhưng nó vẫn dư sức "hạ gục" nhiều game thủ PC sử dụng các cỗ máy PC tầm trung. Và với cấu hình mà nhà phát triển đưa ra, nhiều người đã phải lo ngại thực sự.
Video đang HOT
Kể từ khi Call of Duty: Ghosts nổ "phát súng" đầu tiên về cấu hình cho next-gen, có vẻ như việc đem cấu hình khủng ra để "dọa" game thủ đang trở thành trào lưu của các nhà phát triển. Dying Light cũng là một trường hợp như vậy, cho dù máy có yếu hơn cấu hình tối thiểu mà Techland đưa ra, người chơi cũng không phải lo về việc sẽ không thể thưởng thức trò chơi này.
Dưới đây là hướng dẫn để thiết lập đồ họa chơi Dying Light với hiệu năng phù hợp nhất.
Cấu hình tối thiểu:
CPU: Intel Core i5-2500 3,3GHz hoặc AMD FX-8320 3,5GHz
RAM: 4GB
Card đồ họa: GeForce GTX 560 hoặc HD 6870 với 1GB VRAM
Ổ cứng: 40GB
DirectX: 11
OS: Windows 7 và Windows 8/8.1 64-bit
Cấu hình đề nghị
CPU: Intel Core i5-4670K 3,4GHz hoặc AMD FX-8350 4GHz
RAM: 8GB
Card đồ họa: GeForce GTX 780 hoặc Radeon R9 290 với 2GB VRAM
Ổ cứng: 40GB
DirectX: 11
OS: Windows 7 và Windows 8/8.1 64-bit
Cấu hình để thử nghiệm game:
CPU: Intel Core i7-2600k
RAM: 16 GB
OS: Windows 7 (64-bit)
Video Card: AMD 7970 3GB GDDR5 (driver version: 14.4)
Các thiết lập cơ bản:
Vsync: Bật
Anti-Aliasing: Bật
Aspect Ratio: Tự điều chỉnh
Locked FPS: Tắt
API: DirectX 11
Mouse acceleration: Tắt
FOV: Tự điều chỉnh
Đây là những thiết lập cơ bản nhất trong game. Trong khi phần Anti-Aliasing khá chung (chỉ có hai lựa chọn Bật - Tắt), game không có phần chỉnh tốc độ chuột và chỉ số Field of View có thể thay đổi được. Nhìn chung, với một cỗ máy tầm trung game thủ vẫn có thể chơi được game, chỉ là không ở tốc độ 60FPS mà thôi. Đối với phần thiết lập chi tiết:
Có rất nhiều lựa chọn được đưa ra, đặc biệt hơn là có đến hai lựa chọn dành riêng cho Nvidia. Có vẻ như hãng sản xuất card đồ họa danh tiếng này đã thành công trong việc "kết thân" với Techland, vì thế hiệu năng trong game được đối với card Nvidia được tối ưu hơn hẳn so với card AMD. Vsync hoạt động khá ổn định, và hay nhất ở chỗ nếu không đạt được tốc độ 60FPS thì nó cũng không kéo tụt xuống còn 30FPS. Vấn đề lớn nhất là hầu hết các thiết lập ở dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ khung hình của game.
Texture Quality: Ảnh hưởng không đáng kể.
Shadow Map Size: Ảnh hưởng nhiều. Lời khuyên là chỉ đặt thiết lập này ở mức Medium hoặc thấp hơn.
Foliage Quality: Gần như không ảnh hưởng. Cho dù đặt thiết lập này ở High hay Low thì tốc độ khung hình vẫn không thay đổi.
View Distance: Ảnh hưởng rất nhiều. Lời khuyên là chỉ để thanh này ở mức 30% hoặc thấp hơn. Nếu như quá 50% tốc độ khung hình sẽ sụt giảm nghiêm trọng
Ambient Occlusion: Ảnh hưởng không đáng kể.
Motion Blur: Ảnh hưởng không đáng kể. Dù vậy lời khuyên là nên tắt thiết lập này.
Anti-Aliasing: Ảnh hưởng không đáng kể.
Với tất cả các thiết lập đều ở mức Low, cấu hình thử nghiệm trong bài viết này có thể chạy được ở tốc độ tối đa 53FPS, thông thường tụt xuống dưới mức 45FPS. Nếu để hết ở mức High thì FPS sẽ ở mức 29, không được như nhiều người kỳ vọng, nhưng ít nhất vẫn ở mức có thể chơi được.
Bảng dưới đây cho thấy mức tiêu thụ tài nguyên phần cứng của game.
Dying Light không phải là game sử dụng quá nhiều đến CPU, cái người chơi cần hiện nay là một card đồ họa loại mạnh với tối thiểu 3GB cùng với 8GB Ram. Trong tương lai, có thể sẽ có một bản patch để sửa lỗi "ngốn" GPU này. Đối với những người tốc độ khung hình không ổn định, hãy khóa lại ở mức 30FPS để trải nghiệm game ổn định hơn chút.
Tất nhiên, mức ảnh hưởng của các thiết lập đến hiệu năng game khá đa dạng, vì thế điều quan trọng là cần phải tìm xem nên giảm thứ gì trước. Ban đầu người chơi có thể đặt các thiết lập ở mức "Very High", sau đó giảm dần xuống "High" và cuối cùng là "Medium" cho đến khi có được tốc độ khung hình như mong muốn.
Thiết lập ở mức Low
Thiết lập ở mức Very High
Qua những gì mà hãng Warner Bros đã công bố về việc không đưa game lên PS3 và Xbox 360, chúng ta có thể thấy được rằng Dying Light có những hiệu ứng ánh sáng hay đồ họa thực sự đáng nể. Và để làm được như vậy phải nhờ đến sức mạnh của PS4 và Xbox One. Do đó, hãy yên tâm một điều là cho dù có phải hạ thiết lập cấu hình xuống Medium, đồ họa của game vẫn thừa sức vượt mức High của khá nhiều game trên thị trường hiện nay.
Theo Gamethu
Tìm hiểu về Game Designer - Nghề hot với người đam mê game Thu nhập của các Game Designer chuyên nghiệp thực sự là niềm mơ ước cho những ai giàu đam mê và đang ấp ủ các dự định lớn. Game Designer - Những người sáng tạo, thiết kế hình ảnh trong thế giới ảo luôn là một vị trí quan trọng trong đội ngũ sản xuất của một tựa game. Đây chính là nhân...