Đô đốc Trung Quốc thách đố xây đảo
Trung Quốc ngang ngược tiếp tục tập trận và tuần tra trên không.
Báo New York Times đưa tin ngày 18-7, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo đóng cửa khu vực đông nam của tỉnh Hải Nam từ ngày 18 đến 21-7 để tập trận. Thông báo không nêu chi tiết về cuộc tập trận.
Trong khi đó, Reuters cùng ngày dẫn thông báo từ không quân Trung Quốc cho biết vừa thực hiện tuần tra chiến đấu trên biển Đông. Tham gia tuần tra có máy bay ném bom, máy bay thám sát, máy bay tiếp liệu trên không.
Người phát ngôn không quân Trung Quốc còn nói các cuộc tuần tra sẽ được thực hiện thường xuyên trong tương lai.
Tập trận và tuần tra trên không diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tòa Trọng tài công bố phán quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Một ngày sau khi có phán quyết, ngày 13-7, Bắc Kinh đã từng thể hiện thái độ thách thức khi đưa hai máy bay dân dụng cất cánh từ tỉnh Hải Nam bay đến đá Vành Khăn và đá Xu Bi.
Trung Quốc tổ chức tập trận vào lúc Đô đốc John Richardson, tư lệnh hải quân Mỹ, thực hiện chuyến thăm Bắc Kinh trong ba ngày từ ngày 17-7.
Theo thông báo của hải quân Mỹ, mục đích chuyến thăm nhằm cải thiện thái độ hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy các biện pháp tăng cường tương tác giữa hải quân hai nước.
Video đang HOT
Hải quân Trung Quốc đón tiếp Đô đốc Mỹ John Richardson ngày 18-7. Ảnh: CCTV NEWS
Thông báo cho biết trong nội dung trao đổi của Đô đốc John Richardson với phía Bắc Kinh bao gồm tranh chấp ở biển Đông, cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (Mỹ tổ chức có hải quân Trung Quốc tham gia) và quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước.
Tân Hoa xã đưa tin phát biểu ngắn trước báo giới ngày 18-7, Đô đốc Trung Quốc Ngô Thắng Lợi nói Đô đốc John Richardson đến thăm Trung Quốc lần này theo lời mời từ phía Trung Quốc và điều này chứng tỏ hai bên rất quan tâm đến an ninh hàng hải.
Tuy nhiên, ông khăng khăng cho rằng Trung Quốc sẽ không ngừng xây dựng trên các đá ở biển Đông. Ông ngụy biện rằng các công trình xây dựng này góp phần củng cố chủ quyền.
Chuyên gia Trương Quân Xã thuộc Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc đánh giá đến giờ này hải quân Mỹ và Trung Quốc đã hợp tác với nhau trong các lĩnh vực diễn tập chung và trao đổi sĩ quan.
Báo New York Times ghi nhận trong năm qua Đô đốc John Richardson và Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã thảo luận qua cầu truyền hình ba lần.
Trong lần gần nhất vào tháng 1, hai bên đã nói đến việc Trung Quốc xây sân bay mới trên đá Chữ Thập. Lần đó Ngô Thắng Lợi cũng khăng khăng nói Trung Quốc không tìm cách quân sự hóa trên biển nhưng không thể không củng cố quốc phòng.
Ngày 18-7, Reuters tiết lộ tại một cuộc họp kín ở Bắc Kinh cuối tuần trước, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội, đã hăm dọa tuần tra tự do hàng hải do hải quân nước ngoài thực hiện ở biển Đông cuối cùng có thể trở thành thảm họa.
Ông giận dữ nói: Có khi nào tự do hàng hải ở biển Đông bị ảnh hưởng đâu? Trong quá khứ, hiện tại và tương lai cũng chưa từng.
Ông biện luận Trung Quốc phản đối cái gọi là tự do hàng hải có kèm theo đe dọa quân sự.
