‘Độ hài hước tỷ lệ thuận với IQ’- Trấn Thành đang ngụy biện?
Mới đấy Trấn Thành đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về việc nhiều gameshow hài bị dư luận nhận định là nhảm nhí.
Mới đây trong chia sẻ của mình, Trấn Thành đã nhấn mạnh về việc khó khăn như thế nào khi làm một danh hài, đặc biệt anh nhận định:
“Hài khó hơn ca nhạc nhiều vì nó luôn phải đổi mới. Một bài hát có thể hát 10 năm nhưng một kịch bản hài chỉ được diễn 1 lần duy nhất. Ai xem rồi rất khó cười lại được.
Các nhà khoa học đã chứng minh, độ hài hước con người tỉ lệ thuận với IQ của họ. Một đất nước văn minh và phát triển thì người dân sẽ cởi mở và hài hước hơn. Chúng ta cũng nên có cái nhìn thoáng hơn, không nên chỉ tập trung vào cái xấu. Các bạn xem cả một mùa vui vẻ không sao, chỉ có một vấn đề nhỏ thì các bạn quy chụp là lố lăng, nhảm nhí?”
Hài xem rồi khó cười lại được?
Đây là một cách lý giải có phần ngụy biện của vị giảm khảo chương trình Thử thách danh hài, có lẽ không ít người tới bây giờ vẫn xem đi xem lại cách bộ phim của Mr.Bean, Châu Tinh Trì hay xa hơn là Charlie Chaplin mà vẫn có thể cười phá lên với những tình tiết do diễn viên thể hiện. Không biết Trấn Thành không biết hay cố tình không biết?
Dù xem đi xem lại, nhưng những bộ phim của Charlie Chaplin và Mr. Bean vẫn có thể đem lại nhiều tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Ở Việt Nam tuy hài kịch đã có từ lâu, nhưng những bước phát triển của nó so với thế giới thì còn rất hạn hẹp. Nhận định của Trấn Thành có thể đúng với những tiểu phẩm hài nhảm, tạo tiếng cười bằng những hành động bất ngờ, có tính tự ứng biến cao của diễn viên trên sân khấu. Chính vì vậy diễn viên buộc phải thay đổi liên tục kịch bản thì mới có thể gây cười với khán giả cũ. Đây là cách diễn hài “mì ăn liền”, ít đầu tư về mặt chất xám mà chủ yếu là do khả năng ứng biến và kinh nghiệm đứng sân khấu của diễn viên.
Những hình ảnh giả gái triền miên của các danh hài liệu có cho thấy sự mới lạ trong kịch bản hài Việt như Trấn Thành nhận định?
Cũng vì vậy, mới xảy ra những việc như văng tục, chửi bậy trên sân khấu hài đại chúng. Bởi khi diễn viên quá bí và không có sự chuẩn bị kỹ về mặt kịch bản, họ buộc phải sử dụng những biện pháp cuối cùng nhằm “ép” tiếng cười không mấy trong sáng của khán giả.
Video đang HOT
Độ hài hước con người tỉ lệ thuận với IQ của họ?
Chính xác theo nghiên cứu khoa học, thì người có IQ cao sẽ phản ứng ít gay gắt hơn với những câu chuyện đùa có xu hướng tạm gọi là “bẩn” (dark joke). Những trò đùa này thường gắn với phân biệt chủng tộc, giới tính… nhưng như vậy không đồng nghĩa với việc họ chấp nhận những câu đùa không phù hợp với hoàn cảnh, việc văng tục, chửi bậy trên sân khấu là không thể chấp nhận trong một chương trình truyền hình có tính đại chúng, trình chiếu trên kênh truyền hình quốc gia.
Trấn Thành liệu có nhớ rằng Thử thách danh hài là một game show được trình chiếu trên sóng truyền hình quốc gia ?
Một đất nước văn minh, là một đất nước mà mọi người biết đùa đúng lúc, đúng chỗ. Đặc biệt các nghệ sĩ hài cùng đội ngũ làm chương trình, luôn cho khán giả biết trước rằng những đối tượng nào họ sẽ nhắm tới để gây cười.
