Đổ gục trước 5 món bánh mì độc đáo của ẩm thực Việt Nam
Bên cạnh những thương hiệu bánh mì vang danh cả nước như bánh mì Sài Gòn, bánh mì Hội An… nếu dạo một vòng từ Bắc chí Nam trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp có không ít phiên bản bánh mì độc đáo khác khiến nhiều du khách trong và ngoài nước mê mẩn.
BÁNH MÌ KEM TRỨNG, HÀ NỘI
Ảnh: @HUKHA Foodaholic
Bánh mì kem trứng là món ăn phổ biến tại Hà Nội, đặc biệt là trong những ngày trời se lạnh. Trứng đánh kem béo ngậy hòa quyện cùng bánh mì giòn rụm khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi. Ngoài hương vị truyền thống, món này còn được sáng tạo thêm khi bánh mì được chấm cùng kem trứng trà xanh, phô mai… ngon ngất ngây.
BÁNH MÌ DÂN TỔ HÀ NỘI
Ảnh: @bachuaviahe
Phục vụ cho những “chiếc bụng đói” lúc đêm muộn, bánh mì dân tổ Hà Nội tạo được sức hút với các tín đồ ẩm thực bởi vẻ ngoài ngoại cỡ. Ổ bánh mì “siêu to khổng lồ” này được lấp đầy các loại topping như trứng, lạp xưởng, pate, bò khô… Nhân bánh mì được xào trên một chiếc chảo lớn, nhiều người còn gọi món này với cái tên “bánh mì tả pí lù”.
BÁNH MÌ CAY, HẢI PHÒNG
Ảnh: Nofoodphobia
Xuất xứ từ ngõ Khánh Lạp, gần Hàng Kênh, bánh mì cay đã trở thành đặc sản nức tiếng Hải Phòng cũng như trên bản đồ ẩm thực đường phố Việt Nam. Dù chẳng phải thức quà cầu kỳ, món ăn vẫn chinh phục những tín đồ ẩm thực gần xa bởi hương vị hấp dẫn riêng biệt.
Không “xôi thịt” như bánh mì dân tổ Hà Nội hay bánh mì phố Hội, bánh mì cay có phần nhìn khá đơn giản. Món ngon Hải Phòng chỉ to bằng gần hai ngón tay, dài khoảng 20cm, ăn cùng với một loại nhân duy nhất là pate, đôi khi thêm tương ớt và chút rau mùi.
Linh hồn làm nên hương vị đặc sắc của bánh mì cay nằm ở tương ớt. Ở mỗi quán, tương ớt sẽ được làm theo một công thức gia truyền đặc biệt. Cắn ngập răng một miếng bánh mì cay, hương vị giòn rụm của bánh mì, nhân pate béo ngậy, mềm tan và vị cay nồng của tương ớt hòa quyện trên đầu lưỡi, khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi.
Video đang HOT
BÁNH MÌ BỘT LỌC, HUẾ
Ảnh: Instagram: @Hana.foodie
Bánh mì bột lọc thành hình từ món bánh bột lọc nổi tiếng xứ Huế. Thay vì ăn bánh bột lọc thông thường, người Huế đã biết cách cho những chiếc bánh bột lọc trần vào nhân bánh mì để ăn được no, chắc bụng. Linh hồn món này nằm ở nước mắm ớt cay, một gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Huế.
BÁNH MÌ XÍU MẠI, ĐÀ LẠT
Ảnh: Beafood22
Bánh mì xíu mại là món ăn nổi tiếng hút khách ở Đà Lạt, được nhiều người ưa chuộng cho bữa sáng. Không phải bánh mì kẹp nhân xíu mại ở giữa như thường thấy, tại thành phố ngàn hoa, bánh mì được để riêng, phục vụ kèm theo chén nước dùng ấm nóng có xíu mại, chả gói lá, da heo luộc. Trên mặt nước dùng trong veo, có điểm chút váng mỡ beo béo, người ta rắc thêm hành lá xắt nhuyễn, ít tiêu, chút ớt cay cay để hương vị thêm đậm đà. Khi ăn, bánh mì sẽ được xé nhỏ ra sau đó chấm nước dùng.
Trần Thị Cẩm Nhi
Cách làm thịt lợn giả bò khô cay thơm ngon nhâm nhi ngày lạnh
Thịt thơm dai và ngọt, cay cay thơm lừng của sả, hương vị hấp dẫn, thích hợp để bạn cùng gia đình thưởng thức trong những ngày thời tiết se lạnh.
Nguyên liệu làm thịt lợn giả bò cay
Thịt mông lợn: 0,5kg
Gừng : 1 nhánh nhỏ
Sả : 3 củ to
Tỏi : 1/2 củ to
Ớt : 2 quả (nếu thích ăn cay, bạn có thể cho thêm)
Ớt bột hàn quốc : 50g
Ngũ vị hương: 1/2 gói
Gia vị bò kho: 1/4 gói
Muối bột canh: 1/2 thìa canh
Mắm : 1 thìa canh
Đường : 60g
Bột điều: 2 thì cà phê
Ngày lạnh được nhâm nhi món thịt lợn giả bò khô vừa ngon vừa rẻ thì còn gì bằng (Ảnh minh họa)
Các bước làm thịt lợn giả bò cay
Trước tiên bạn lấy thịt mông lợn thái dày khoảng 0,5 -1cm, chiều rộng tùy miếng thịt. Cho 1 chút muối và 1 nhánh gừng nhỏ đập dập vào nồi nước đun sôi sau đó thả thịt vào luộc chín tới vớt ra để ráo nước (chú ý giữ lại nước luộc thịt).
Sả đập dập cắt khúc khoảng 2cm, tỏ bóc vỏ, ớt bỏ cuống đem xay hoặc giã nát.
Tiếp theo lấy chiếc chày nhỏ hay cái búa đập thịt dập lên 2 mặt miếng thịt đã luộc cho hơi mềm (không cần dập kỹ). Nếu thích ăn sợi, bước này bạn không đập dập mà xé thịt thành sợi.
Pha gia vị để rim thịt gồm các gia vị: Ớt bột hàn quốc, ngũ vị hương, gia vị bò kho, muối bột canh, mắm đường, bột điều hòa vào nồi nước dùng luộc thịt. Sau đó cho sả, tỏi, ớt giã nhuyễn xuống dưới đáy nồi, xếp từng miếng thịt luộc đã đập dập lên trên sao cho nước đủ ngập mặt thịt nếu không đủ thì bạn cho thêm nước vào cho ngập mặt thịt.
Đun to lửa cho sôi rồi hạ lửa vừa cho thịt ngấm gia vị, đun đến khi cạn hết nước.
Bật lò 150 độ C trước 5 phút. Dùng khay đen của lò lót giấy bạc trùm cả lên thành khuôn rồi xếp miếng thịt đã rim lên khay đặt vào rãnh giữa của lò sấy từ 30 -35 phút là được.
Món này ăn ngon nhất là trong một tuần đầu tiên. Thịt bò khô từ thịt lợn sẽ bảo quản được vài tháng trong ngăn mát tủ lạnh.
Chúc bạn thành công!
Cóc dầm bò khô giòn ngon cho chị em thích ăn vặt Cóc dầm bò khô có vị chua chua, cay cay, giòn giòn hòa quyện trong từng miếng cóc khiến bạn chỉ nhìn thôi đã khó có thể cưỡng lại, đảm bảo càng ăn càng ghiền. Nguyên liệu làm cóc dầm bò khô Cóc bao tử Thịt bò khô sợi Lạc rang Đường, nước mắm, gia vị Hướng dẫn làm cóc dầm bò khô...