Đổ đèo và những nguyên tắc cần nắm vững
Đổ đèo là tình huống không đơn giản đối với bất kỳ lái xe ôtô nào vì rất dễ bị mất phanh. Do đó, nếu tài xế không nắm rõ các nguyên tắc cơ bản thì sẽ dễ mắc sai lầm.
Như chúng ta đã biết, xe càng có trọng tải lớn thì cần lực ma sát lớn để thắng quán tính của xe. Nếu rà phanh quá căng sẽ làm cho má phanh nóng lên và làm cháy má phanh. Vì khi rà phanh liên tục có thể khiến nhiệt độ của má phanh đến hàng trăm độ C và làm phanh mất tác dụng.
Do vậy, khiến xe lao tự do và rất nguy hiểm. Để hạn chế tình trạng cháy phanh khi đổ đèo tài xế nhất định phải nắm vững một số nguyên tắc dưới đây:
Hạn chế tối đa phanh chân
Nhiều tài xế có thói quen rà phanh chân khi xuống dốc để hãm tốc độ, tuy nhiên việc hãm xe hoàn toàn bằng phanh chân là sai lầm. Ảnh: Cand.com.vn
Mấu chốt của kỹ thuật này là sử dụng phanh bằng động cơ và hạn chế tối đa phanh chân khi di chuyển xe xuống dốc.
Video đang HOT
Nhiều tài xế có thói quen rà phanh chân khi xuống dốc để hãm tốc độ, tuy nhiên việc hãm xe hoàn toàn bằng phanh chân là sai.
Đặc biệt việc những cung đèo dài ở Việt Nam quá nhiều và nguy hiểm thì việc rà phanh trên sẽ rất nguy hiểm. Nguy hiểm hơn, khi thấy phanh đã bắt đầu mất tác dụng, nhiều tài xế càng cố gắng ấn phanh sâu hơn và đây là sai lầm chết người. Thay vào đó, tài xế dùng lực phanh của động cơ (phanh bằng số) để giảm tốc độ. Cách này được hiểu đưa xe về chế độ số sàn hoặc đưa xe về các số thấp.
Chuyển về số thấp trước khi đổ đèo
Trước khi đổ đèo tài xế nên thực hiện chuyển xe vế số thấp. Ảnh:Viettimes.vn
Theo kinh nghiệm lái xe ôtô, nếu tài xế đang lái một chiếc xe số sàn, giữ chân côn và chuyển xe về các số thấp hơn xe sẽ bắt đầu chậm lại. Nếu đang điều khiển xe số tự động, chuyển xe xuống số L hoặc D1, D2, D3. Do đó, tài xế cần phải về số thấp trước khi xuống dốc bởi một khi xe đã xuống dốc ở tốc độ cao thì tài xế không thể về số được nữa. Lực hãm của động cơ sẽ tốt và an toàn hơn nhiều so với lực phanh.
Tuyệt đối không được rà phanh liên tục
Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng phanh thì không được rà phanh liên tục mà nên đạp dứt khoát để cho xe giảm hẳn xuống dưới tốc độ an toàn, sau đó nhả phanh ra hoàn toàn. Có thể lặp lại thao tác này nhưng tuyệt đối không được giữ phanh ở trạng thái hờ (rà phanh).
Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng phanh thì không được rà phanh liên tục. Ảnh: Viettimes
Nhiều tài xế thường truyền tai nhau khi lên dốc nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng vì thực tế cho thấy là rất ít con dốc có độ dốc khi lên và xuống không giống nhau. Hơn nữa, tình trạng mặt đường và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc.
Do vậy, việc đổ đèo dốc an toàn phải tùy thuộc vào con dốc, tình trạng địa lý, địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tuy nhiên, không chuyển số đến số quá thấp vì khiến xe bị gằn và vòng tua lên cao.
Độ phanh tay cơ thành phanh tay điện tử có bị từ chối đăng kiểm?
Một số chủ xe yêu thích công nghệ mới sẵn sàng chi ra số tiền khoảng vài triệu đồng để độ phanh tay dạng cơ khí sang thành phanh tay điện tử.
Chiếc Kia Cerato đời 2019 được chủ nhân độ từ phanh tay cơ khí sang phanh tay điện tử với chi phí khoảng 6 triệu đồng
Phanh tay điện tử đang dần trở thành trang bị tiêu chuẩn trên những chiếc xe có giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam. Trước đây, trang bị này thường chỉ xuất hiện trên những mẫu xe sang nhưng hiện nay đang có trào lưu độ phanh tay điện tử cho những mẫu xe đời cũ hay xe giá rẻ sử dụng phanh tay cơ. Vậy, khi thay phanh cơ khí thành phanh tay điện tử, ô tô có bị trượt đăng kiểm hay không?
Trao đổi với PV Xe Giao thông, ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-03S (Mỹ Đình, Hà Nội) cho hay đối với ô tô, có một số thứ không được cải tạo và hệ thống phanh là một trong số đó. Nhiều người nhìn giấy chứng nhận đăng kiểm không thấy ghi loại phanh, nghĩ là có thể thay thế phanh tay cơ khí sang phanh tay điện tử nhưng trên thực tế, nếu thay đổi loại phanh tay sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Bởi trên hệ thống của các trung tâm đăng kiểm đều ghi rõ ô tô sử dụng loại phanh nào như phanh đĩa, tang trống,... hay phanh tay cơ khí hoặc điện tử. Vì vậy, nếu ô tô phanh tay cơ độ lên phanh tay điện tử, khác với giấy chứng nhận kiểu loại của nhà sản xuất sẽ không được cơ quan đăng kiểm chấp nhận. Việc độ phanh tay cơ lên phanh tay điện tử bị coi là lỗi thay đổi kết cấu, không giống với thiết kế của nhà sản xuất.
Vì vậy, ngay cả trước khi đi đăng kiểm lần đầu, chủ xe thay thế phanh tay cơ khí thành phanh tay điện tử cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Khi đi đăng kiểm, thông thường, các nhân viên đăng kiểm sẽ biết được đời xe, năm sản xuất và từ đấy đối chiếu với giấy chứng nhận kiểu loại của nhà sản xuất được gửi tới Cục Đăng kiểm Việt Nam để biết được chiếc xe dùng loại phanh tay nào. Nếu sai loại phanh tay, chiếc xe sẽ bị từ chối đăng kiểm ngay lập tức.
Trước đây, đã có tình trạng một số xe thay đổi kết cấu trong hệ thống phanh, sử dụng phanh tang trống nhưng tự ý thay đổi sang phanh đĩa, khác so với giấy chứng nhận kiểu loại của nhà sản xuất nên đã bị từ chối đăng kiểm và buộc phải thay lại phanh tang trống. Vì vậy, chủ xe tuyệt đối không nên thay đổi từ phanh tay cơ sang phanh tay điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng xe và khi đi đăng kiểm được thuận lợi nhất.
Lái xe dưới cái nóng 37 độ tiềm ẩn nguy hiểm gì? Nắng nóng gay gắt đang diễn ra trên khắp cả nước, có nơi lên tới 37, 38 độ C. Tài xế nếu không cẩn thận khi lái xe ôtô dưới điều kiện này có thể gặp nhiều nguy hiểm. Cần lưu ý khi lái xe dưới trời nắng nóng. Ảnh Kiến Văn Một trong những biểu hiện thường thấy đó là dễ sốc...