Ví dụ, danh hài người Mỹ Gabriel Iglesias khi tới biểu diễn tại một đất nước Trung Đông, anh đã thông báo với toàn bộ khán giả rằng trong chương trình của mình sẽ có những trò đùa liên quan tới đạo Hồi, và người Trung Đông, nếu ai không thể chấp nhận được điều này, xin đừng mua vé. Đây chính là cách mà nghệ sĩ hài tôn trọng khán giả và cũng cho khán giả thấy rằng mình có sự chuẩn bị trước kỹ càng đối với chương trình.
Danh hài Gabriel “Fluffy” Iglesias khuyên khán giả không nên mua vé nếu cảm thấy khó chịu với những trò đùa anh sẽ mang tới trong chương trình của mình.
Ngược lại, khán giả cũng có quyền lựa chọn cho mình chương trình phù hợp. Trấn Thành nói mọi người không xem có thể tắt tivi, nhưng những người tới xem chương trình trực tiếp thì sao, họ có quyền lựa chọn hay không? Việc Trấn Thành đánh đồng khái niệm IQ và khiếu hài hước chỉ là một ý kiến bao biện cho tính thiếu chuyên nghiệp của các gameshow hài Việt mà thôi.
Nghệ sĩ cũng sẽ bị đào thải cùng gameshow dở
“Lượng người mà nói game show hài là nhảm nhí thì không phải đại chúng, chỉ một bộ phận nào đó thôi. Bởi vì nếu bộ phận nhận xét tiêu cực như thế quá đông, tôi tin chắc gameshow đó đã bị tẩy chay từ lâu rồi chứ không thể nào nó hot được như vậy! Cái gì dở thì theo thời gian nó sẽ tự động bị đào thải. Đó là quy luật của xã hội”- Trấn Thành nhận định.
Đúng nhưng chưa đủ, những gameshow nào dở sẽ tự bị đào thải, những nghệ sĩ nào chỉ nhằm mua tiếng cười “mì ăn liền” sẽ nhanh chóng bị lãng quên.
Thế nhưng việc dư luận đang dần nhận ra và lên án tiếng cười nhảm nhí, ít chiều sâu chính là chất xúc tác để những gameshow hài nhảm nhanh chóng bị đào thải hơn, để buộc những nghệ sĩ hài sẽ phải đầu tư kỹ lưỡng về mặt kịch bản, diễn xuất và đặc biệt là trang bị cho mình sự tôn trọng đối với khán giả, chứ không phải là chỉ mang tới những tiếng cười “mì ăn liền” như hiện nay.
Theo Dân Việt
Thành Trung phát ngôn gây tranh cãi trong show Trường Giang
Trong live show của Trường Giang diễn ra vào tối 1/12, MC Thành Trung gây tranh cãi khi so sánh về mức độ đón nhận của khán giả miền Nam và miền Bắc đối với hài kịch.
Tối 1/12, Trường Giang tổ chức live show Chàng hề xứ Quảng 2 - Về quêtại sân khấu Trống Đồng, TP.HCM. Thành Trung được mời làm MC của chương trình.
Dù là một diễn viên hài, lối dẫn của nam MC trong đêm diễn được cho là không phù hợp, càng không có sự liên kết với tiểu phẩm mà anh đảm nhận.
Bên cạnh đó, Thành Trung còn gây tranh cãi khi bày tỏ sự ngưỡng mộ về sức thu hút của Trường Giang bằng cách so sánh mức độ đón nhận của khán giả miền Nam và miền Bắc đối với hài kịch.
"Thực sự bất ngờ khi trời mưa mà khán giả vẫn đến rất đông để ủng hộ các nghệ sĩ. Trong khi ở ngoài Bắc, mọi người xem hài ở Nhà hát, có máy lạnh nhưng khán giả chỉ có 3 hàng" - nam MC nói.
Thành Trung đảm nhận vai trò MC trong chương trình hài của Trường Giang. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc.
Phát ngôn của Thành Trung bị cho quá đà, khập khiễng và chưa thực sự tìm hiểu kỹ thực trạng hài kịch hai miền. Thực tế cho thấy, thời gian gần đây Hà Nội có nhiều chương trình hài bán được vé và thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả.
Live show Kẻ chọc cười dân dã của Xuân Hinh "cháy" vé dù tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sức chứa 4.000 khán giả. Nhiều chương trình hài kịch của Nhà hát Tuổi trẻ năm vừa qua cũng được đông đảo khán giả đón nhận. Trong dịp Tết Nguyên Đán cũng có nhiều live show hài được tổ chức tại Hà Nội như Tết Vạn Lộc, Xuân Phát Tài.
Zing.vn liên lạc với MC Thành Trung về phát ngôn gây tranh cãi, nam MC The Remix vẫn giữ nguyên quan điểm dù bị cho là so sánh khập khiễng khi đặt hài kịch trong bối cảnh hai miền và hai loại hình tổ chức khác nhau.
"Trời mưa gió nhưng khán giả vẫn ngồi xem. Tôi thấy khán giả trong Nam rất nhiệt tình với nghệ sĩ. Ngoài Bắc, rõ ràng điều này là hiếm có và ít được như vậy. Mọi người phải biết rằng Nhà hát Tuổi trẻ có những đêm diễn chỉ 3 hàng ghế khán giả đến xem" - Thành Trung nói.
Trước thắc mắc của phóng viên về việc nhiều live show hài ở Hà Nội vẫn bán được vé, nam MC khẳng định: "Không nên nói những đêm live show vì đó là chương trình bán vé nên được chuẩn bị rất kỹ, vé đắt vẫn có người mua. Nhưng tôi muốn nói là ở Hà Nội không hề có tụ điểm ngoài trời như trong Sài Gòn. Khán giả chỉ có cách là đến nhà hát".
Thành Trung cũng cho biết cuộc sống của anh em nghệ sĩ miền Bắc chỉ có cách là diễn ở các tỉnh.
"Khi nghệ sĩ đến các tỉnh, đương nhiên, khán giả sẽ ủng hộ vì không phải lúc nào họ cũng được gặp các nghệ sĩ. Nhưng trong Nam, khán giả luôn yêu thương và ủng hộ các nghệ sĩ nhiệt tình, bằng chứng là nhiều sân khấu sáng đèn, khán giả rất đông, ngày diễn tới 1-2 suất" - nam MC nhấn mạnh.
Live show của Xuân Hinh diễn ra tối 5/10 tại Hà Nội cháy vé trước đêm diễn nhiều ngày. Ảnh: Anh Tuấn.
Ngay sau phát ngôn của MC Thành Trung, Zing.vn liên hệ với ông Trương Nhuận - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ - một trong những sân khấu hài kịch uy tín ở Hà Nội. Ông Trương Nhuận cho biết không nên so sánh về mức độ đón nhận của khán giả miền này với miền khác.
"Hai miền có hai gu thưởng thức hài kịch khác biệt. Chương trình miền Nam ra ngoài Bắc cũng rất khó bán vé và ngược lại. Nhiều khán giả miền Bắc thậm chí tắt tivi khi thấy hài miền Nam. Do vậy, rất khó để so sánh" - ông Trương Nhuận khẳng định.
Bên cạnh đó, giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cũng cho biết nhà hát có những tiểu phẩm hài đã diễn tới hàng trăm suất. Nhiều thứ bảy, chủ nhật diễn tới 3-4 suất/ngày.
"Nhu cầu thưởng thức hài ở Hà Nội là hoàn toàn có thật và luôn luôn tồn tại. Hơn nữa, hài miền Bắc nghiêng về chất liệu xã hội, không phải là hài nhảm. So sánh như vậy là không nên vì hai việc này khác nhau" - ông Trương Nhuận nói thêm.
Theo Zing
Bật cười với tạo hình giả gái "kinh dị" của Trấn Thành Anh khiến khán giả bật cười khi xuất hiện trong bộ váy đỏ và máu mũi chảy ròng ròng. Sau nhiều lần giả gái thành công và mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả, mới đây, Trấn Thành lại tiếp tục phát huy tài lẻ này qua tiểu phẩm mới - Người thế vai nằm trong chương trình Gala nhạc Việt. Nhân...