Đô đốc Mỹ vạch trần các bước gây bất ổn Biển Đông của Trung Quốc
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift ngày 9.8 khẳng định, Trung Quốc đã thực hiện nhiều bước gây bất ổn ở Biển Đông, bao gồm tiến hành các cuộc tuần tra và tập trận chung với Nga trong khu vực ngay sau tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết bác bỏ các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh hồi giữa tháng 7.
Đô đốc Scott Swift cũng cảnh báo các hoạt động gia tăng gần đây của các tàu cá Trung Quốc ở Biển Đông và thông tin Bắc Kinh đã xây nhà chứa máy bay cho máy bay quân sự trên các hòn đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp phi pháp trong khu vực.
Những động thái trên của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ra phán quyết về vụ kiện Đường lưỡi bò giữa Philippines và Trung Quốc vào ngày 12.7, trong đó, PCA bác bỏ các yêu sách lãnh thổ mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố hòng nuốt trọn Biển Đông.
Tàu Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận ở Biển Hoa Đông gần đây. Ảnh được Tân Hoa xã đăng tải ngày 1.8.
Theo Đô đốc Mỹ, sự thiếu minh bạch trong những động thái gần đây của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
“Đó là một khu vực cực kỳ biến động. Mọi thứ luôn luôn thay đổi. Vì thế, thật khó để nhận định rõ ràng, ý định mà họ tuyên bố ở bên ngoài thực chất là gì ở bên trong. Đó không phải là động thái nhằm củng cố sự ổn định của khu vực”, Đô đốc Scott Swift tuyên bố. Không chỉ Đô đốc Scott, các quan chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại rằng, Trung Quốc có thể phản ứng chống lại phán quyết bất lợi cho họ bằng cách đẩy mạnh việc quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông và xác lập Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông, tương tự như những gì nước này đã làm ở Biển Hoa Đông năm 2013.
Một số chuyên gia và các nhà ngoại giao cũng lên tiếng cảnh báo về những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang gia tăng các hoạt động của nước này tại Biển Đông. Nhật Bản đã chính thức lên tiếng phản đối chính thức động thái này của Trung Quốc cuối tuần qua.
Video đang HOT
Trước đó, hôm thứ Bảy, Không quân Trung Quốc đã tuyên bố rằng, một số phi cơ bao gồm chiến đấu cơ Su-30 và máy bay ném bom H-6K đã tuần tra tại quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
Tiếp đó, hôm thứ Hai (8.8), một công ty Mỹ công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây nhà chứa máy bay cho hàng chục phi cơ quân sự bao gồm chiến đấu cơ và máy bay ném bom trên 3 hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Việc đó làm tăng cảm giác lo lắng và bất an bởi sự thiếu minh bạch, nói chung gây bất ổn”, Đô đốc Scott bình luận và cho biết thêm rằng, ông cũng quan ngại về cuộc tập trận chung của Nga và Trung Quốc trong khu vực vào tháng 9 tới.
“Có những khu vực khác phù hợp hơn để tập trận”, Đô đốc Mỹ cho hay.
Theo Danviet
Đô đốc Mỹ hối thúc sớm bỏ hết rào cản bán vũ khí cho Việt Nam
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris nói Mỹ nên tháo dỡ phần còn lại của lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam để chống lại sự hung hăng của Trung Quốc đang gia tăng trên Biển Đông.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng lúc này là "cơ hội chiến lược" để Mỹ thắt chặt quan hệ với Việt Nam - Ảnh: AFP
Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 23.2, Đô đốc Harry Harris nói rằng Trung Quốc không thể làm bá chủ trong khu vực.
"Tôi tin rằng Trung Quốc đang muốn trở thành bá chủ trong khu vực Đông Á, đơn giản như vậy", tờ The Washington Times hôm 23.2 dẫn lời đô đốc Harry Harris.
