Đô đốc hải quân Trung Quốc đòi lập trạm radar trên Biển Đông
Phát biểu với truyền thông Trung Quốc hồi đầu tuần, chuẩn đô đốc hải quân nước này Yin Zhuo cho rằng việc lập các trạm radar và đài thu sóng trên các đảo mà Trung Quốc kiểm soát tại Biển Đông là cần thiết, để hỗ trợ cứu hỗ các vụ như MH370.
Ông Yin Zhuo (trái) tham dự hội nghị của CPPCC tại Bắc Kinh (Ảnh: CNS)
Thông tin được ông Yin Zhuo khẳng định với hãng thông tấn CNS hôm 9/3 vừa qua. Vị chuẩn đô đốc này khẳng định, việc lập các trạm radar và đài thu sóng trên Biển Đông sẽ hỗ trợ tốt hơn các chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ như vụ chuyến bay MH370 mất tích.
Ngày 8/3 năm ngoái, chuyến bay của Malaysia Airlines trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, với phần lớn hành khách là người Trung Quốc đã bị mất tích khi chuẩn bị tiến vào Biển Đông. Dữ liệu vệ tinh cho thấy máy bay đã chuyển hướng và được nhận định rơi xuống Ấn Độ Dương.
Yin khẳng định các trang thiết bị như trên có thể được sử dụng để theo dõi liên lạc giữa phi công và đài kiểm soát không lưu đối với các máy bay hoạt động trên không phận Biển Đông.
Vị sỹ quan này khẳng định Biển Đông là một tuyến hàng hải quốc tế trọng yếu, bởi 40% chuyến bay thương mại và tàu hàng phải đi qua khu vực này. Yin nhấn mạnh rằng, theo một quyết định của Tổ chức hàng hải quốc tế đưa ra năm 1985, Trung Quốc đại lục và Hồng Kông phải chịu trách nhiệm các chiến dịch cứu hộ ở khu vực phía Bắc vĩ tuyến số 10 và phía Tây kinh tuyến 124, vốn bao trùm toàn bộ Biển Đông.
Video đang HOT
Và do vậy, theo luận điệu của ông Yin, sự có mặt của Trung Quốc tại Biển Đông giữ vai trò thiết yếu bởi các nước láng giềng cũng đang đối mặt với các vấn đề an ninh truyền thông, như các vụ cướp biển và các nhóm tội phạm khác đang hoạt động bất hợp pháp trong khu vực, bao gồm hoạt động buôn lậu ma túy.
Yin tin rằng hải quân của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, và các cơ quan an toàn hàng hải khác của Trung Quốc cũng như Hồng Kông sẽ rất hữu ích trong việc đảm bảo hòa bình và thịnh vượng.
Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông, và tiếp tục tranh chấp với một loạt quốc gia khác như Philippines, Malaysia, Brunei, đảo Đài Loan và Việt Nam.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Want China Times
Học giả Bỉ: "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý
Trang tin điện tử EPI ngày 11/3 đã đăng một bài viết về hội thảo chủ đề Biển Đông vừa được Đại học Tự do Brussels (ULB) tổ chức ở thủ đô Brussels của Bỉ.
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập mà nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông (Nguồn: AFP/TTXVN)
Bài báo cho biết với chủ đề "Biển Đông: Nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế," hội thảo do giáo sư luật Erik Franck, thành viên của Tòa trọng tài thường trực (PCA) chủ trì và quy tụ hơn 100 học giả là các luật gia về biển, nguyên thẩm phán tòa án quốc tế về luật Biển, các nhà nghiên cứu Biển Đông hàng đầu thế giới hiện nay, cùng các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Bộ ngoại giao Bỉ.
Các học giả đặc biệt quan tâm tới yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đưa ra từ năm 2009 và nhận định rằng "đường lưỡi bò" hoàn toàn thiếu các cơ sở pháp lý và cho đến nay Trung Quốc cũng chưa viện dẫn được tài liệu nào để chứng minh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận theo 4 chủ đề về đánh bắt nguồn lợi thủy sản, lưu thông hàng hải, đảo và quần đảo và cuối cùng là các tranh chấp và giải pháp.
Theo bài báo, tại phiên bàn thảo về đánh bắt nguồn lợi hải sản, tiến sỹ Friedrich-Wieland, Trưởng bộ phận pháp lý thuộc Tổng vụ biển và đánh bắt hải sản của Ủy ban châu Âu (EC), cho rằng nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông đang bị khai thác cạn kiệt, tác động đến môi trường mà nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc thiếu phân định rõ ràng về chủ quyền.
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác của các bên liên quan, tránh các hành động đơn phương và phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
Những xáo trộn tại Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến giao thương hàng hải quốc tế, trong đó có lợi ích của châu Âu bởi 25% hàng hóa của EU được vận chuyển qua khu vực này.
Các hành động đơn phương cải tạo đảo hay thay đổi nguyên trạng các khu vực đang tranh chấp của Trung Quốc có thể đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, sự ổn định của khu vực cũng như không được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Bài báo nhấn mạnh các luật gia về biển cho rằng khi Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) chưa thể xử lý được vấn đề chủ quyền thì giải pháp đàm phán ngoại giao vẫn là ưu tiên hàng đầu, trong đó cần nhấn mạnh vai trò của ASEAN và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Việt Nam hay những nước như Philippines, Malaysia, Indonexia... cần nghiên cứu và tiếp tục viện dẫn luật pháp quốc tế để nêu quan điểm, yêu cầu bên liên quan giải quyết một cách bình đẳng trên cơ sở luật quốc tế.
Các luật gia cũng đặc biệt quan tâm đến diễn biến vụ kiện tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc mà kết quả dự kiến sẽ được đưa ra vào đầu năm 2016. Vụ kiện này sẽ đóng vai trò quan trọng để có thể xây dựng quy tắc ứng xử giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
Bài báo kết luận Biển Đông là một vấn đề chiến lược hàng đầu đối với các quốc gia Đông Nam Á liên quan và đối với cả Trung Quốc. Từ nhiều năm nay, nơi đây diễn ra các tranh chấp lãnh hải với những tuyên bố gây tranh cãi của các quốc gia vì Biển Đông chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thực tế và tiềm năng.
Mức độ địa chiến lược của vấn đề này đã vượt ra ngoài khu vực Đông Nam Á và có sự tham gia ngày càng tăng của các cường quốc nước ngoài.
Bài báo kết luận trong khi các tranh chấp có thể leo thang trong khu vực và trên toàn thế giới thì việc tìm kiếm một giải pháp đàm phán và giải quyết tranh chấp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Trung Quốc thách thức ASEAN bằng các hoạt động bồi đắp ở Biển Đông Với việc Trung Quốc tiếp tục các hành động cải tạo đất và xây dựng ở Biển Đông, triển vọng cho khu vực vẫn mờ mịt. Các hình ảnh cho thấy Trung Quốc thực hiện các hành động bồi đắp, xây dựng tại bãi đá Gaven ở Trường Sa. (Ảnh: IHS Jane's) Một loạt các bức ảnh gây sốc được Trung tâm chiến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm
Góc tâm tình
09:20:31 04/05/2025
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Du lịch
09:14:43 04/05/2025
Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành
Sức khỏe
09:07:53 04/05/2025
Phim lãng mạn Hàn chiếu 4 năm vẫn là siêu phẩm hay mỹ mãn trong lòng khán giả: Cặp chính đẹp đôi vô đối
Phim châu á
09:03:41 04/05/2025
Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?
Hậu trường phim
09:00:57 04/05/2025
Có chồng nhưng vẫn bao nuôi nhân tình, cô gái vì thiếu tiền đã dùng 80 căn hộ làm một điều
Netizen
08:59:47 04/05/2025
HÓNG: Cặp sao Vbiz bị team qua đường "tóm dính" chung chuyến bay, tin hẹn hò nay đã rõ?
Sao việt
08:57:14 04/05/2025
Hậu drama, Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ rời quê Quang Hải, lọt "cam thường" vẫn "ăn đứt" Doãn Hải My ở điểm này
Sao thể thao
08:54:34 04/05/2025
LazyFeel tiếp tục phong độ cao, T1 "nằm không cũng bị vạ lây"
Mọt game
08:53:12 04/05/2025
Võ Nữ Ngân Hà "hóa" Butterfly, fan Liên Quân trầm trồ không ngớt
Cosplay
08:37:08 04/05/2025