Đô đốc Nhật tiết lộ khả năng tuần tra, giám sát ở Biển Đông
Tổng tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano, ngày 16/7 cho hay ông dự đoán Trung Quốc sẽ ngày càng quyết đoán ở Biển Đông và tuyên bố có khả năng Nhật sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra và giám sát ở vùng biển này trong tương lai.
Đô đốc Katsutoshi Kawano (Ảnh: Economic Times)
Phát biểu tại Washington trong chuyến thăm Mỹ, Đô đốc Kawano nói rằng đã có “thảo luận” về việc Nhật Bản tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông, trong đó có các hoạt động chống ngầm.
“Nhưng lập trường của chúng tôi là vấn đề đó sẽ được cân nhắc dựa trên cơ sở mọi việc diễn biến ra sao”, ông Kawan phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington.
Đô đốc Kawano trước đó đã gặp người đồng cấp Mỹ, Tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, và thảo luận việc thực thi các hướng dẫn quốc phòng song phương mới được hai nước nhất trí trước đó, một tuyên bố chung cho biết.
Căng thẳng đã gia tăng ở Biển Đông, nơi có các tuyến đường vận tải biển quan trọng, do các tuyên bố chủ quyền chồng lấn và việc Trung Quốc tăng tốc xây dựng các đảo nhân tạo, động thái bị cả Tokyo và Washington chỉ trích mạnh mẽ.
Video đang HOT
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông và có tranh chấp lãnh thổ với vài quốc gia Đông Nam Á. Bắc Kinh cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Nhật Bản ở Hoa Đông.
Đô đốc Kawano cho hay ông dự đoán Trung Quốc sẽ ngày càng quyết đoán và tìm cách mở rộng tầm với.
“Nhận định của tôi là khuynh hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai và Trung Quốc sẽ đi xa hơn chuỗi đảo ở Thái Bình Dương”, ông Kawano nói. “Do đó, tôi tin rằng tình hình sẽ xấu đi”.
Trung Quốc đã gia tăng chi tiêu quốc phòng trong những năm gần đây và đang muốn phát triển một lực lượng hải quân có khả năng bảo vệ các lợi ích của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Việc Trung Quốc gia tăng đòi hỏi các tuyên bố chủ quyền đã khiến các láng giềng lo ngại, mặc dù Bắc Kinh luôn miệng nói là không có ý định thù địch.
Đô đốc Kawano cho biết số lần các máy bay Nhật xuất kích để đáp trả các vụ xâm phạm lãnh hổ trong năm ngoái đã ngang bằng với thời Chiến tranh Lạnh và một lý do là các hành động của Trung Quốc.
Các bình luận của ông Kawano diễn ra sau khi Hạ viện Nhật ngày 16/7 đã thông qua các dự luật an ninh mới, vốn có thể cho phép quân đội Nhật chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên sau Thế chiến II.
Các động thái trên đã vấp phải các cuộc biểu tình, nhưng Đô đốc Kawano cho biết ông tin rằng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ giành được sự ủng hộ của công chúng.
An Bình
Theo Dantri
Philippines có thể cho phép Nhật dùng các căn cứ quân sự đối phó Trung Quốc
Philippines và Nhật Bản sẽ khởi động các cuộc đàm phán nhằm cho phép các máy bay quân sự và tàu hải quân Nhật sử dụng các căn cứ tại Philippines để tiếp nhiên liệu và nhận hàng tiếp tế, cho phép các tàu và máy bay Nhật mở rộng phạm vi tuần tra vào sâu Biển Đông.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong lễ ký thỏa thuận tăng cường quan hệ đối tác chiến lược tại Tokyo ngày 4/6. (Ảnh: AP)
"Chúng tôi sẽ bắt đầu cuộc thảo luận về vấn đề này", Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết trong một cuộc họp báo ở Tokyo ngày 5/6 trước khi chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản.
Nhật Bản đang cân nhắc các cuộc tuần tra hàng hải chung với Mỹ ở Biển Đông, các nguồn tin cho biết hồi tháng 4, nhằm đáp trả sự hung hăng của Trung Quốc trong bối cảnh nước này xây dựng các đường băng và các đảo nhân tạo tại vùng biển tranh chấp.
Một thỏa thuận các lực lượng tới thăm (VFA) có thể mở đường cho quân đội Nhật sử dụng các căn cứ của Philippines trên cơ sở luân phiên, tương tự với cách Mỹ làm hiện nay. Khả năng tiếp nhiên liệu gần Biển Đông có thể cho phép lực lượng phòng vệ Nhật Bản điều máy bay tuần tra đi xa hơn và bao phủ khoảng cách lớn hơn.
Quyết định khởi động các cuộc đàm phán về VFA không bao gồm trong một tuyên bố chung được đưa ra ngày 4/6 sau khi Tổng thống Aquino gặp Thủ tướng Shinzo Abe.
Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về VFA và nhất trí mở các cuộc đàm phán, một nguồn tin giấu tên biết rõ về cuộc gặp này cho hay.
Chuyến thăm của ông Aquino diễn ra trong bối cảnh Philippines và Nhật Bản tăng cường quan hệ an ninh. Không thể đuổi kịp quy mô của hạm đội Trung Quốc, Manila giờ đây đang tìm kiếm các đồng minh trong cuộc tranh cãi lãnh thổ với Bắc Kinh.
Tokyo lo ngại rằng các dự án cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ mở rộng sự ảnh hưởng của Bắc Kinh tại một khu vực nơi có 5 nghìn tỷ USD giao dịch thương mại bằng tàu thuyền qua đây mỗi năm, phần lớn ra và vào Nhật Bản.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 1, Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết Washington hoan nghênh các cuộc tuần tra trên không của Nhật Bản vì sự xuất hiện của họ có thể tạo ra một đối trọng ổn định đối với hạm đội tàu hải quân và tàu cá ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
An Bình
Theo Dantri
Trực thăng quân sự Nhật gặp nạn, 3 người chết Các mảnh vỡ từ một trực thăng của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã được tìm thấy trên một ngọn núi vào hôm nay, một ngày sau khi nó mất tích trong chuyến bay huấn luyện ở miền nam Nhật Bản. 3 người trên trực thăng đã thiệt mạng. Một trực thăng của lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia...