Đọ độ khủng của quân đội Mỹ-Nga-Trung

Theo dõi VGT trên

Mỹ, Nga và Trung Quốc đều là những siêu cường quân sự hàng đầu thế giới với lực lượng binh sĩ chuyên nghiệp, khí tài hiện đại và sức mạnh hỏa lực lớn. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu những người khổng lồ này bước vào cuộc chiến tay ba?

Máy bay tàng hình

Khác với Nga và Trung Quốc, Mỹ đã và đang sở hữu trong biên chế máy bay tàng hình F-22 vốn đã được thử lửa trong nhiều cuộc chiến và xung đột. Không chỉ có vậy, nước này cũng đang sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35, được cho là ưu việt nhiều lần hơn “Chim săn mồi”. Tuy nhiên, loại máy bay này vẫn trong quá trình thử nghiệm và đang gặp phải khá nhiều vấn đề, bao gồm mũ công nghệ cao cho phi công. Do đó, đảm nhiệm chiến trường trên không của Mỹ sẽ vẫn là F-22.

Đọ độ khủng của quân đội Mỹ-Nga-Trung - Hình 1

“Chim săn mồi” F-22

Về phía mình, Trung Quốc đang phát triển 4 loại phi cơ tàng hình khác nhau là J-31, J-20, J-23 và J-25. Chiếc J-31 được giới thiệu trong 1 buổi trình diễn hàng không hồi năm 2014 hiện đang là loại máy bay hiện đại nhất được phát triển. Trong khi đó, J-20 – phi cơ được quảng cáo là đối thủ của F-35, đã được biên chế trong không quân. Đây sẽ là các đại diện của Trung Quốc trong cuộc chiến tay ba giành quyền kiểm soát bầu trời do các dự án J-23 và J-25 được nhiều chuyên gia đánh giá chỉ là sản phẩm truyền thông nhà nước chứ không hề tồn tại.

Đọ độ khủng của quân đội Mỹ-Nga-Trung - Hình 2

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20

Còn về phía Nga, nước này chỉ đang phát triển 1 loại máy bay tàng hình duy nhất là T-50 (hay còn được gọi là PAK FA). Tuy có khả năng tàng hình kém hơn, thế nhưng chiếc “ xe tăng bay” này lại cơ động hơn, biến nó thành 1 đối thủ “khó nhằn” với F-22. Được biết, T-50 sẽ được quân đội Nga biên chế vào năm 2018.

Đọ độ khủng của quân đội Mỹ-Nga-Trung - Hình 3

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 (PAK FA)

Người có khả năng dành chiến thắng cao nhất: Hiện tại, các mẫu máy bay của Nga và Trung Quốc vẫn chưa có cơ hội “thử lửa”. Do đó, F-22 có vẻ sẽ là “chiếu trên” trong cuộc chiến không quân nhờ kinh nghiệm thực chiến của mình

Xe tăng

Từ khi được đưa vào biên chế, xe tăng chủ lực M-1 Abrams của quân đội Mỹ đã trải qua nhiều lần nâng cấp khác nhau. Ngoài trừ đạn pháo, hầu hết các thành phần của xe như giáp, hệ thống vũ khí và hệ thống truyền lực,…đều được cả tiến. M-1 Abrams sở hữu pháo nòng 120mm, hệ thống điện tử và điều khiển vũ khí tốt, cấu hình giáp mạnh mẽ bao gồm uranium, Kevlar, giáp phản ứng nổ và các lớp giáp Chobham.

Đọ độ khủng của quân đội Mỹ-Nga-Trung - Hình 4

M1 Abrams

Video đang HOT

Trong khi đó, Nga đã hoàn tất phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và sẽ bàn giao lục quân 2300 chiếc vào năm 2020. Tuy nhiên, dường như T-90A vẫn sẽ là lực lượng chủ đạo của Nga trong cuộc chiến tay ba với Mỹ và Trung Quốc. T-90A có khả năng tự động nạp đạn, trang bị giáp phản ứng nổ, 1 súng máy điều khiển gián tiếp và 1 pháo chính 125mm có khả năng bắn tên lửa chống tăng. Đây sẽ là 1 “quái thú” trên chiến trường khiến đối thủ phải run sợ.

Đọ độ khủng của quân đội Mỹ-Nga-Trung - Hình 5

T-90A

Giống với Nga, Trung Quốc cũng có vài mẫu xe tăng trong biên chế và còn đang phát triển thêm các mẫu mới. Đại diện chính của nước này sẽ là Type 99. Loại tăng của Trung Quốc sở hữu 1 pháo nòng trơn 125mm có khả năng bắn tên lửa chống tăng, tự động nạp đạn. Type 99 đã được nâng cấp giáp phản ứng nổ và được cho là có khả năng chống chịu gần tương đương xe tăng của phương Tây và Nga.

Đọ độ khủng của quân đội Mỹ-Nga-Trung - Hình 6

Type 99

Người có khả năng dành chiến thắng cao nhất: nếu chỉ nhìn vào hệ thống vũ khí, cả 3 bên đều ngang ngửa nhau. Tuy nhiên, người Mỹ có lợi thế về số lượng có sẵn cũng như binh sĩ được huấn luyện tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm tham gia chiến đấu nhiều hơn so với đối thủ.

Tàu chiến mặt nước

Với hạm đội hải quân hùng mạnh nhất thế giới mà trái tim là 10 tàu sân bay, nước Mỹ hoàn toàn có thể tự tin rằng mình là bá chủ trên biển. Tuy nhiên trong thực tế, số lượng lớn cùng với công nghệ hiện đại cũng khó có thể giúp Mỹ áp đảo hải quân Trung và Nga nếu phải chiến đấu trên vùng nước của đối thủ.

Đọ độ khủng của quân đội Mỹ-Nga-Trung - Hình 7

Tuy vẫn đang chật vật hiện đại háo hải quân, thế nhưng màn trình diễn của tên lửa hành trình Kalibr trong chiến dịch tiêu diệt IS tại Syria đã cho thấy, các tàu của Nga đều thuộc dạng “nhỏ nhưng có võ”. Phiên bản đối hạm của Kalibr được cho là có sức mạnh tương tự bản đối đất và nếu được khai hỏa với số lượng lớn, tên lửa của Nga có thể vượt qua được hệ thống phòng thủ tàu của Mỹ như Phalanx. Ngoài ra, Nga còn sở hữu hệ thống tên lửa hành trình Club-K đối hạm vốn có thể ngụy trang trong các container chở hàng.

Đọ độ khủng của quân đội Mỹ-Nga-Trung - Hình 8

Tương tự, Trung Quốc cũng đang cách mạng hóa lực lượng vũ trang biển của mình. Lực lượng Tuần duyên Trung Quốc hiện đang nhận được các loại tàu có độ choán nước lớn và được vũ trang hạng nặng. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc đang biên chế hàng trăm tàu mặt nước trang bị tên lửa và vũ khí hiện đại, có cảm biến ngang ngửa tàu Mỹ.

Đọ độ khủng của quân đội Mỹ-Nga-Trung - Hình 9

Người có khả năng dành chiến thắng cao nhất: nếu như ở “sân nhà” hay các vùng biển quốc tế, nước Mỹ sẽ là người kiểm soát mặt biển. Tuy nhiên, nếu ở “sân khách”, chỉ cần 1 sai lệch nhỏ trong kế hoạch chiến đấu, Hải quân Mỹ sẽ chịu thiệt hại cực kỳ nặng nề.

Tàu ngầm

Hải quân Mỹ hiện đang sở hữu 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo (mỗi tàu mang theo 20 quả tên lửa hạt nhân có khả năng xóa sổ hoàn toàn 1 thành phố), 4 tàu tên lửa hành trình (mỗi tàu mang theo 154 tên lửa hành trình Tomahawk) và 54 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Đó là “nắm đấm sắt” hiện đại, uy lực và không thể bị ngăn chặn của Mỹ.

Về phía mình, dù chỉ có tổng cộng 60 chiếc, thế nhưng các tàu ngầm của Nga cũng cực kì mạnh mẽ. Về khả năng tàng hình, các tàu ngầm hạt nhân của Moscow có thể sánh ngang với đối thủ phương Tây trong khi các tàu điện diesel được mệnh danh là “hố đen” không thể bị phát hiện. Ngoài ra, Nga cũng đang phát triển thế hệ vũ khí dành cho tàu ngầm mới, trong đó có cả ngư lôi hạt nhân có sức nổ 100 megaton – đủ để hủy diệt cả 1 thành phố. Không chỉ có vậy, thủy thủ Nga cũng là những người đầy kinh nghiệm trong việc vận hành tàu ngầm.

Trong lĩnh vực này, Trung Quốc dường như là bên yếu thế nhất. Nước này chỉ có 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 53 tàu ngầm tấn cộng điện diesel và 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang cố gắng để khắc phục đặc điểm chí mạng của mình: dễ bị phát hiện.

