Đồ họa cho thấy sự lây lan chóng mặt của virus corona ở châu Âu
Đồ họa cho thấy Tây Ban Nha thậm chí vượt Italy về số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày vào ngày 17/3.
Đồ thị ngày tồi tệ nhất ở Tây Ban Nha, Đức, Pháp (17/3) với các ca nhiễm Covid-19 mới tăng vọt, trong khi ở Iran giảm. (Số liệu các ca nhiễm mới ở các nước trên đồ thị lần lượt là Italy, Iran, Tây Ban Nha, Đức, Pháp).
Theo Global Capital, theo số liệu cập nhật tới ngày 17/3, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Ý cải thiện đôi chút, với các ca nhiễm mới ít hơn so với 1 ngày trước đó (16/3) với 3.200 ca nhiễm mới.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để kết luận bất cứ điều gì về tình hình dịch bệnh ở Ý.
Trong khi đó, các ca nhiễm mới ở Tây Ban Nha đã vượt cả ý, với 3.400 ca nhiễm hôm 17/3.
Tình hình ở Đức, Pháp cũng ngày càng xấu đi còn tại Anh, các ca nhiễm mới đã tăng hơn gấp đôi, lên 559 ca.
Trong khi đó, dữ liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục đáng khích lệ, với số lượng các ca nhiễm mới khá ổn định hoặc giảm.
Covid-19 tiếp tục lan rộng khi xuất hiện tại 166 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 200.000 người nhiễm bệnh và gần 8.000 người đã chết. Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Châu Âu hiện là tâm dịch toàn cầu với số ca nhiễm mới tăng mạnh ở một số quốc gia như Italy, Đức, Pháp, Tây Ban Nha.
Theo danviet.vn
Top 10 tựa game mang thông điệp về những vấn đề nhạy cảm của xã hội
Game bây giờ khác biệt rất nhiều so với ngày xưa. Không chỉ đồ họa, âm thanh, mà nội dung game cũng có sự thay đổi, phát triển nhất định.
Thay vì chỉ đơn thuần là một người thợ sửa ống nước đi cứu công chúa như trong Mario, những tựa game hiện nay còn tập trung vào cái chết, sự hủy diệt, sức khỏe tinh thần, và áp dụng những câu chuyện ngụ ngôn để truyền tải thông điệp ẩn chứa bên trong.
Vì thế, có những nhà phát triển đã tiến xa hơn mục tiêu ban đầu, nhất là khi họ tạo ra một tựa game mang tính biểu trưng cho những vấn đề quan trọng. Những game này không đi theo lối mòn tư duy, thay vào đó, chúng xóa bỏ mọi khuôn khổ để trở thành một "tượng đài" nổi bật, khiến nhiều người phải dừng lại và nhìn nhận rằng đây không chỉ đơn thuần là một tựa game để giải trí.
Sau đây là danh sách 10 tựa game bứt phá mọi khuôn khổ khiến game thủ phải thay đổi góc nhìn về cuộc sống.
Papers, Please - Vấn đề dân nhập cư
Nhập cư là một vấn đề muôn thuở và rất khó nhằn ngoài thực tế, và mỗi người thì lại có góc nhìn khác nhau về vấn đề này, tùy vào quan điểm của họ hoặc tùy vào những gì mà họ thấy trên TV, trên mạng. Vì thế nên khi Papers, Please xuất hiện thì game thủ lại thở phào nhẹ nhõm vì chỉ cần đóng mộc vào hộ chiếu (passport) và hướng dẫn dòng người đi qua là xong. Không có cần phải quyết định khó khăn hay xem xét đến chuyện đạo đức gì ở đây cả.
Nhưng đó chỉ là khởi đầu thôi. Mở màn chỉ đơn thuần là đóng dấu mộc, từ chối tất cả người ngoại quốc, và Arstotzka muôn năm! Game này hay ở chỗ nó đưa người chơi vào một vị trí chẳng có vẻ gì là quan trọng cả, nhưng đây lại là một ví trí có khả năng quyết định số phận của vô số người. Dần dần, game thủ sẽ rơi vào những tình huống như bắt gặp một người tị nạn mà không có giấy tờ hợp lệ, hoặc quyết định xem có nên cho một tên sát thủ nhập cảnh để chấm dứt chế độ độc tài hiện tại hay không.
Dù chọn phương án nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ phải trở lại vị trí của mình, tiếp tục đóng mộc và quyết định số phận của những người nhập cư. Và luôn nhớ rằng: từ chối tất cả người ngoại quốc, và Arstotzka muôn năm!
Detroit: Become Human - Nạn phân biệt chủng tộc
Dù cho bạn nghĩ như thế nào về đạo diễn game David Cage thì cũng phải công nhận một điều rằng ít nhất thì ông ta cũng bàn về những thứ quan trọng. Vì thế cho nên trong Detroit: Become Human, game thủ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng những tình huống của các con người máy android trong game chính là phản ánh của thực tại về nạn phân biệt chủng tộc.
Detroit bàn về vấn đề nô lệ, đạo đức, và những quan niệm xung quanh trí thông minh nhân tạo, bao gồm cả vị trí của nó trong hệ thống phân cấp xã hội trong tương lai. Thông qua việc điều khiển 3 nhân vật khác nhau, người chơi sẽ được trải qua những vấn đề trên trong các bối cảnh xã hội tương ứng: là một người đầy tớ, một nhà cách mạng, và một nhà cầm quyền.
Nó dấy lên nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề về sắc tộc cũng như nô lệ. Nếu bị ép làm việc quá sức, liệu người máy android có nhất thiết phải phục tùng hay không? Nhất là khi chúng cũng có cảm xúc y như con người chúng ta? Bạn có toàn quyền quyết định những chuyện này trong game, bất kể là việc đó là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm.
Grand Theft Auto V - Những màn tra tấn tàn bạo
Kể từ khi dòng game Grand Theft Auto thu hút được sự chú ý thì đồng thời kéo theo đó là sự chỉ trích. Trong tất cả vấn đề cần bàn luận thì có lẽ phần mới nhất, GTA V, là phải đón nhận nhiều phản ứng trái chiều từ người chơi. Đó là màn tra tấn đầy tai tiếng, bị rất nhiều người phê bình vì quá tàn bạo và cũng chẳng dễ xem chút nào.
Tuy nhiên, GTA lại rọi thẳng đèn pha vào thực trạng của việc tra tấn này, và cho người chơi thấy được rằng nó đau đớn tới mức nào, dù là người tra tấn hay là bị tra tấn đi chăng nữa. Khi tòa án yêu cầu nhân vật chính Trevor tra tấn một người bị buộc chặt trên ghế thì người chơi biết được rằng phân cảnh này sẽ đáng sợ đến mức nào.
Thứ khó nhất trong màn chơi này là game thủ có toàn quyền quyết định sẽ tra tấn tên kia như thế nào, bằng bất cứ công cụ nào, và theo trình tự tùy ý. Thậm chí, những nhân vật tham gia vào vụ này cũng chả có vẻ gì gọi là hối hận về hành động của mình cả.
Persona 5 - Quấy rối tình ái
Là một trong những tựa game JRPG xuất sắc nhất trong thời gian gần đây, nhưng đằng sau gameplay cuốn hút, nhân vật có chiều sâu, và các bản nhạc tuyệt vời thì Persona 5 ẩn chứa nhiều câu chuyện đen tối và kì dị.
Khi cốt truyện được mở rộng với một giáo viên thường xuyên quấy rối các học trò nữ (bao gồm cả một thành viên trong hội của bạn) thì người chơi biết được rằng Persona 5 không vui và "màu hồng" như mình nghĩ.
Sau khi game thủ hoàn thành cung điện (Palace) đầu tiên thì đó cũng là lúc họ đã phải trải qua nhiều vấn đề như tự tử ở độ tuổi thiếu niên, tình ái , và chung với đó là bị bắt nạt, ăn hiếp. Đây là một cách tiếp cận những vấn đề có thật ngoài đời mà nếu bạn chỉ nhìn sơ qua về game này thì khó thể nào mà biết được, nhất là khi nó có phong cách đồ họa anime vui nhộn và phần âm nhạc cũng khá là lạc quan, yêu đời.
Persona còn khiến người ta chú ý đến lý do vì sao mà những thủ phạm lại có thể sống nhởn nhơ trong thời gian dài mà không bị bắt. Đó là bởi vì người lớn không đủ năng lực để vạch trần kẻ xấu, và họ bị danh tiếng của những giáo viên kia làm mờ mắt. Vì thế, một nhóm sinh viên đành phải ra tay, giải quyết vấn đề này thay cho người lớn thôi.
Catherine - Ngoại tình
Đây là tựa game thuộc thể loại visual novel lai với game Q-Bert. Catherine là một trong những tựa game quái lạ nhất từng xuất hiện trong thập kỷ vừa rồi. Catherine xoay quanh vấn đề của nhân vật chính Vincent khi anh ta đang vật lộn với những trách nhiệm của tuổi trưởng thành, và lời hứa của anh ấy với người bạn gái Katherine quen nhau cũng đã lâu.
