Đô đốc Mỹ muốn nâng cấp lá chắn Guam đối phó tên lửa Trung Quốc
Chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ muốn triển khai lá chắn Aegis Ashore tại Guam để đối phó tên lửa Trung Quốc.
“ Hệ thống chiến đấu Aegis Ashore Baseline 10 nên trở thành xương sống trong mạng lưới phòng thủ tại Guam. Công nghệ này đã có sẵn và có thể vận hành vào năm 2026″, đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hải quân Mỹ, cho biết hôm 21/7.
Đô đốc Davidson cho rằng Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) bố trí tại Guam hiện nay và các tàu chiến mang hệ thống chiến đấu Aegis không đủ sức đánh chặn đòn tập kích bằng tên lửa của Trung Quốc, buộc Mỹ phải triển khai lá chắn Aegis Ashore trên đất liền.
“Khi chứng kiến mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, dù là tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền hay tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ trên biển và trên không, bạn sẽ nhận thấy nhu cầu sở hữu lá chắn 360 độ và hoạt động 24/7 để bảo vệ Guam”, ông nói.
Video đang HOT
Hệ thống Aegis Ashore Mỹ bắn thử tại Hawaii hồi năm 2018. Ảnh: MDA.
Davidson hồi đầu năm nay kêu gọi quốc hội Mỹ đầu tư 20 tỷ USD trong 6 năm tới nhằm đạt mục tiêu trong Chiến lược Phòng thủ Quốc gia được Lầu Năm Góc đệ trình, trong đó nhấn mạnh lưới phòng thủ Guam là “ưu tiên số một” của ông.
Aegis Ashore là phiên bản trên đất liền của hệ thống lá chắn tên lửa Aegis phát triển cho tàu mặt nước Mỹ và đồng minh. Nó nằm trong chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo tại châu Âu dưới thời chính quyền cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, nhằm đối phó mối đe dọa từ các đối thủ của Mỹ. Hai hệ thống Aegis Ashore đang được triển khai tại Romania và Ba Lan, được kết nối với một số chiến hạm tiền phương để tạo thành lá chắn đối phó tên lửa của Iran.
Phiên bản Baseline 10 trang bị radar AN/SPY-6 mạnh gấp nhiều lần hệ thống AN/SPY-1 trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderoga trong biên chế hải quân Mỹ. Nhà sản xuất Raytheon tuyên bố AN/SPY-6 có khả năng phát hiện mục tiêu nhỏ hơn một nửa và ở khoảng cách gấp đôi mẫu AN/SPY-1D(V) mới nhất.
Chiến hạm đầu tiên mang hệ thống Aegis Baseline 10 là USS Jack H. Lucas, tàu khu trục đầu tiên thuộc lớp Arleight Burke thế hệ ba (Flight III), dự kiến được biên chế vào năm 2023.
Đảo Guam có vai trò chiến lược quan trọng, là nơi Mỹ đặt nhiều căn cứ không quân và hải quân lớn trên Thái Bình Dương. Căn cứ Andersen là nơi đóng quân thường trực của các đơn vị oanh tạc cơ chiến lược, giúp không quân Mỹ vươn tầm hoạt động đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều đó khiến Guam trở thành một trong các mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc và Triều Tiên nếu nổ ra xung đột với Mỹ.
Nhật muốn phát triển vũ khí đánh phủ đầu
Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất phát triển vũ khí đánh phủ đầu để loại bỏ mối đe dọa, thay vì bố trí lá chắn tên lửa Aegis Ashore.
Đề xuất của ông Abe là một trong những phương án được đưa ra nhằm thay thế lá chắn Aegis Ashore, tổ hợp hiện đại được bố trí trên đất liền để đánh chặn tên lửa đối phương. Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật có thể lựa chọn phương án cuối cùng trước tháng 10 năm nay, theo NHK.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono hôm nay cho biết mua sắm vũ khí cho phép tấn công căn cứ tên lửa đối phương cũng là một phương án được Tokyo xem xét nhằm cải thiện năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Các động thái này được đưa ra sau khi ông Kono hôm 16/6 bất ngờ thông báo hoãn triển khai hai hệ thống Aegis Ashore do khó khăn về tài chính và vấn đề kỹ thuật. Quyết định này khơi mào các cuộc tranh luận trong chính phủ và truyền thông Nhật về phát triển năng lực tấn công lãnh thổ đối phương nhằm đối phó mối đe dọa từ chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên, cũng như hoạt động quân sự của Trung Quốc.
Tiêm kích Nhật mang mô hình tên lửa siêu thanh XASM-3 dưới cánh. Ảnh: JASDF.
Trước khi chính phủ Nhật quyết định triển khai hệ thống Aegis Ashore hồi năm 2018, nhiều nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền cho rằng tấn công căn cứ tên lửa đối phương không vi phạm hiến pháp hòa bình vì đây được coi là hành động tự vệ.
Điều đó thúc đẩy Tokyo đặt mua hàng loạt tên lửa hành trình JASSM-ER phóng từ máy bay với tầm bắn 1.000 km, cho phép tiêm kích hoạt động trên vùng biển gần Nhật Bản đánh trúng mục tiêu trong lãnh thổ Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng chúng chỉ hiệu quả với mục tiêu cố định, khó phát huy hết uy lực với các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động nếu thiếu năng lực trinh sát và dẫn bắn qua vệ tinh.
Việc theo đuổi chiến lược tung đòn phủ đầu cũng dẫn tới thay đổi đáng kể và dễ gây tranh cãi về chính sách quốc phòng Nhật Bản, gây lo ngại cho các nước láng giềng. Mỹ, đồng minh lớn nhất của Nhật, dường như cũng không hài lòng khi Tokyo xây dựng năng lực tiến công độc lập.
Những giải pháp thay thế Aegis Ashore có thể gồm tăng số máy bay cảnh báo sớm, hoặc triển khai máy bay không người lái (UAV) có khả năng giám sát các trận địa tên lửa và tấn công nếu phát hiện nguy cơ về một vụ phóng đe dọa lãnh thổ Nhật Bản.
Nếu không tìm ra được phương án thế chỗ Aegis Ashore, Tokyo sẽ phải trông đợi vào 7 tàu khu trục trang bị lá chắn Aegis và các hệ thống phòng không Patriot. Sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc đang buộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) phân tán hạm đội tàu chiến Aegis, gây suy giảm khả năng bảo vệ đất liền trước mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên.
Nhật Bản nêu lý do từ bỏ hệ thống phòng thủ của Mỹ Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo quá trình triển khai đã buộc phải dừng lại do an nguy của cộng đồng dân cư xung quanh không được đảm bảo. Hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất Aegis Ashore triển khai tại đảo Kauai (Hawaii). Ảnh: Kyodo Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Bộ Quốc phòng Nhật Bản...