Đô đốc Mỹ: Mỹ cần duy trì lực lượng chiến đấu đáng tin cậy
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên từ sau phán quyết của Tòa Trọng tài về tranh chấp biển Đông.
Đô đốc Harry Harris (ảnh) , Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, cho biết ông không muốn nói đến chuyện người thắng-kẻ thua từ khi phán quyết trọng tài được công bố.
Báo Wall Street Journal cho biết vị đô đốc 60 tuổi này nhấn mạnh Mỹ và các đối tác không có quyền thực hiện phán quyết trọng tài “nhưng chúng tôi có thể thể hiện thái độ ủng hộ phán quyết” bằng các tuyên bố và tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Đô đốc Harry Harris nhận xét phán quyết trọng tài đã giúp giảm thiểu “vài vấn đề mù mờ” trong yêu sách chủ quyền trên biển Đông và hành động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc. Phán quyết trọng tài đã khẳng định “đường chín đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Video đang HOT
Đô đốc Harry Harris ghi nhận sau phán quyết trọng tài, thái độ hành xử của Trung Quốc vẫn chưa thay đổi ở bãi cạn Scarborough. Trung Quốc chưa khởi công xây dựng gì tại đây sau khi Tổng thống Obama cảnh cáo Bắc Kinh. Riêng Đô đốc Harry Harris đã điều máy bay A-10 đến khu vực này.
Tướng bốn sao Harry Harris tỏ ý hài lòng khi các nước bạn bè của Mỹ đã cảm thấy an tâm với chính sách tái cân bằng của Mỹ. Quân đội Mỹ đã thúc đẩy chuyển 60 % khả năng không quân và hải quân đến Thái Bình Dương từ năm 2020. Hải quân Mỹ đang đóng 308 tàu chiến so với năm năm trước chỉ có 287 tàu dù ngân sách quốc phòng không tăng.
Trao đổi với báo Wall Street Journal , Đô đốc Harry Harris nhấn mạnh: “Chúng ta cần duy trì lực lượng chiến đấu đáng tin cậy”. Ông gọi các tài sản như máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, khả năng tình báo, tàu ngầm là “lợi thế lớn nhất mà chúng ta có khi đối mặt với bất kỳ kẻ thù nào”.
Trung Quốc luôn đổ thừa Mỹ gây căng thẳng trên biển Đông. Dưới mắt Bắc Kinh, “kẻ ác” cụ thể chính là Đô đốc Harry Harris. Năm ngoái, ông đã từng cảnh báo Bắc Kinh đang xây “vạn lý trường thành trên cát” trên biển Đông.
Đô đốc Harry Harris có cha người Mỹ và mẹ người Nhật. Báo chí Trung Quốc đã khai thác thông tin để chứng minh “ý đồ xấu” của Mỹ. Tân Hoa xã từng viết: “Để hiểu thái độ hung hăng tăng dần của Mỹ ở biển Đông, không thể quên huyết thống, nguồn gốc xuất thân, xu hướng chính trị và giá trị của Đô đốc Harry Harris”.
KHÔI VIỆT
Theo PLO
Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông để bao quát cả vũ trụ, Mặt trăng
Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách tạo lập một "cái ao nhà" ở Biển Đông để bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, đảm bảo các tàu sân bay trong tương lai và đội tàu đổ bộ của Trung Quốc có thể tiếp cận các vùng biển trên thế giới, báo Washingtontimes nhận định.
Theo Washingtontimes trong bối cảnh Trung Quốc đang tích cực hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc quân sự thế giới, Mỹ phải có đủ lực lượng triển khai cùng các đồng minh để Trung Quốc thấy rõ rằng Mỹ sẵn sàng đáp trả mọi hành vi gây hấn của Trung Quốc và đây chính là nguyên tắc cốt lõi của biện pháp răn đe.
Washingtontimes nhận định, điều cần làm hiện nay là các bên liên quan phải kiềm chế và xem xem liệu phản ứng tiêu cực của quốc gia này với phán quyết của Tòa Trọng tài hôm 12.7 sẽ đe dọa các nền dân chủ như thế nào. Tòa Trọng tài đã bác bỏ hoàn toàn "Đường lưỡi bò", cũng như phủ nhận tính pháp lý của hòn đảo nhân tạo mới mà Bắc Kinh xây dựng trên Đá Vành Khăn, trong Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Để ngăn chặn các tham vọng quân sự và chống dân chủ của Trung Quốc, điều mấu chốt hiện nay đó là Mỹ cần dẫn dắt các nước châu Á vạch ra một chiến lược ở Biển Đông nhằm đảm bảo an ninh cho khu vực vốn rất quan trọng với Mỹ và các đồng minh này.
Trung Quốc có thể sẽ lấn lướt trên Biển Đông bằng các cụm tàu sân bay.
Trong số các hành động của Trung Quốc, đáng chú ý nhất phải kể đến việc xây dựng 7 căn cứ mới ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã đưa các vũ khí mới tới các cơ sở này, tỏ rõ tham vọng tương tự trên Bãi cạn Scarborough, xây dựng các hệ thống mạng lưới thông tin mới để hỗ trợ việc triển khai các loại vũ khí tấn công và giờ đang đe dọa thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ), cũng như tiến hành các hoạt động "tuần tra" quân sự lớn hơn.
Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc không đơn thuần chỉ là khẳng định các quyền lịch sử, mà tham vọng của nước này là kiểm soát Biển Đông. Để hiện thực hóa tham vọng này, Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách tạo lập một "cái ao nhà" ở Biển Đông để bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, đảm bảo các tàu sân bay trong tương lai và đội tàu đổ bộ của Trung Quốc có thể tiếp cận các vùng biển trên thế giới, gây sức ép chiến lược lớn hơn đối với Đài Loan và đảm bảo khả năng tiếp cận vũ trụ và Mặt trăng từ căn cứ vũ trụ mới xây dựng trên đảo Hải Nam.
Bắc Kinh cũng dự định kết nối các căn cứ ở Biển Đông với các cơ sở quân sự đặt tại Ấn Độ Dương trong tương lai để bảo vệ sườn phía Nam của hành lang kinh tế-chính trị nối liền Trung Quốc với vùng Trung Á và châu Âu, phù hợp với chiến lược "Một Vành đai, Một Con đường" mà Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Theo Danviet
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế ủng hộ phán quyết vụ kiện Biển Đông Ngày 04.8.2016, Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) đã ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Trong tuyên bố, IADL nhấn mạnh "Tòa trọng tài đã bác bỏ yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc...