Đồ hoạ 8-bit – Sức sống trường tồn
Hơn 30 năm đã trôi qua, nhưng người làm game và game thủ vẫn chưa quên nền đồ hoạ 8 bit – tiền thân của nhiều công nghệ hình ảnh tân tiến đương thời.
Đồ hoạ 8-bit vẫn sống. Điều ấy được chứng minh gần nhất qua 2 phiên bản Mega Man 9 và 10 của Capcom. Đồ hoạ 8-bit còn được sử dụng nhiều trong các game indie. Vậy, các nhà sản xuất tìm thấy gì ở nền tảng xưa cũ ấy?
Với các nhà sản xuất indie game, chi phí thấp là lý do đầu tiên họ chọn đồ hoạ 8-bit. Để làm được những game có đồ hoạ 3D bóng bẩy, nhà sản xuất cần một ngân sách lớn hơn nhiều. Trong điều kiện eo hẹp, các studio sẽ tập trung vào một vài yếu tố như gameplay, cốt truyện… thay vì “chiếc áo” đồ hoạ.
Một lợi thế khác của nền đồ hoạ 8-bit là nó gợi ra cảm giác hoài cổ. Ý tưởng tái hiện những game 8 bit kinh điển sẽ khó thành công nếu không có nền đồ hoạ này. Trên thực tế, “lão tướng” 8-bit vẫn đủ sức thể hiện một cách sinh động những môi trường ít vật thể phức tạp.
Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là cách nhà sản xuất sử dụng đồ hoạ 8-bit. Chắc chắn không ai sử dụng 8-bit nếu không yêu thích vẻ giản dị của nó. Nếu đồ họa 8-bit là “sơn và giá” vẽ thì đồ họa 3D là “Photoshop”.
Sự chi tiết, chân thực của đồ hoạ 3D đôi khi khiến người chơi không cần tưởng tượng. Trong khi đó, một vài nét chấm phá 8-bit lại nâng trí tưởng tượng bay xa.
Video đang HOT
Nhiều game thủ đã nói rằng những game khiến họ xúc động nhất là những game 8-bit. Một phần vì đó là những kỉ niệm tuổi thơ, phần khác bởi phong cách nghệ thuật tối giản đã tạo ra nhiều cách hiểu, cảm thụ trò chơi khác nhau. Đồ hoạ 8-bit đã tạo nên sự đa nghĩa – điều không thể thiếu với một tác phẩm tồn tại với thời gian.
Làm sao quên được cách phối hợp độc đáo trong Contra, cảm giác bay lượn trong Kid Icarus, tình bạn và lòng dũng cảm trong The Legend of Zelda? Sử dụng nền đồ hoạ 8-bit, nhà sản xuất hướng người chơi quan tâm nhiều hơn tới lối chơi và cốt truyện – những yếu tố phần nào mờ đi trước ấn tượng hình ảnh 3D bóng bẩy.
Nhưng lựa chọn đồ hoạ 8-bit cũng là một việc làm mạo hiểm. Đồ hoạ 8 bit có nhiều nhược điểm, chẳng hạn như mô hình nhân vật xấu xí, độ phân giải thấp, và một bộ phận không nhỏ người hâm mộ năm xưa đã không còn chơi game nữa.
Không phải nhân vật game nào cũng có thể xuất hiện trên nề 8 bit. Khi thực hiện Mega Man 9, có những ý kiến cho rằng game nên chọn đồ hoạ 16 bit thay vì 8 bit. Hoặc game nên được làm lại trên nền đồ hoạ HD tân tiến. Họ e ngại người chơi sẽ quay lưng với cách làm độc đáo của Capcom.
Song nhà sản xuất Hinorobu Takeshita lại khẳng định nhân vật Mega Man chỉ thích hợp với đồ hoạ 8-bit mà thôi. Ông lập luận trong một game retro như vậy, điều quan trọng là tái hiện lại những trải nghiệm của người chơi. Với nhiều thế hệ, Mega Man đã được định nghĩa là một siêu nhân chấm xanh. Mọi sự chính sửa, thêm các chi tiết chỉ làm Mega Man khác với nguyên bản.