Người có khả năng dành chiến thắng cao nhất: Xét về khả năng tấn công mặt đất hay đối đầu trực tiếp, hạm đội tàu ngầm Mỹ vẫn là bên có lợi thế hơn. Tuy nhiên, khoảng cách sức mạnh không phải là lớn và đang nhanh chóng thu hẹp dần. Theo các nhà quan sát quân sự, chẳng mấy chốc, sẽ không nơi nào là an toàn với các tàu ngầm của nước này nữa.

Tổng kết

Nếu xét về mọi mặt như số lượng, công nghệ và kinh nghiệm, có vẻ như nước Mỹ sẽ dành thế thượng phong trong 1 cuộc chiến tay ba lịch sử. Tuy nhiên, rất khó để dự đoán được liệu Washington có thể duy trì điều này trong suốt cuộc chiến hay không. Dù đi sau, Nga và Trung Quốc đang phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy và sẽ nhanh chóng bắt kịp Mỹ. Khi ấy, có lẽ đây sẽ là 1 bài toàn không có lời giải?

Theo Danviet/Mai Đại (Tổng hợp)

Chiến đấu cơ Nga, TQ "áp đảo" trên bầu trời châu Âu

Nga và Trung Quốc thách thức vị thế thống trị bầu trời của phương Tây bằng các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới, buộc Mỹ và đồng minh phải nghiên cứu các phương án nâng cấp và chế tạo máy bay mới

Chiến đấu cơ Nga, TQ áp đảo trên bầu trời châu Âu - Hình 1

Tiêm kích Sukhoi T-50 của Nga.

Hơn 2 thập kỷ qua, chiến đấu cơ Mỹ và đồng minh châu Âu hầu như thống trị bầu trời. Nhưng ngày nay, vị thế này đang bị lung lay dữ dội khi Nga và Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào các loại vũ khí mới, thách thức ưu thế đó, đe dọa dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới.

Việc nâng cấp trang thiết bị vũ khí diễn ra trong bối cảnh Moscow tăng cường phô trương sức mạnh tại các điểm nóng trên thế giới như Đông Âu và Trung Đông còn Bắc Kinh là ở Biển Đông

"Thách thức lớn nhất đối với không quân Mỹ là sự lớn mạnh của các đối thủ tiềm tàng với năng lực quân sự hiện đại", Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng David Goldfein phát biểu hồi tháng 6.

Hai tháng sau đó, Mỹ tuyên bố tiêm kích F-35 đã sẵn sàng chiến đấu với khả năng thực hiện các cuộc tấn công chính xác. Đây là dấu ấn của quân đội phương Tây kể từ chiến dịch ném bom của NATO ở Bosnia vào những năm 1990.

Tiêm kích F-22, vốn được coi như Ferrari trên bầu trời chỉ mới được đưa vào thực chiến những năm gần đây. Được thiết kế với khả năng bắn hạ đối phương khi đang bay với vận tốc nhanh gấp hai lần âm thanh, F-22 gần đây còn được biến đổi thành máy bay ném bom và thu thập thông tin tình báo bên trên lãnh thổ đối phương.

Chiến đấu cơ Nga, TQ áp đảo trên bầu trời châu Âu - Hình 2

Chiến đấu cơ Su-35 Nga đang thể hiện ưu thế vượt trội trên chiến trường.

Hơn ba phần tư phi đội chiến đấu cơ còn lại của Mỹ đã xuất hiện từ thập niên 70. Không quân Mỹ đã sử dụng F-15 từ năm 1975. Còn máy bay chiến đấu F-16 đi vào hoạt động từ năm 1979, F/A-18 được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1978.

Những máy bay "đã có tuổi" này vẫn là xương sống trong đơn vị quân đội nhiều quốc gia đồng minh châu Á và châu Âu, bên cạnh Rafale của Pháp và Eurofighter.

Trong khi đó, Nga có kế hoạch đưa vào sử dụng chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên, mang tên PAK FA (T-50) vào năm 2018. Máy bay thế hệ 5 hai động cơ này được thiết kế hoạt động linh hoạt và trang bị các thiết bị điện tử tối tân nhằm phát hiện chiến đấu cơ đối phương từ khoảng cách xa. Nga cũng đã triển khai các máy bay chiến đấu Su-34 và Su-35 tối tân nhất tới Syria.

Trung Quốc vốn phải phụ thuộc vào thiết kế của Nga từ những máy bay cũ cho đến máy bay chế tạo nhờ mua bản quyền. Nhưng nước này cũng bắt đầu thay đổi với các dự án riêng. Bản đánh giá thường niên sức mạnh quân đội Trung Quốc được Lầu Năm Góc công bố nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh "đang nhanh chóng lấp dần khoảng cách năng lực với các lực lượng không quân phương Tây".

Chiến đấu cơ Nga, TQ áp đảo trên bầu trời châu Âu - Hình 3

Chiến đấu cơ J-31 Trung Quốc trông khá giống với F-35 Mỹ.

Điển hình là chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc được thiết kế giống với F-22 của Mỹ. J-20 đã bay thử nghiệm vào năm 2011 nhưng đến nay chưa được đưa vào biên chế. Chỉ một năm sau, Bắc Kinh bắt đầu cho thử nghiệm mẫu FC-31 gần giống với F-35 của Mỹ.

Hiện tại, các máy bay tàng hình của Mỹ vẫn giữ vị thế số 1 trong khi Nga và Trung Quốc vẫn còn đang tập trung phát triển. Nhưng không chỉ chiến đấu cơ tạo ra mối lo ngại. Bắc Kinh và Moscow cũng tập trung phát triển các hệ thống phòng không tối tân. Nga khẳng định tên lửa S-400 đủ sức bắn hạ máy bay đối phương ở khoảng cách lên tới 380 km, gấp đôi tầm bắn của phiên bản trước đó.

Hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đưa S-400 tới bán đảo Crimea. Ngoài ra, Moscow cũng đang rao bán hệ thống phòng không mới cho đối tác nước ngoài. Trung Quốc hồi đầu năm nay ngang nhiên triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 tới quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mặc dù trước phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực, Bắc Kinh đã rút các hệ thống phòng không này.

Chiến đấu cơ Nga, TQ áp đảo trên bầu trời châu Âu - Hình 4

Chiến đấu cơ F-35b áp sát máy bay tiếp nhiên liệu KC-130J ngày 1.7.2016.

Đối phó với những mối đe dọa mới, Lầu Năm Góc đang phân tích yêu cầu chiến đấu, để đưa ra những gợi ý cụ thể về tên lửa tầm xa hoặc các vũ khí có thể giúp máy bay Mỹ tấn công mục tiêu ở ngoài phạm vi nguy hiểm.

Trong giai đoạn dài hạn đến năm 2035, không quân và hải quân Mỹ muốn đưa ra kế hoạch thay thế các mẫu chiến đấu cơ cũ bằng máy bay chiến đấu thế hệ mới hiện đại hơn. Các công ty quốc phòng lớn như Lockheed Martin và Northrop Gruman đã bắt đầu phác thảo bản vẽ chiến đấu cơ của tương lai. Việc tái sản xuất tiêm kích F-22 với hệ thống tác chiến điện tử mới cũng đang được cân nhắc.

Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh nước này đã có kế hoạch nâng cấp kỹ thuật để sáng ngang với Mỹ và Pháp. Theo đó, Anh sẽ mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Đức cũng muốn thay thế lực lượng máy bay chiến đấu lỗi thời Tornado, vốn đã hoạt động 37 năm qua.

Pháp cũng đang có kế hoạch thiết kế máy bay mới và nâng cấp phi đội Rafale để có thể chiến đấu hiệu quả trước các mối đe dọa gia tăng.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Clade 1
05:48:15 18/11/2024
Tiết lộ thời điểm Ukraine ra đòn tấn công tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Liên bang Nga
17:42:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Nga triển khai tấn công tên lửa và UAV dữ dội nhất vào cơ sở hạ tầng Ukraine

20:10:43 18/11/2024
Theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, dù các nhà máy điện hạt nhân không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng nhiều trạm biến áp đã chịu thiệt hại nặng nề.

Israel đã phá hủy cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật của Iran?

19:53:19 18/11/2024
Cuộc tấn công của Israel vào Iran ngày 26.10 đã phá hủy một cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật đang hoạt động tại khu quân sự Parchin ở miền nam Iran, theo Axios dẫn lời giới chức Mỹ và Israel.

Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử

19:29:39 18/11/2024
Con số trên do chiến dịch tranh cử của bà Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, theo Bloomberg hôm nay 16.11.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Chi phí sinh hoạt tăng khiến nhiều người đơn thân ở Hàn Quốc phải làm thêm

17:46:28 18/11/2024
Cuộc khảo sát này, được thực hiện trực tuyến đối với 2.000 hộ gia đình đơn thân, trong độ tuổi từ 25 đến 59, cư trú tại thủ đô và vùng thủ đô Seoul hoặc các thành phố lớn khác ở Hàn Quốc.

Hủy ý tưởng xây tuyến đường sắt ở núi Phú Sĩ

17:44:24 18/11/2024
Trước đó, chính quyền tỉnh Yamanashi đã xem xét khả năng xây dựng tuyến đường sắt nhẹ, phục vụ khách du lịch di chuyển đến trạm số 5 nói trên - nơi mà nhiều người lựa chọn để bắt đầu hành trình leo núi Phú Sĩ.

Kinh tế Mỹ trở nên khó đoán định sau bầu cử

17:24:39 18/11/2024
Một số nhà kinh tế hiện cho rằng kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với sự gia tăng của lạm phát nếu ông Trump thực hiện đầy đủ các cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình.

Tương lai của các 'lan can bảo vệ' quan hệ Mỹ - Trung khi ông Trump nắm quyền

17:23:15 18/11/2024
Tuy nhiên, ông Donald Trump đang trở lại ghế tổng thống với một đội ngũ nhiệm kỳ thứ hai được tập hợp nhanh chóng, bao gồm nhiều nhân vật quan trọng, trung thành và có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.

Đảng cầm quyền ở Senegal giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội

16:22:15 18/11/2024
Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo của phe đối lập là Thị trưởng thủ đô Dakar, ông Barthelemy Dias và lãnh đạo đảng Gueum Sa Bopp Les Jambars, ông Bougane Gueye Dany đã chúc mừng chiến thắng của đảng Pastef.

Tổng thống Mỹ J.Biden có chuyến thăm lịch sử đến rừng nhiệt đới Amazon

16:20:54 18/11/2024
Ông Biden cũng nhấn mạnh cam kết đối với việc bảo tồn khu vực rừng Amazon. Tổng thống Biden cho biết Mỹ đang hướng tới chi 11 tỷ USD vào quỹ tài trợ khí hậu quốc tế trong năm nay, tăng gấp 6 lần so với khi ông bắt đầu nhiệm kỳ.

Nhật Bản, Peru nhất trí đảm bảo chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu

16:19:00 18/11/2024
Peru là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất đồng, trong khi Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với kim loại công nghiệp quan trọng này.

Có thể bạn quan tâm

Tiền đạo Neymar quay về nguồn, thời đã điểm

Sao thể thao

20:26:39 18/11/2024
Tiền đạo Neymar sẽ tìm về cội nguồn Santos, nơi anh rời để đến Barcelona. Nhận lương khủng tại Al Hilal, nhưng tiền đạo Neymar cứ liên tục chấn thương, có thể hai bên sẽ giải phóng cho nhau.

NSƯT Đỗ Kỷ nhập viện khi đi công tác

Sao việt

20:20:03 18/11/2024
Trong lúc vào TPHCM dự Liên hoan Sân khấu, NSƯT Đỗ Kỷ bất ngờ nhập viện khiến vợ ông - NSND Lan Hương - vô cùng lo lắng.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Sức khỏe

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Chuyện không ai ngờ tới: Chú chó dành 2 năm chỉ để làm một việc khiến hàng triệu người xúc động

Netizen

19:44:55 18/11/2024
Mới đây, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc, đồng thời là chủ một trung tâm cứu hộ chó hoang ở tỉnh Giang Tây, có tài khoản tên @ganpojiege đã chia sẻ một đoạn video về chú chó trung thành.

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

Nhạc quốc tế

19:44:41 18/11/2024
Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự.

Lao thẳng vào xế hộp, 2 người đi xe máy tử vong ở Đắk Lắk

Pháp luật

19:43:34 18/11/2024
Đang lưu thông trên quốc lộ 27, đoạn qua huyện Lắk (Đắk Lắk), xe máy lao thẳng vào ô tô 7 chỗ lưu thông ngược chiều khiến 2 người tử vong.

Phim thất bại nhất hiện tại với rating 0%, nam chính ngốc nghếch đến mức khán giả đòi bỏ xem

Phim châu á

19:41:09 18/11/2024
Tỉ suất người xem trung bình ở tập 1 và tập 2 trên toàn quốc chỉ đạt mức 0.7% - một con số vô cùng thấp đối với một tác phẩm được chiếu vào cuối tuần.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

Tin nổi bật

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.