Dần dần, những mối lo ngại của của Vincent được "hiện thực hóa" thông qua tình nhân mới tên là Catherine và những cơn ác mộng mà cô ta gây ra, với mỗi cái biểu trưng cho tình ái, lời hứa hẹn, và sự lựa chọn của Vincent. Ngoài ra thì game cũng chẳng khiến người chơi cảm thấy xấu hổ về sự lựa chọn của mình; bất kể là bạn chọn Catherine, Katherine, hay thậm chí là không chọn bất kì ai đi chăng nữa thì game cũng chấp nhận tuốt.
Ngay cả thanh đo đạo đức tưởng chừng như vô dụng, chẳng hề tượng trưng cho cái thiện vs. cái xấu như chúng ta thường nghĩ, đến cuối game nó lại khiến người chơi bất ngờ vì đây chính là tượng trưng cho tự do vs. trật tự, cho người chơi quyết định muốn sống một cuộc sống thú vị hay là một cuộc sống yên ả và ổn định. Và thậm chí đến ngay cả lúc đó, game thủ vẫn có thể phá bỏ luôn thanh đo kia và bắt đầu một mối quan hệ mới với nhân vật Qatherine đầy bí ẩn.
This War Of Mine - Sự tàn phá của chiến tranh
This War of Mine miêu tả lại cuộc chiến tranh bằng cách mà trước đây rất ít game nào dám làm. Suy cho cùng thì ai đời lại muốn trở thành một thường dân bình thường, ẩn nấp trong căn nhà của mình, trong khi mình hoàn toàn có thể ở ngoài kia cầm súng lái xe tăng bắn ì xèo mà chẳng phải lo nghĩ gì cả? Nhưng chính nhờ việc vào vai một thường dân bị áp bức đã khiến người chơi có một góc nhìn mới, và biến This War of Mine trở thành một trong những tựa game sinh tồn ấn tượng nhất trên thị trường.
Tất nhiên, zombie rất là đáng sợ, và mấy con quái vật trong game kinh dị thì cũng gớm ghiếc không kém, nhưng thực trạng về con người và chiến tranh được thể hiện trong This War of Mine đều rất là ám ảnh. Vì thế nên việc phá đảo game này không hề dễ dàng chút nào, do trong đầu chúng ta luôn hiểu được một điều rằng những thứ trong game cũng là hiện trạng ngoài đời thực. Người dân chết la liệt, các cuộc tấn công xảy ra liên miên và dồn dập, và đột nhiên việc quyết định có nên cướp đồ của một cặp người già chưa bao giờ khó khăn đến như thế.
Hellblade: Senua's Sacrifice - Bệnh loạn tâm thần
Với một tựa game như Hellblade: Senua's Sacrifice thì game thủ ban đầu cứ ngỡ là sẽ được thưởng thức một tựa game chặt chém quỷ dữ, nhưng chỉ cần 5 phút đầu game thôi là bạn đã biết được rằng đây không phải là game hành động - phiêu lưu như bình thường. Nhân vật chính Senua phải đối đầu với một thứ mà các nhân vật trong game khác thường không gặp phải, đó là bệnh loạn tâm thần (Psychosis).
Nó được đặt để vào trong game thông qua các mẩu chuyện thần thoại bắc Âu, mục đích của chúng là ngăn cản Senua đạt được mục tiêu của mình, và những sinh vật như Surt, Hel, và Yarm đều xuất hiện để cản bước Senua. Thông qua những đợt hồi tưởng (flashback), game dần cho người chơi biết rằng những sinh vật đó chỉ có trong trí tưởng tượng của Senua. Mỗi con là biểu trưng cho quá khứ của nhân vật chính bị cha mình lạm dụng, và cũng là để thể hiện cho trạng thái tâm thần bất ổn của Senua ngay từ đầu game.
Tựa game này đã rọi một luồng sáng vào vấn đề sức khỏe tinh thần và bệnh loạn tâm thần, một điều mà trước đây rất hiếm game nào làm giống vậy, kể cả cho đến bây giờ. Hellblade: Senua's Sacrifice trở nên đặc biệt cũng chính là nhờ yếu tố này.
Spec Ops: The Line - Hậu chấn tâm lý
Spec Ops: The Line có thể đổi tên thành "Mô phỏng PTSD: Không có sự lựa chọn nào là đúng" (PTSD nghĩa là rối loạn stress sau sang chấn) mà vẫn chưa thật sự chính xác với những gì mà game này đề cập. Ban đầu thì nhìn như là một game bắn súng góc nhìn thứ 3 bình thường, nhưng ngay sau đó thì nó đảo lộn mọi thứ, khiến bạn bàng hoàng đến ngỡ ngàng.
Với chủ đề là sự khắc nghiệt của chiến tranh, Spec Ops: The Line như là một cú tát thẳng vào mặt người chơi, và mỗi quyết định đều mang một sức nặng mà những game khác không tài nào làm được. Không giống như những game khác, Spec Ops không có thanh đo đạo đức, không có lựa chọn xanh hoặc đỏ như trong Mass Effect. Thay vào đó, bạn sẽ đưa ra quyết định dựa vào bản năng, cho dù điều đó có đúng hay sai đi chăng nữa. Game dần bóc tách nhân vật chính Martin Walker cho đến khi anh ta thật sự "trần trụi", cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh và những hành động vô nhân đạo mà Walker đã thực hiện khi đi làm nhiệm vụ.
Disco Elysium - Những buổi tiệc tùng bí tỉ & chất gây nghiện
Nhân vật chính trong Disco Elysium chính là yếu tố giúp game này thực sự tỏa sáng, nổi bật so với những game khác. Thông qua góc nhìn của nhân vật này, game thủ có thể cảm nhận một cách vô cùng chân thực như thế nào là làm dụng chất gây nghiện, là đau khổ, là bất cần đời. Trong lần đầu tiên thức dậy, người chơi sẽ chẳng biết gì về tên của nhân vật chính, quá khứ của anh ta, hay thậm chí là đôi giày để mang cũng chẳng thấy đâu. Tất cả những gì game thủ biết được là người này đã có một buổi tiệc tùng và quá chén, say bí tỉ đến khi thức dậy thì chẳng nhớ gì cả, và bộ dạng hiện tại trông vô cùng thảm hại.
Xuyên suốt chặng đường trong game, người chơi sẽ biết được những sự thật phũ phàng về mối quan hệ của các nhân vật trong game, làm thế nào mà họ đến được buổi tiệc đó, và trước khi bị mất trí nhớ thì họ là người như thế nào. Disco Elysium đã cho ta thấy được một người tốt có thể dễ dàng sa đọa chỉ sau một vài lựa chọn sai trái, và người chơi có toàn quyền quyết định xem là lỡ phóng lao rồi thì có nên theo lao không, hay là cố gắng biến mình thành một con người tốt hơn.
Night In The Woods - Tách biệt với xã hội
Night in the Woods là một tựa game xoay quanh những vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần thường xuyên xuất hiện trong khoảng thời gian chúng ta còn theo học đại học, một khoảng thời gian vô cùng xô bồ. Game bám theo nhân vật Mae, một sinh viên bỏ học giữa chừng và quay về nhà vì một số lý do không giải thích được. Mae quay trở về cuộc sống cũ của mình, đi chơi với những người bạn, và khám phá phố phường xung quanh. Sau đó bạn sẽ biết được rằng Mae đang bị tách biệt với thế giới xung quanh, và sau một đợt bị tổn thương về tinh thần 6 năm về trước thì Mae đang có xu hướng tiếp tục như thế.
Game liên tục nhắc nhở chúng ta rằng sức khỏe tinh thần có muôn hình vạn trạng, đặc biệt là qua những lúc Mae cảm thấy khó nói chuyện với cha mẹ, hay thậm chí là với bạn bè vì tinh thần của Mae không được ổn định cho lắm. Và có lẽ phần hiệu quả nhất trong game là nó không đưa ra câu trả lời nào cụ thể để giải quyết vấn đề này. Thay vào đó, khi game dần tiến đến đoạn kết, những người bạn của Mae vẫn nói chuyện, vui cười bình thường, và họ tiếp tục như thế.
Đây chính là lúc thông điệp của game được thể hiện rõ nhất: Nếu bạn cảm thấy không bình thường thì cũng chẳng sao cả, và biết ưu tiên bản thân mình lên trước hết là cách để đi tiếp.
Theo gearvn
Phê duyệt Tiêu chí tuyển chọn tài năng lĩnh vực Mỹ thuật, trình độ đại học Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông vừa ký ban hành Quyết định số 837/QĐ-BVHTTDL ngày 16/3 phê duyệt Tiêu chí tuyển chọn tài năng lĩnh vực Mỹ thuật, trình độ đại học. Ảnh minh họa. (Nguồn: vhnthcm.edu.vn) Việc phê duyệt các tiêu chí tuyển chọn tài năng lĩnh vực mỹ thuật, trình độ đại học nhằm phát hiện, lựa chọn những sinh...