Đi kèm với đồ hoạ 8-bit, Takeshita còn sử dụng lại các hiệu ứng âm thanh 8-bit. Ông không gọi đó là sự lỗi thời mà là một phong cách nghệ thuật. Trên thế giới vẫn có những đạo diễn làm phim trên chất liệu đen trắng. Nhiều nhà văn vẫn trung thành với lối viết tay. Rõ ràng, công cụ không quan trọng, chỉ có ý tưởng và nội dung là đáng quan tâm mà thôi.
Ảnh chỉ có tính minh hoạ.
Takeshita không cho rằng vắt kiệt sức mạnh của máy console là cách làm game duy nhất. Game 8-bit vẫn có thể chơi trên những máy console hiện đại. Những nhà thiết kế cho Megan Man 9 cũng là những người hoạ sĩ chuyên dựng các mô hình game 3D. Vì thế, đồ hoạ 8 bit trong Megan Man 9 vừa giống lại vừa khác đồ hoạ thời NES.
Kết quả là, sản phẩm độc đáo Mega Man 9 đã được người hâm mộ đón nhận. Một cảm giác lạ mà quen đến với người chơi. Đồ hoạ cũ, nhân vật cũ nhưng nội dung được cải tiến. Game thu hút cả những fan trung thành và những người chơi trẻ tuổi. Đó là tiền đề cho Capcom làm tiếp Mega Man 10 và nhiều đại gia khác quan tâm đến “ông lão” 8-bit.
Ảnh chỉ có tính minh hoạ.
Đơn giản, trừu tượng nhưng không kém phần hấp dẫn – đó là đồ hoạ 8-bit. Dù đã trải qua thời đỉnh cao, đồ hoạ 8-bit vẫn tồn tại trong dòng chảy game như một phong cách nghệ thuật độc đáo. Sau một thời gian dài bị lãng quên, sự trở lại của đồ hoạ 8-bit đã nói lên nhu cầu được khám phá lại những giá trị kinh điển nơi người hâm mộ. Đó cũng là một cách hay nhằm bảo tồn những giá trị game xưa cũ – khía cạnh giới công nghiệp game chưa quan tâm đúng mức .
Theo Gamek
StarCraft II lại hứa hẹn ngày phát hành
Sau khi chạy bản Beta trong vòng 3 đến 5 tháng, nhiều khả năng StarCraft II sẽ được phát hành chậm nhất là giữa năm nay.
Chris Sigaty, giám đốc sản xuất StaCraft II tại hãng Blizzard vừa tuyên bố, kế hoạch của hãng trong việc duy trì thời gian vận hành bản Beta của game là khoảng 3 - 5 tháng. "Chúng tôi hiện đang ở tháng thứ 3 trong giai đoạn này", ông nói. Theo Chris, kế hoạch mà Blizzard nhắm đến hiện tại vẫn là sẽ phát hành phiên bản chính thức của StarCraft II: Wings of Liberty nội trong 6 tháng đầu năm nay.
Như vậy, một khi giai đoạn thử nghiệm Beta phiên bản chơi mạng của StarCraft II đang vận hành hiện nay kết thúc suôn sẻ, đó sẽ là thời điểm game chiến thuật được mong đợi hàng đầu này sẽ đến tay đông đảo game thủ toàn thế giới.
Theo Game.zing
Game "Nhạy cảm" Dead or Alive: Paradise là một game rẻ tiền? Đối mặt với những lời chỉ trích của ESRB, Tecmo nhã nhặn giải thích rằng: "Điều này còn phụ thuộc vào phán quyết của game thủ!". Trong thời gian gần đây, Koei Tecmo - hãng game nổi tiếng của xứ hoa anh đào đang phải đối mặt với những tình huống "khó xử" mà tựa game Dead or Alive: Paradise của họ gây...