Đô đốc Mỹ tố Trung Quốc muốn bá quyền ở Đông Á
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ hôm qua nhận định việc Trung Quốc điều động tên lửa, radar ra Biển Đông “đang làm thay đổi bối cảnh hoạt động” tại khu vực và Bắc Kinh muốn bá quyền ở Đông Á.
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc “rõ ràng đang quân sự hóa” Biển Đông, Reuters dẫn lời Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. “Chỉ có người tin Trái Đất phẳng mới nghĩ khác”.
Đô đốc Harris đưa ra bình luận ngay trước khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Washington. “Tôi tin Trung Quốc muốn bá quyền ở Đông Á”, ông nói khi được hỏi về mục đích của Trung Quốc.
Theo ông Harris, Trung Quốc đang tiếp tục leo thang căng thẳng ở Biển Đông bằng các đợt điều động mới. Việc Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối đất, đất đối không tới đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, và đưa radar đến đá Châu Viên, xây đường băng dài 3 km trên đá Subi, đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa, đang thay đổi quan điểm của ông về bối cảnh hoạt động ở Biển Đông.
Video đang HOT
Trả lời một câu hỏi, ông Harris cho biết các tên lửa chống hạm DF-21 và DF-26 của Trung Quốc có thể tạo ra mối đe dọa đối với tàu sân bay Mỹ nhưng các tàu Mỹ “đủ khả năng để làm việc cần làm trong vấn đề này”. Ông cũng ủng hộ hoạt động tuần tra trên biển và trên không thường xuyên để khẳng định quyền tự do đi lại ở Biển Đông.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở ở Washington, Mỹ, ngày 22/2 cho biết những hình ảnh chụp vào cuối tháng 1 cho thấy Bắc Kinh có thể đã bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo.
Hệ thống radar sẽ giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể khả năng giám sát hoạt động trên biển và trên không dọc theo vùng phía nam Biển Đông, theo báo cáo của CSIS.
Truyền thông Mỹ tuần trước công bố ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để phản đối động thái xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng này.
Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đề nghị lưu hành chính thức công hàm nói trên.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ngoại trưởng Kerry trong phiên điều trần trước quốc hội ngày 16/2 nói quân sự hóa các cơ sở ở Biển Đông không đóng góp cho nỗ lực giải quyết tranh chấp trên biển và Washington khuyến khích sử dụng biện pháp hòa bình cho những tranh chấp như vậy.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc bị nghi đặt radar tần số cao tại Trường Sa
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã bố trí một hệ thống radar mới trên đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã triển khai radar tần số cao ở đá Châu Viên, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Gregory Poling, người đứng đầu Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết những hình ảnh chụp vào cuối tháng một cho thấy Bắc Kinh có thể đã bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép.
"Nếu đó thực sự là radar tần số cao, nó sẽ làm gia tăng khả năng của Trung Quốc trong việc giám sát các tàu và máy bay" ở Biển Đông,Washington Post trích dẫn bình luận của ông Poling. "Đá Châu Viên là nơi hợp lý để đặt thiết bị như vậy vì nó nằm ở vị trí cực nam trong số các thực thể Trung Quốc cải tạo tại quần đảo Trường Sa. Điều này có nghĩa nó là nơi tốt nhất để bố trí radar cảnh báo sớm về tàu hoặc máy bay đi từ eo biển Malacca và các khu vực khác ở phía nam như Singapore", ông viết.
"Radar sẽ đóng vai trò rất quan trọng nếu Trung Quốc thực hiện chiến lược chống tiếp cận khu vực, nhằm làm giảm khả năng hoạt động tự do của Mỹ" tại Biển Đông, bao gồm cả việc đưa lực lượng đến Biển Đông trong trường hợp nổ ra khủng hoảng tại Đông Bắc Á, Poling bình luận.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông. Nước này tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền bằng các hoạt động cải tạo và xây dựng phi pháp trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Truyền thông Mỹ tuần trước công bố ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để phản đối động thái xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng này. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng có công hàm gửi Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đề nghị lưu hành chính thức công hàm nói trên.
7 đá Trung Quốc cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồ họa:The Diplomat
Phương Vũ
Theo VNE
Nhật quan ngại trước tin Trung Quốc điều tên lửa ra Hoàng Sa Tokyo bày tỏ quan điểm khi truyền thông Mỹ đưa tin Bắc Kinh điều tên lửa, khẳng định không chấp nhận hành động vì mục đích quân sự ở Biển Đông. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: Bloomberg Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản hôm nay cho rằng Trung Quốc đang tìm cách thay đổi...