Đô đốc Nga hé lộ nguyên nhân vụ đắm tàu ngầm năm 2000 làm 118 người chết
Một cựu chỉ huy hạm đội của Nga nói rằng, tàu ngầm hạt nhân Kursk của nước này bị đắm tháng 8/2000 trong một cuộc tập trận do đã “va chạm” với một tàu ngầm nước ngoài ở độ sâu hơn 100 m.
Tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga (Ảnh: Getty).
Trả lời phỏng vấn hãng tin Sputnik, Đô đốc Vyacheslav Popov, cựu chỉ huy Hạm đội phương Bắc của Nga giai đoạn 1999 – 2001, nói rằng vụ đắm tàu ngầm hạt nhân Kursk là kết quả của một vụ va chạm với một tàu ngầm NATO.
Cựu quan chức này cho biết thêm, trước vụ va chạm, “tàu ngầm nước ngoài” này bị máy bay chống ngầm của Hải quân Nga phát hiện ở ngoài khơi Na Uy. Ông Popov nói, ông biết chắc chắn đến 90% tên của tàu ngầm này, nhưng không được phép tiết lộ.
Theo lời ông Popov, thời điểm đó, tàu ngầm NATO đang theo dõi tàu ngầm Kursk nhưng tiếp cận quá gần “hoặc do tàu Kursk khi đó đang diễn tập khiến nó mất liên lạc”. Vụ va chạm đã dẫn đến vụ nổ trên tàu ngầm Kursk trong khi tàu ngầm NATO bị hư hại phải tạm thời nổi lên mặt nước trước khi quay trở lại căn cứ.
Video đang HOT
Ông Popov khẳng định, thời điểm xảy ra vụ đắm tàu, tàu ngầm Kursk hoạt động trong lãnh hải Nga và vùng biển quốc tế. Ông cho biết, khi đó có 3 tàu ngầm nước ngoài đã do thám cuộc tập trận.
Đến nay, vụ đắm tàu ngầm hạt nhân Kursk vẫn là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất trong lịch sử Hải quân Nga. Thảm họa xảy ra vào khoảng trưa ngày 12/8/2000 khi con tàu đang tham gia vào một cuộc tập trận bắn đạn giả trên biển Barents thì hai vụ nổ lớn liên tiếp xảy ra bên trong con tàu. Chỉ vài phút sau, con tàu đã từ từ chìm xuống đáy biển cùng với 118 thủy thủ.
Thủy thủ đoàn đã phát thông báo khẩn cấp về sự cố trong khoang phóng ngư lôi, đồng thời tìm mọi cách để thoát ra ngoài nhưng bất thành vì áp suất nước quá lớn. Con tàu chìm xuống độ sâu khoảng 108 m.
Vì nhiều lý do, ban đầu Nga đã từ chối đề xuất hỗ trợ của Anh và Nga. Đến tận ngày 20/8/2000, Nga mới cho phép các tàu của Na Uy tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên, khi đội cứu hộ của Na Uy mở cửa thoát hiểm của con tàu, họ xác nhận toàn bộ 118 thủy thủ trên tàu Kursk đã thiệt mạng. Hai năm sau thảm kịch, con tàu mới được trục vớt.
Theo kết luận của Ủy ban điều tra của chính phủ Nga, con tàu bị đắm do một vụ nổ xảy ra khi nó chuẩn bị phóng thủy lôi vào một mục tiêu giả định. Mặc dù vậy, suốt 20 năm qua vẫn còn nhiều giả thuyết về nguyên nhân thực sự đằng sau thảm kịch này.
Có ý kiến rằng thảm họa xảy ra do lỗi thiết kế của con tàu, trong khi giả thuyết khác cho rằng tàu Kursk đã bị một tàu ngầm của Mỹ hoạt động trên biển Barents bắn nhầm nhưng hai bên đã thương thảo để tránh một cuộc xung đột quân sự có thể đẩy cả thế giới vào viễn cảnh đen tối.
Theo truyền thông Nga và một số kênh truyền thông quốc tế, 3 tàu ngầm nước ngoài xuất hiện gần nơi diễn ra cuộc tập trận của hải quân Nga thời điểm đó có thể là tàu ngầm USS Memphis, USS Toledo của Mỹ và tàu HMS Splendid của Anh. Bộ Quốc phòng Nga đã đề nghị Lầu Năm Góc kiểm tra tàu Memphis và tàu Toledo, nhưng đã bị bác bỏ, với lý do “tất cả các tàu ngầm này đều đang làm nhiệm vụ. Moscow cũng nhận được câu trả lời tương tự từ Anh.
Mỹ cách chức hạm trưởng tàu ngầm va chạm ở Biển Đông
Mỹ cách chức ba sĩ quan, gồm hạm trưởng, trên tàu ngầm USS Connecticut va chạm núi ngầm ở Biển Đông, cho rằng sự cố có thể ngăn chặn được.
Phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, hôm 4/11 quyết định cách chức hạm trưởng Cameron Aljilani, hạm phó Patrick Cashin và chỉ huy kíp sonar Cory Rogers sau sự cố tàu ngầm tấn công lớp Seawolf va phải núi đá ngầm ở Biển Đông. Những chức vụ này tạm thời được giao cho các sĩ quan khác.
"Sự cố lẽ ra đã được ngăn chặn nếu phán đoán đúng đắn, ra quyết định thận trọng và tuân thủ các quy trình bắt buộc trong lập kế hoạch điều hướng, thực hiện nhóm giám sát và quản lý rủi ro", thông cáo của Hạm đội 7 cho hay.
Tàu ngầm USS Connecticut rời cảng ở Mỹ để làm nhiệm vụ hồi tháng 5. Ảnh: US Navy.
Quyết định được đưa ra hơn một tháng sau khi tàu ngầm USS Connecticut va chạm với núi ngầm không có trên hải đồ khi làm nhiệm vụ ở Biển Đông. 11 thủy thủ bị thương và tàu ngầm phải nổi suốt một tuần để di chuyển về căn cứ Guam.
Hải quân Mỹ cho biết lò phản ứng hạt nhân và không gian bên trong tàu ngầm Connecticut "làm đủ công năng và không bị ảnh hưởng" sau sự cố, trong khi hai quan chức quốc phòng Mỹ tuần trước tiết lộ USS Connecticut đã bị hỏng bể dằn phía trước mũi. Giới chuyên gia ban đầu cho rằng phía trên mũi tàu và vòm thủy âm không có dấu hiệu hư hại, nhưng một cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ nhận định mũi tàu đã được tháo bỏ và hệ thống định vị thủy âm (sonar) của USS Connecticut đang ngâm dưới nước biển.
Sau khi đánh giá thiệt hại ở Guam, tàu sẽ trở lại căn cứ tàu ngầm của Mỹ ở Bremerton, bang Washington để sửa chữa.
Vụ va chạm có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn và ảnh hưởng tới năng lực tác chiến của hải quân Mỹ, do USS Connecticut là một trong ba chiếc thuộc lớp Seawolf, loại tàu ngầm tấn công đắt nhất thế giới với chi phí ước tính tới 8,5 tỷ USD/chiếc.
Tàu ngầm Mỹ đâm núi ngầm ở Biển Đông Mỹ mở hai cuộc điều tra sự cố tàu ngầm ở Biển Đông Ảnh nghi chụp tàu ngầm Mỹ sau va chạm ở Biển Đông
"So găng" sức mạnh dưới lòng đại dương của tàu ngầm Mỹ - Trung Quân đội Mỹ có hạm đội tàu ngầm uy lực được duy trì hoạt động nhiều năm qua, trong khi Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ tàu ngầm. Một tàu ngầm của hải quân Mỹ (Ảnh minh họa: Quân đội Mỹ). Khi Mỹ tăng cường tập trung an ninh vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương,...