Cuộc họp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ diễn ra trong lúc mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trong những ngày gần đây. Mỹ cho rằng Trung Quốc đang quân sự hóa trên Biển Đông, liên quan tới các báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) về việc Bắc Kinh triển khai các hệ thống radar mới trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị nước này chiếm đóng. Washington cũng tố cáo Trung Quốc gây căng thẳng trong khu vực vì hành động đưa tên lửa phòng không HQ-9 ra đảo Phú Lâm, cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Đô đốc Harris xác nhận báo cáo về radar quân sự của Trung Quốc, nhưng đồng thời khẳng định tình hình lúc này ủng hộ "cơ hội chiến lược" của Mỹ trong việc tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, theo The Washington Times.
Thượng nghị sĩ John McCain, cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam và hiện là Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đưa vấn đề cấm vận vũ khí ra cuộc họp hôm 23.2. Ông đặt câu hỏi: "Các vị có nghĩ việc tháo dỡ các hạn chế về buôn bán vũ khí cho Việt Nam là điều quan trọng không?".
Đáp lại, Đô đốc Harris nói: "Vâng, Thượng nghị sĩ, tôi tin rằng chúng ta nên cải thiện quan hệ với Việt Nam. Tôi nghĩ đây là cơ hội chiến lược tuyệt vời của chúng ta, và tôi nghĩ người dân Việt Nam sẽ chào đón cơ hội làm việc gần gũi hơn với Mỹ, và chúng ta là đối tác an ninh mà họ chọn lựa".
Trong diễn biến mới nhất, hôm 23.2 đài Fox News (Mỹ) đưa tin Trung Quốc đã triển khai thêm các tiêm kích J-11 và máy bay ném bom JH-7 đến đảo Phú Lâm. Cáo buộc này diễn ra cùng lúc với chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Mỹ, gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (diễn ra từ 23.2 tới 25.2).
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Đây là thông tin tích cực
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, nhận xét rằng Trung Quốc đã ngầm đưa thông điệp với Mỹ thông qua chuyến thăm của Vương Nghị.
"Việc Trung Quốc đưa thêm tiêm kích, máy bay ném bom ra Phú Lâm trong lúc ông Vương Nghị gặp ông Kerry cho thấy Bắc Kinh muốn thực hiện kiểu ngoại giao thường thấy của họ và Washington. Một mặt đàm phán với nhau, một mặt Trung Quốc muốn chứng tỏ họ vẫn sẵn sàng thách thức những lời chỉ trích nhằm vào mình trong việc quân sự hóa trên Biển Đông", chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói vớiThanh Niên.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng Trung Quốc tiếp tục thể hiện thái độ hung hăng, và Mỹ cũng đã đáp trả tương xứng - Ảnh: Bảo Vinh
Về ý kiến của đô đốc Harry Harris, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng đây là thông tin tích cực cho tình hình trên Biển Đông. Thông qua tín hiệu ấy, Mỹ một lần nữa muốn thể hiện vai trò cân bằng của họ trong khu vực, đồng thời bày tỏ mong muốn các nước như Việt Nam nâng cao khả năng quốc phòng, tiềm lực quân sự để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
"Tất nhiên việc cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc bằng việc trang bị cho các nước khác trong khu vực là điều Mỹ hướng tới. Tuy đây vẫn là mục tiêu dài, vì song song việc tháo dỡ hạn chế buôn bán vũ khí cho Việt Nam là sự trang bị về con người, chuyên môn; nhưng về mặt thời điểm, đó là một thông điệp cho thấy Mỹ không muốn Trung Quốc thể hiện sự bành trướng, và cần các nước như Việt Nam lên tiếng", ông Lê Kế Lâm nói với Thanh Niên.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Trung Quốc xây nhà chứa máy bay chiến đấu trên Trường Sa Tờ Thời báo New York (The New York Times) ngày 8.8 đưa tin các bức ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc dường như đã xây xong các nhà chứa máy bay gia cố trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bài báo viết, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Obama...