Cũng với giọng điệu như Đô đốc Tôn Kiến Quốc, trả lời đài truyền hình Sky News (Úc), ông Nguyễn Tông Trạch thuộc Viện nghiên cứu quốc tế (Bộ Ngoại giao Trung Quốc) đã “nắn gân” Úc. Ông nói Úc sẽ thiếu cẩn trọng nếu tiến hành tự do hàng hải ở biển Đông và nếu Úc quyết định như thế thì đó là sai lầm, là thảm họa. Ông cho rằng tự do hàng hải mà Mỹ đang tiến hành vượt quá những gì luật pháp quốc tế cho phép và Úc không nên theo Mỹ. Quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng phán quyết trọng tài để cải thiện năng lực để có thể giữ vai trò quyết định vào phút cuối nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Đô đốc TÔN KIẾN QUỐC
PH.QUỲNH
Theo PLO
Thủ tướng Nhật cảnh báo Campuchia rủi ro khi ủng hộ Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chỉ trích lập trường của Campuchia về tranh chấp Biển Đông, nói rằng phán quyết của Tòa trọng tài cần phải được tôn trọng - tờ Cambodia Daily đưa tin ngày 19.7.
Bình luận của ông Abe được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc cam kết viện trợ 600 triệu USD cho Campuchia, đổi lại Campuchia ủng hộ Trung Quốc trong các diễn đàn.
Với ý kiến mới nhất của ông Abe, Nhật Bản đã kín đáo quở trách Campuchia hai lần trong vòng chưa đầy một tháng, và nêu bật những rủi ro trong chính sách đối ngoại khi Campuchia đứng về phía Trung Quốc.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 16.7, Thủ tướng Abe đã gặp Thủ tướng Hun Sen bên lề Hội nghị thưởng đỉnh Á-Âu (ASEM) ở Ulan Bator, Mông Cổ.
"Thủ tướng Nhật Bản nói rằng nguyên tắc luật pháp cần là cơ sở để giải quyết một cách hòa bình các vấn đề khu vực - điều quan trọng với hòa bình và ổn định của toàn bộ khu vực, trong đó có Nhật Bản" - tuyên bố viết, rõ ràng có hàm ý nhắc đến những khẳng định lặp lại của Thủ tướng Lý Khắc Cường rằng tranh chấp không liên quan đến Nhật Bản.
"Đối với Nhật Bản, Biển Đông có tầm quan trọng sống còn của một hành lang đi lại. Phán quyết của Tòa trọng tài là phán quyết cuối cùng và ràng buộc với cả hai bên, cần là cơ sở cho các cuộc đàm phán" - tuyên bố viết.
Về phần mình, Thủ tướng Hun Sen nói với ông Abe, ông hy vọng Trung Quốc và ASEAN đạt được tiến bộ trong việc giải quyết tranh chấp - theo tuyên bố. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Chum Sounry từ chối bình luận về ý kiến của Thủ tướng Abe, trích dẫn biên bản ghi nhớ ngày 9.7 của Bộ này nói rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết song phương.
Năm 2014, Nhật Bản cho vay, tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cho Campuchia khoảng 150 triệu USD thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, và từ lâu đã là một trong những nhà tài trợ lớn nhất của Campuchia.
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia nhận định, ông Hun Sen sẽ tiếp tục ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. "Trung Quốc cung cấp nguồn viện trợ an toàn cho Campuchia vô điều kiện, chắc chắn giúp Đảng Nhân dân Campuchia có nguồn lực để củng cố quyền lực của mình" - ông Thayer nói hôm 17.7.
Theo Soha News
Nói không với hộ chiếu "đường lưỡi bò" Sau phán quyết của PCA, chúng ta cần lên tiếng phản đối mạnh hơn nữa. Chúng ta yêu cầu Trung Quốc phải thay đổi mẫu hộ chiếu, xóa "đường lưỡi bò" phi pháp... Đoàn du khách Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, trong số này có bốn hộ chiếu bị đóng dấu hủy vì có "đường...