Đô đốc Mỹ kêu gọi bổ sung nguồn lực đối phó Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương
Đô đốc Mỹ Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ- Thái Bình Dương, kêu gọi Washington tăng cường đầu tư cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm kiềm tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.
Đô đốc Philip Davidson (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Trong phiên điều trần ngày 12/2 trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện, Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, đã kêu gọi các cơ quan chiến lược của Washington tăng cường đầu tư tới khu vực trên để đối phó với tầm ảnh hưởng mở rộng của Trung Quốc về kinh tế và quân sự.
“Bằng cách gây ra các mối lo ngại và cưỡng ép, Bắc Kinh đang tìm cách bẻ cong, phá vỡ và thay thế trật tự quốc tế dựa trên quy tắc hiện tại. Với vị thế của mình, họ đang tìm cách tạo ra một trật tự quốc tế mới do Bắc Kinh dẫn đầu cùng với những “đặc điểm Trung Quốc”, nhằm thay thế sự ổn định và hòa bình đã tồn tại trong hơn 70 năm qua của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”, ông Davidson cho biết.
Ông Davidson cảnh báo rằng Trung Quốc đang trở thành “mối đe dọa chính” với lợi ích của Mỹ và các đồng minh thông qua việc hiện đại hóa quân đội trong 20 năm qua.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cáo buộc rằng phát biểu của ông Davidson nhằm tìm kiếm lý do cho sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng của Mỹ tại khu vực.
Video đang HOT
“Chúng tôi hy vọng các bên có liên quan sẽ không gây ra vấn đề và sẽ đóng góp cho sự ổn định và phát triển của khu vực”, bà Hoa phát biểu ngày 14/2.
Nhận định về hoạt động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Davidson nhấn mạnh rằng Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương cùng các đồng minh và đối tác trong khu vực sẽ đẩy mạnh hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải để Bắc Kinh hiểu rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận tuyên bố chủ quyền phi lý của họ tại khu vực.
Ông Davidson nhấn mạnh, ngân sách đầu tư nước ngoài của Mỹ của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương không đủ để đối phó với Trung Quốc. Vì vậy, ông kêu gọi Mỹ cần có cách tiếp cận với quy mô lớn hơn nhằm chống lại động thái dùng tài sản để đổi lấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.
Các chuyên gia quân sự cho rằng phát biểu của ông Davidson cho thấy Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương dường như đã nhận ra rằng chỉ hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải là chưa đủ để đối phó với tham vọng quân sự của Bắc Kinh trong khu vực.
Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu tại đại học Nanyangng, Singapore cho định rằng Mỹ cần một chiến lược rộng lớn hơn, phối hợp các công cụ với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác để chống lại những thách thức từ Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Rajeev Ranjan Chaturvedy, chuyên gia người Ấn Độ đang nghiên cứu tại đại học Nanyang, gợi ý rằng Mỹ nên tăng ngân sách cho sáng kiến nhằm đối đầu với tham vọng “Vành đai, con đường” của Trung Quốc.
Đức Hoàng
Theo Danviet/ SCMP
Mỹ tính đặt căn cứ quân sự gần Biển Đông đối phó Trung Quốc
Một tướng cấp cao của Mỹ cho biết họ đã bắt đầu cân nhắc và bàn bạc tới khả năng đặt căn cứ quân sự gần khu vực Biển Đông do các hoạt động quân sự hóa và bành trướng của Trung Quốc tại đây.
Đô đốc Philip Davidson (Ảnh: US Navy)
"Chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng tình hình Biển Đông đang thay đổi một cách nhanh chóng và chúng ta sẽ cần một cách tiếp cận mới. Điều này đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc với một vài địa điểm Mỹ chưa đặt căn cứ quân sự tại khu vực này. Chúng tôi đang bàn bạc với các đối tác và đồng minh về khả năng thiết lập những cơ sở này", Sputnik dẫn phát biểu của đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 12/2.
Ông Davidson nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không giữ lời hứa năm 2015 với cựu Tổng thống Barack Obama rằng Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa Biển Đông.
Từ đó tới nay, Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp các đảo nhân tạo, đưa tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa đất đối không và thiết bị tác chiến điện tử tới khu vực họ chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, theo ông Davidson.
Tướng Mỹ cho rằng hành động đưa khí tài và binh sĩ tới các thực thể ở Biển Đông cũng như việc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động trên biển và trên không là bằng chứng cho thấy họ đang có mục tiêu quân sự tại khu vực này.
Mỹ và các đồng minh vẫn đang thực hiện các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không đúng với pháp luật quốc tế tại Biển Đông, cũng như phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại đây.
Hai tàu khu trục của Mỹ hôm 11/2 đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm trái phép để làm nhiệm vụ tuần tra.
Anh, đồng minh thân thiết của Mỹ, ngày 11/2 cho biết nước này có kế hoạch sẽ điều tàu sân bay 4 tỷ USD HMS Queen Elizabeth mang theo các máy bay chiến đấu F-35 của Anh và Mỹ tới Biển Đông để "nắn gân" Trung Quốc.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết Anh đang thực hiện các kế hoạch nhằm thiết lập 2 căn cứ quân sự mới tại Caribe và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để thúc đẩy ảnh hưởng quân sự sau khi Anh rời liên minh châu Âu.
Ông Williamson từ chối tiết lộ các vị trí căn cứ quân sự tiềm tàng mới, nhưng một nguồn tin thân cận với ông cho hay các căn cứ mới có thể được đặt tại Singapore hoặc Brunei ở Biển Đông, hoặc Montserrat hoặc Guyana tại Caribe trong vòng 2 năm.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Mỹ cảnh báo "vạn lý trường thành" tên lửa của Trung Quốc trên Biển Đông Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ đã cảnh báo về "vạn lý trường thành" bằng tên lửa của Trung Quốc trên Biển Đông trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng có nhiều động thái cứng rắn trong khu vực. Đô đốc Philip Davidson (Ảnh: US Navy) Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ...